Ngày 20/10/ 2010, Liên Hiệp Quốc đã công bố Bản báo cáo Dân số Thế giới năm 2010. Theo số liệu thống kê vào thời điểm đó, dân số thế giới ước lượng là 6.877.200.000 người. Như vậy, mốc 7 tỷ người có thể được chạm tới vào năm 2011. Dự đoán đến năm 2050, dân số thế giới có thể lên đến 9,51 tỷ.
Những con đường lúc nào cũng nóng như lò hấp của Ấn Độ luôn chật ních những người bán dạo, người đi đường, những chiếc taxi. Calcutta - thủ phủ của bang Tây Bengal hiện tại nhồi nhét khoảng 16 triệu người, và con số này vẫn đang tăng lên từng ngày do dòng người nhập cư đổ về từ những vùng nông thôn.
Năm 1975, trên thế giới chỉ có 3 thành phố có mức dân số đạt 10 triệu người. Ngày nay, con số đó là 21; đa số các thành phố khổng lồ này nằm ở các nước phát triển. Đây là những khu vực thu hút phần lớn dân số đang tăng lên từng ngày trên trái đất.
Nhìn từ trên cao, thủ đô của nước Anh trông như một lò luyện kim khổng lồ sáng rực rỡ vào ban đêm. London trở thành thành phố lớn nhất thế giới trong thời cách mạng công nghiệp – đây cũng là thời điểm dân số trên trái đất bắt đầu tăng nhanh. Thêm vào đó, thu nhập trung bình của người dân trên toàn cầu ngày càng tăng, dẫn đến việc gia tăng nhu cầu tiêu dùng khiến các nguồn tài nguyên cạn kiệt, đây là nguyên nhân gây sức ép nặng nề nhất lên hành tinh của chúng ta.
Dân số thế giới có ổn định hay không phần lớn phụ thuộc vào quyết định có hay không có con của phụ nữ. Song song với việc dân số tăng vùn vụt ở các nước đang phát triển, thì các nước phát triển phải đối mặt với thực tế dân số ngày càng già đi. Các nghiên cứu và thống kê cho thấy phụ nữ có học vấn càng cao thì số con họ muốn càng ít, hoặc thậm chí là quyết định không sinh con.
Lấy ví dụ, dân số ở Nga đang ngày càng giảm. Nếu những năm 1990 dân số của nước này là 148 triệu thì hiện tại chỉ con 142 triệu. Chính phủ nước này đã đưa ra chính sách hỗ trợ 11.500 đô-la cho mỗi phụ nữ sinh con thứ 2 nhằm cải thiện tình trạng sụt giảm dân số.
Hoa Kỳ là một ngoại lệ, mặc dù là 1 nước phát triển vào bậc nhất thế giới nhưng Hoa Kỳ có tỷ lệ sinh khá cao. Nguyên nhân một phần là do tỷ lệ thanh thiếu niên mang thai cao đến mức báo động, và lượng người nhập cư vẫn đều đặn tăng. Đến năm 2050 dự kiến Hoa Kỳ sẽ đạt mốc 400 triệu người.
Vào đợt bùng nổ xây dựng năm 2004, cứ 20 phút lại có 1 ngôi nhà mọc lên ở Las Vegas và các vùng lân cận. Lối sống hoang phí nguyên/nhiên liệu của người Mỹ (thói quen sử dụng ô tô, xây những ngôi nhà lớn tốn nhiều điện năng…) khiến cho đất nước này luôn khát nhiên liệu; theo đó, lượng khí thải nhà kính của đất nước này cao hơn gấp 4 lần so với mức thải trung bình của toàn thế giới.
Những học sinh này đang tập trung trong 1 sân trường ở thành phố Lira (Uganda) vào 1 buổi sáng; rất nhiều trong số chúng là trẻ mồ côi do mất người thân trong các cuộc chiến tranh. Đất nước này hiện có khoảng 34 triệu người, và một nửa trong số này là trẻ em dưới 15 tuổi.
Tại nhiều quốc gia ở Châu Phi, phụ nữ sinh con khi còn rất trẻ, và lại sinh rất nhiều con. Lấy ví dụ ở Kenya, vào những năm 1990, tỷ lệ sinh là 8 trẻ/1 phụ nữ, đến năm 2000 con số này giảm còn 5, và hiện tại là 4,6 – so với tỷ lệ trung bình của thế giới là 2,5.
Một robot biết trò chuyện đang giúp đỡ một phụ nữ 69 tuổi đi siêu thị. Đây là sản phẩm thử nghiệm của các nhà nghiên cứu thuộc công ty Keihanna Science. Với 29 triệu người cao tuổi – chiếm khoảng 23% dân số đất nước – dân số nước Nhật đang ngày một già đi khi số người già vượt hơn hẳn số người trẻ. Tình trạng dân số già này đặt ra một lo ngại mà trước đây chưa từng có, đó là ai, hay cái gì sẽ chăm sóc và hỗ trợ cho những người cao tuổi trong những năm sắp tới.
Tận dụng từng cen-ti-met vuông để trồng trọt, Trung Quốc – với nguồn hạt giống năng suất cao và nguồn phân bón dồi dào – có thể cung cấp lương thực cho dân số hơn 1 tỷ người của mình với diện tích đất canh tác chỉ chiếm ít hơn 10% diện tích đất canh tác trên trái đất. Việc sản xuất đủ lương thực cho lượng dân số ngày càng tăng là điều có thể, nhưng với nguồn tài nguyên hữu hạn, đặc biệt là nguồn nước ngọt đang ngày một khan hiếm, thì đây quả là một thách thức.
Những con đường lúc nào cũng nóng như lò hấp của Ấn Độ luôn chật ních những người bán dạo, người đi đường, những chiếc taxi. Calcutta - thủ phủ của bang Tây Bengal hiện tại nhồi nhét khoảng 16 triệu người, và con số này vẫn đang tăng lên từng ngày do dòng người nhập cư đổ về từ những vùng nông thôn.
Năm 1975, trên thế giới chỉ có 3 thành phố có mức dân số đạt 10 triệu người. Ngày nay, con số đó là 21; đa số các thành phố khổng lồ này nằm ở các nước phát triển. Đây là những khu vực thu hút phần lớn dân số đang tăng lên từng ngày trên trái đất.
Nhìn từ trên cao, thủ đô của nước Anh trông như một lò luyện kim khổng lồ sáng rực rỡ vào ban đêm. London trở thành thành phố lớn nhất thế giới trong thời cách mạng công nghiệp – đây cũng là thời điểm dân số trên trái đất bắt đầu tăng nhanh. Thêm vào đó, thu nhập trung bình của người dân trên toàn cầu ngày càng tăng, dẫn đến việc gia tăng nhu cầu tiêu dùng khiến các nguồn tài nguyên cạn kiệt, đây là nguyên nhân gây sức ép nặng nề nhất lên hành tinh của chúng ta.
Dân số thế giới có ổn định hay không phần lớn phụ thuộc vào quyết định có hay không có con của phụ nữ. Song song với việc dân số tăng vùn vụt ở các nước đang phát triển, thì các nước phát triển phải đối mặt với thực tế dân số ngày càng già đi. Các nghiên cứu và thống kê cho thấy phụ nữ có học vấn càng cao thì số con họ muốn càng ít, hoặc thậm chí là quyết định không sinh con.
Lấy ví dụ, dân số ở Nga đang ngày càng giảm. Nếu những năm 1990 dân số của nước này là 148 triệu thì hiện tại chỉ con 142 triệu. Chính phủ nước này đã đưa ra chính sách hỗ trợ 11.500 đô-la cho mỗi phụ nữ sinh con thứ 2 nhằm cải thiện tình trạng sụt giảm dân số.
Hoa Kỳ là một ngoại lệ, mặc dù là 1 nước phát triển vào bậc nhất thế giới nhưng Hoa Kỳ có tỷ lệ sinh khá cao. Nguyên nhân một phần là do tỷ lệ thanh thiếu niên mang thai cao đến mức báo động, và lượng người nhập cư vẫn đều đặn tăng. Đến năm 2050 dự kiến Hoa Kỳ sẽ đạt mốc 400 triệu người.
Vào đợt bùng nổ xây dựng năm 2004, cứ 20 phút lại có 1 ngôi nhà mọc lên ở Las Vegas và các vùng lân cận. Lối sống hoang phí nguyên/nhiên liệu của người Mỹ (thói quen sử dụng ô tô, xây những ngôi nhà lớn tốn nhiều điện năng…) khiến cho đất nước này luôn khát nhiên liệu; theo đó, lượng khí thải nhà kính của đất nước này cao hơn gấp 4 lần so với mức thải trung bình của toàn thế giới.
Những học sinh này đang tập trung trong 1 sân trường ở thành phố Lira (Uganda) vào 1 buổi sáng; rất nhiều trong số chúng là trẻ mồ côi do mất người thân trong các cuộc chiến tranh. Đất nước này hiện có khoảng 34 triệu người, và một nửa trong số này là trẻ em dưới 15 tuổi.
Tại nhiều quốc gia ở Châu Phi, phụ nữ sinh con khi còn rất trẻ, và lại sinh rất nhiều con. Lấy ví dụ ở Kenya, vào những năm 1990, tỷ lệ sinh là 8 trẻ/1 phụ nữ, đến năm 2000 con số này giảm còn 5, và hiện tại là 4,6 – so với tỷ lệ trung bình của thế giới là 2,5.
Một robot biết trò chuyện đang giúp đỡ một phụ nữ 69 tuổi đi siêu thị. Đây là sản phẩm thử nghiệm của các nhà nghiên cứu thuộc công ty Keihanna Science. Với 29 triệu người cao tuổi – chiếm khoảng 23% dân số đất nước – dân số nước Nhật đang ngày một già đi khi số người già vượt hơn hẳn số người trẻ. Tình trạng dân số già này đặt ra một lo ngại mà trước đây chưa từng có, đó là ai, hay cái gì sẽ chăm sóc và hỗ trợ cho những người cao tuổi trong những năm sắp tới.
Tận dụng từng cen-ti-met vuông để trồng trọt, Trung Quốc – với nguồn hạt giống năng suất cao và nguồn phân bón dồi dào – có thể cung cấp lương thực cho dân số hơn 1 tỷ người của mình với diện tích đất canh tác chỉ chiếm ít hơn 10% diện tích đất canh tác trên trái đất. Việc sản xuất đủ lương thực cho lượng dân số ngày càng tăng là điều có thể, nhưng với nguồn tài nguyên hữu hạn, đặc biệt là nguồn nước ngọt đang ngày một khan hiếm, thì đây quả là một thách thức.
- Cao Nguyên (Theo NatGeo)