Theo báo cáo mới nhất của Tổng cục Thống kê, từ ngày 1/8 đến hết ngày 20/8, lượng xe nguyên chiếc nhập về Việt Nam đạt 9.000 chiếc, trị giá 174 triệu USD. Đáng chú ý, trong 3 tháng trước đó, lượng xe nhập về bình quân từ 11.000 đến 14.000 chiếc/tháng, trung bình 7 tháng đầu năm, lượng xe nhập khẩu khoảng 12.000 chiếc/tháng.
Xe nhập vào Việt Nam suy giảm khá mạnh trong "tháng cô hồn" |
Việc suy giảm lượng xe nhập phần lớn là do các doanh nghiệp chủ động giảm nhập xe để tránh vay nợ, khó bán do nhu cầu mua xe thực trong tháng cô hồn không cao.
Về tổng lượng xe nhập, con số được Tổng cục Thống kê đưa ra Việt Nam trong 8 tháng qua đã phải chi 4,9 tỷ USD để mua xe ngoại. Đây là con số khá cao, cao hơn nhiều so với dữ liệu của Tổng cục Hải quan đưa ra, nó cho thấy thực tế người Việt đang ngày càng bỏ nhiều tiền để mua xe từ nước ngoài đáp ứng nhu cầu trong nước tăng cao.
Trong số ô tô nhập, có khoảng 96.000 xe là ô tô nguyên chiếc, trị giá 2,1 tỷ USD, lượng nhập xe tăng hơn 320% và kim ngạch tăng hơn 300% so với cùng kỳ năm trước.
Hiện, việc suy giảm lượng xe nhập trong tháng cô hồn có thể không ảnh hưởng đến nguồn cung thị trường trong tháng tiếp theo, bởi theo nhiều chuyên gia đây chỉ là điều chỉnh chính sách nhập khẩu cục bộ trong tháng do thị trường trầm lắng.
Các chuyên gia cũng cảnh báo người tiêu dùng không nên hoang mang tin lời của môi giới xe hơi về khan hiếm xe trong mùa xe cuối năm mà nộp thêm tiền để nhận xe sớm như thời gian trước đã xảy ra.
Trên thị trường xe hơi, theo khảo sát của phóng viên Dân Trí, nhiều đại lý xe hơi cho biết tháng cô hồn không phát sinh doanh số. Đáng nói, các đại lý, showroom xe cũ kêu trời vì không thể bán được xe hoặc ký gửi do lượng mua xe trong tháng của người tiêu dùng giảm sút đột ngột, do tâm lý sợ "tháng ngâu".
Ông Nguyễn Văn Việt, chủ một gara xe hơi tại Dương Đình Nghệ, Cầu Giấy cho biết: "Tháng ngâu hầu hết đại lý trong cảnh chung là không bán được hàng, để duy trì doanh số, hãng, doanh nghiệp đều phải tung quân kinh doanh đi làm dịch vụ, chuẩn bị cho đợt khuyến mãi tháng 9".
Dự đoán của nhiều đại lý xe hơi, trong quý 4 chắc chắn lượng xe nhập về Việt Nam sẽ nhiều hơn và vì thế doanh số bán hàng những tháng cuối năm sẽ thực sự bùng nổ.
Hiện, các dòng xe nhập về Việt Nam chủ yếu từ Thái Lan, Indonesia với mức giá xe nhập tập trung vào xe giá rẻ, xe tầm trung phâm khúc A và B nhưu CRV, HRV, Brio của Honda, Ford Ranger, Toyota Rush, Avanza, Wigo... Các dòng xe này trong tháng 7/2019 cũng có doanh số suy giảm nhẹ do thị trường xe cuối quý 3 chững lại.
Theo số liệu của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), các mẫu xe của Vios, Altis hay Innova dù nằm trong chiến dịch giảm giá rầm rộ của Toyota song thời gian qua vẫn bị giảm doanh số do cuộc cạnh tranh quyết liệt đến từ các hãng xe lắp ráp nội địa như Thaco, Thành Công và đặc biệt là sự ra mắt của các dòng xe VinFast như Fadil, LuxA2.0 và LuxSA2.0 được giao đến tay người dùng.
Với sự tham gia của các hãng xe tư nhân, liên doanh và cả các hãng xe nhập, dự đoán mùa xe cuối năm (quý 4) sẽ chứng kiến sự giảm giá của một số mẫu xe ế khách hoặc nhà sản xuất muốn tăng doanh số. Ngay từ ngày 28/8, mẫu cuối tháng 8, mẫu BMW 3 đang được giảm giá hơn 275 triệu đồng từ 1,6 tỷ đồng xuống hơn 1,3 tỷ đồng để "dọn kho", đón phiên bản mới, cuộc đua giảm giá được châm ngòi bỏi một mẫu xe nhập, hàng cao cấp.
Theo Dân trí
Tháng cô hồn, dân bán xe vẫn hét giá chênh 300 triệu
Đi ngược với xu hướng giảm giá mạnh để kích cầu trong tháng cô hồn (Tháng 7 âm lịch), có những mẫu xe lại tăng giá bán, thậm chí bán “bia kèm lạc”, được dân bán hét chênh giá lên tới 300 triệu đồng.