- Ăn cơm ngoài quán thì không đảm bảo vệ sinh, lại đắt đỏ, cơm trong kí túc xá lại “nuốt chẳng trôi” vì đơn điệu, tẻ nhạt và lùm xùm mấy cái lý do làm sinh viên không khoái.
“Cơm không được có mùi!”
Khi người viết bài đặt chân tới phòng 406, kí túc xá ĐH. X (Hà Nội), cả phòng đang nấu ăn với vô vàn xoong nồi, gia vị bày bừa khắp nhà. Các chị em lại đang “tham gia ý kiến” cho nhau, rằng: không được để cơm có mùi?!
Theo lời kể của cô sinh viên năm 3 này, mỗi khi nấu cơm, cả phòng thường phải đóng cửa thật chặt và… hành động trong câm lặng. Người thì có thể im hơi lặng tiếng, nhưng cái mùi thơm của thức ăn khi nấu chín thì không ai buộc lại được.
Thành thử, chính cái mùi thơm quyến rũ từ các món ăn lại là nhân tố chính tố cáo mạnh mẽ nhất sự vụng trộm. Và thế là, cả phòng bảo nhau: tuyệt đối không sử dụng các loại gia vị “dậy” mùi và các loại nguyên liệu “kích thích sự ăn uống” như nước mắm, hành khô, tỏi…
T. Nhung – một thành viên trong phòng chia sẻ: Kỷ niệm đáng nhớ nhất mà phòng 406 mỗi khi nghĩ lại vẫn còn phì cười, đó là lần đầu tiên cả phòng nấu đồ ăn. Theo thói quen ở nhà, nấu nướng là phải đủ vị đủ nguyên liệu, nên tụi mình cứ hồn nhiên xào tỏi, hành khô để chế biến các món ăn.
Khi thức ăn chưa xong thì nghe bên dưới bảo vệ thét loa: Đề nghị các phòng dừng lại ngay việc nấu ăn, ban quản lý sẽ có biện pháp kỉ luật nếu còn tiếp diễn. Lần đầu vi phạm nên cả phòng chỉ bị nhắc nhở, nhưng đó cũng là bài học xương máu cho tụi mình mỗi khi nấu ăn trong kí túc xá.
|
Nấu cơm trong kí túc xá lúc này lại “hot” |
Bảo vệ đi kiểm tra, chỉ còn đường… “chạy”
“Chạy” là loại từ “bất khả kháng” trong giới sinh viên tại kí túc xá T. L (Cầu
Giấy, Hà Nội). “Chạy” nếu không muốn bị thu giữ bếp ga, nồi cơm điện, sục điện.
“Chạy” nếu không muốn bị thanh lý hợp đồng trước thời hạn. Và, “chạy” để có cái
phòng sạch sẽ, ngăn nắp, để “các bác thương mà lới lỏng kiểm tra”, H. Thắm, sinh
viên năm hai chia sẻ.
Theo lời kể của các bạn sinh viên sống trong kí túc xá này, thì quy định ở đây
khá nghiêm ngặt. Hàng tuần, nhân viên bảo vệ của kí túc xá thường xuyên đi kiểm
tra, giám sát việc ăn ở, vệ sinh, và kiêm luôn việc tịch thu những vật dụng
không thể có tại kí túc xá như đồ nấu nướng, đồ điện thiếu an toàn.
Khi tôi đặt ra thắc mắc, rằng tại sao nghiêm ngặt về quy định như vậy mà các bạn
vẫn nấu ăn được với nhau? Liệu có xảy ra rủi ro gì không? N.Quỳnh, sinh viên năm
cuối, chia sẻ: Mình bây giờ quen với lịch kiểm tra và quen luôn cả phong cách đi
kiểm tra của các chú rồi nên cũng không mấy sợ hãi.
Cô kể vanh vách chiêu bài mà cả phòng hay áp dụng: Khi nấu cơm, tụi mình khóa
cửa thật chặt, khi các chú đi kiểm tra thì phải bấm chuông ở các cửa phòng. Sinh
viên cả khu kí túc này mặc định với nhau việc dùng chuông là chỉ cho bảo vệ, còn
người thân vào thăm nom là điện thoại liên lạc.
Khi có chuông thì khẩu lệnh của tụi mình là “chạy”! Lúc đó, dù nồi cơm đang sôi
hay con cá đang rán thì cũng “chạy” hết. Tụi mình sẽ giấu hết vào gầm giường,
đẩy sâu vào bên trong và bên ngoài là các vali quần áo, hòm sắt…
Khi nói về khẩu lệnh chạy, L. Anh, sinh viên năm nhất, lúng túng kể lại: Em mới
vào sống trong kí túc xá, mới đây thôi, các bác đột suất đi kiểm tra. Hôm đó,
mình em ở nhà, “chạy” không kịp nồi cơm và rau ngót thì đổ vãi hết ra nhà. Lúc
vào kiểm tra, các bác ấy hỏi màu gì xanh trên nền thế kia, em chỉ biết cười trừ.
Chắc các bác ấy cũng hiểu nên bỏ qua thôi, nếu không thì…
|
Nồi cơm điện để nấu ăn "trộm" |
Bí mật trong ngang nhiên
Khi nói về việc nấu ăn trong kí túc xá, các bạn sinh viên đều khẳng định: các
bác bảo vệ thương tình bỏ qua hay “mắt nhắm mắt mở”, xí xóa cho sinh viên thôi,
chứ làm “căng” thì sinh viên chỉ có… đói!
Q. Chi, sinh viên năm hai, hiện đang sống tại Khu kí túc xá C (Hà Nội), khẳng
định: Bảo vệ tại khu kí túc xá của mình đều khá tốt bụng, các bác ấy không
khuyến khích tụi mình nấu ăn, nhưng cũng không đành lòng “nặng tay” xử lý vi
phạm.
Có lần, một bác bảo vệ đi lên phòng mình, ngồi nói chuyện với mọi người, còn dặn
dò: Các cháu cũng chỉ bằng tuổi con bác, đi học xa nhà khó khăn đủ điều, ăn cơm
ngoài vừa đắt đỏ lại không đảm bảo vệ sinh. Nếu có nấu thì các cháu cũng gọn
gàng, ngăn nắp, nấu xong rồi lau nhà cho sạch, làm bí mật thôi.
Từ đó, chuyện đi chợ “bí mật” trong khu kí túc xá cũng được truyền tai nhau, và
hầu hết các sinh viên đều răm rắp thực hiện. Nội quy đi chợ được quy định rõ:
túi đen và… túi đen. Mua rau, cũng túi đen. Mua gạo, cũng túi đen. Thịt, cá cũng
…túi đen.
“Khi ra chợ, mình vừa bảo người bán hàng cho đồ vào túi đen thì họ biết liền
mình là dân trong kí túc xá. Ngay cả khi đi trên đường, trong các khu có trường
học, mình chỉ cần nhìn túi đựng thức ăn của họ là biết họ sống ngoài hay trong
kí túc xá”, Q. Chi cười.
Chiêm Khổng