Tâm lý người mẹ trong thời gian mang thai ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành tính cách, tinh thần của trẻ.
Theo các chuyên gia tâm lý, sự gắn bó mật thiết giữa mẹ và trẻ là không thể phủ nhận ngay trong giai đoạn mang thai. Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng tâm lý của mẹ trong khi bầu bí có những ảnh hưởng lớn đến tính cách và tinh thần của con trẻ sau này.
Do đó nếu mẹ bầu có tâm lý thoải mái, hạnh phúc thì trẻ sinh ra cũng khỏe mạnh và nhanh nhẹn hơn. Ngược lại nếu tâm lý mẹ bầu tiêu cực hay thay đổi thất thường thì trẻ cũng có những biểu hiện thần kinh không tốt trong tương lai.
Dưới đây là những nguy cơ trẻ có thể mắc phải nếu sức khỏe tinh thần của mẹ không tốt trong thời gian mang bầu:
Nguy cơ tăng động
Mẹ bầu bị căng thẳng liên tục thường sản sinh ra hai loại hormone là cortisol và dolpamine. Đây là nhóm hormone khiến cho hệ thần kinh trở nên bồn chồn, mất tập trung và dễ kích động. Những mẹ bầu căng thẳng suốt thai kỳ khi sinh con ra dễ mắc chứng tăng động hơn trẻ có mẹ bình thường. Nguyên nhân được cho là thành phần hormone này từ mẹ đã truyền qua nhau thai đến thai nhi và khiến cho thần kinh của trẻ bẩm sinh không được ổn định.
Mẹ thường xuyên căng thẳng trong thai kỳ dễ sinh ra những đứa con tăng động. (ảnh minh họa) |
Nguy cơ tự kỷ
Trẻ thường có sự rối loạn hành vi cao gấp hai lần so với bình thường nếu mẹ có những rối loạn về tâm lý trong thai kỳ từ tuần 32 hay trong tuần 38-40. Những rối loạn tâm lý ở mẹ nếu càng xuất hiện về cuối của thai kỳ càng khiến cho thời gian trẻ gặp vấn đề này tăng lên từ 2 đến 4 năm.
Nguyên nhân được cho là những rối loạn tâm lý ở mẹ khiến cho một số hormone cần thiết cho trẻ bị ức chế.
Chậm nói
Có khoảng 15% trẻ có mẹ gặp vấn đề về tâm lý trong thai kỳ trở nên chậm nói hơn. Nhiều người tin rằng chính việc rơi vào trạng thái tinh thần tồi tệ khiến mẹ không quan tâm đến dinh dưỡng hàng ngày và gây ra sự thiếu hụt dưỡng chất cho thai nhi phát triển và khiến bé chậm nói.
Có khoảng 15% trẻ có mẹ gặp vấn đề về tâm lý trong thai kỳ trở nên chậm nói hơn. (ảnh minh họa) |
Kém thông minh
Trong những tháng đầu của thai kỳ, nếu mẹ rối loạn, lo âu thì thường con sinh ra cũng ít tập trung. Nghiên cứu chỉ ra rằng chính sự suy sụp tinh thần khiến mẹ bầu lười vận động làm cho quá trình trao đổi chất giảm, năng lượng tích tụ và gây béo phì cho mẹ. Tuy nhiên, sự béo phì này không mang lại lợi ích cho thai nhi khi nó là nguyên nhân khiến quá trình trao đổi chất giữa mẹ với con suy giảm. Sự suy giảm này khiến cho thai nhi không phát triển tốt nhấtvề thể chất đặc biệt là trí não.
Trẻ khó tính, tự ti
Nhiều nghiên cứu cho thấy mẹ bầu hay nổi giận sẽ sinh con dễ cáu gắt. Mẹ bầu bi quan sẽ sinh con có tính tự ti. Mẹ bầu lạnh nhạt, thiếu yêu thương thì con sinh ra tính tình cũng lãnh đạm…
Sự tác động của tâm lý mẹ bầu lên thai nhi đã được nhiều người quan tâm tìm hiểu. Kết luận chung vẫn là một thai kỳ khỏe mạnh, vui vẻ, thoải mái là tốt nhất cho con. Không chỉ vậy, một số chương trình thai giáo cũng dựa và sự liên thông và ảnh hưởng giữa mẹ với con này để đưa ra những phương pháp để giúp trẻ phát triển sớm ngay từ khi còn trong bụng mẹ.
(Theo Health/ Khám phá)