Tuy điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng Lâm Đồng ưu ái cây cà phê cùng một số cây công nghiệp khác thuận lợi phát triển. Nhưng “ơn trời mưa nắng phải thì”, anh Tuấn cùng bà con nông dân vẫn chưa thể chủ động tối ưu năng suất, tăng sức đề kháng cho cây, ra hoa kết trái sai cành.

Trước đây, anh sử dụng phân bón khác cho toàn 4 ha diện tích canh tác, thu sản lượng 4 tấn/ha. Trừ hết chi phí vốn, công cán, lợi nhuận còn lại không nhiều. Chưa kể gặp mùa dịch bệnh cây chết, hay trúng mùa nhưng rớt giá, thì công và của cũng vùi theo rẫy cà phê.

Anh Tuấn biết đến sản phẩm phân bón Đạm Cà Mau phù hợp đặc trưng cây trồng, thổ nhưỡng Tây Nguyên. Từ năm 2015 sử dụng ure xanh Cà Mau, mùa màng bắt đầu khởi sắc. Quá trình trải nghiệm từ 2017 cho đến nay bằng dòng NPK 16-16-8 và 19-9-19 đưa anh từng bước đạt mục tiêu ấp ủ bấy lâu với cây cà phê.

{keywords}
 

Thành công chưa bao giờ dễ dàng. Ròng rã mấy năm liền thử nghiệm, tìm hiểu kỹ tính chất từng loại phân bón, vun chăm đúng kỳ phát triển cây, theo dõi phản ứng và kịp thời điều chỉnh liều lượng. “Vừa duy trì kiểu canh tác truyền thống bao đời nay vẫn làm để đảm bảo mùa màng, vừa thử phương pháp mới nên vất vả gấp đôi. Nhưng cứ nghĩ nếu thành công, không chỉ mình được lợi mà biết đâu còn giúp được bà con xung quanh tăng sản lượng hơn nữa, kiếm lời nhiều hơn thì tự nhiên không còn thấy mệt nữa”, anh Tuấn tâm sự.

Là công việc nhưng cũng là niềm đam mê lớn nhất đời, anh Tuấn “thuộc nằm lòng” tháng nào, mùa nào cà phê phát triển đến đâu, dễ bị nhiễm bệnh gì, cần chất dinh dưỡng nào, liều lượng bao nhiêu. Vòng đời 365 ngày từ phát triển cho đến ra hoa kết trái, cà phê phải trải qua bao nắng mưa. Bệnh lý ảnh hưởng nhất là sâu, nấm và gỉ sắt, bùng phát bất cứ giai đoạn nào của cây làm khô hết lá và chết.

Cho đến khi biết và sử dụng NPK 16-16-8 và 19-9-19, anh Tuấn bón đều theo từng giai đoạn để phát huy tốt nhất tính năng của phân bón, cho cây cứng cáp, tăng độ bền, xanh lá, tăng sức đề kháng giúp cây khỏe đến hết mùa. Giảm chi phí thuốc bảo vệ thực vật mà trái vẫn to đều, bóng bẩy.

{keywords}
 

Ra thăm vườn, anh Lê Quốc Tuấn chỉ tay về rẫy cà phê rực trái cũng như nét mặt anh hồ hởi. Thành quả cần lao là đây, qua 5 giai đoạn chăm bón, theo dõi sát sao, điều chỉnh kịp thời. “Có bí kíp, đổi cách làm, được mùa vàng. Tôi còn mong muốn sắp tới tổ chức gặp gỡ chia sẻ cho bà con để nhiều người cũng được thành công như mình”.

Trên 4 ha canh tác, nay anh Tuấn thu đến 24 tấn thay vì 16 tấn trước đây. Cho đến thu hoạch, cây vẫn khỏe mạnh, có cây dù 60 tuổi vẫn cho năng suất tốt nhờ chăm sóc đúng kỹ thuật và phân bón. Không tiết kiệm vì muốn cây đạt dinh dưỡng tốt nhất, bù lại cùng liều lượng, anh Tuấn chăm bón được cho 1.700 gốc/ha trong khi nhiều bà con chỉ trồng 1.000 gốc. Trừ hết chi phí anh lời 125 triệu đồng/ha mùa này. Có năm cà phê được giá 50.000 đồng/kg thì anh lãi to đến 220 triệu đồng/ha.

Cà phê Việt Nam đã vươn xa thế giới, có hương vị của Cao Nguyên Lâm Đồng. Phần nào trong đó là công sức, đóng góp của những nông dân như anh Lê Quốc Tuấn.

Doãn Phong