Khi bộ phim điện ảnh Mẹ chồng ra mắt, vai diễn Ba Trân của Thanh Hằng khắc họa thành công và đầy ám ảnh về thân phận người phụ nữ ở chế độ phong kiến đặt nặng tư tưởng “trọng nam khinh nữ”, nhất là kiếp làm dâu. Người phụ nữ khi ấy buộc phải biết cách trở mình, đánh đổi bằng đớn đau, cay đắng, tủi nhục, nước mắt, thậm chí cả máu…

Dựa trên thành công và câu chuyện có nhiều đất khai thác, Thanh Hằng cùng biên kịch Kim đã cho ra mắt tiểu thuyết Mẹ chồng. Tiểu thuyết Mẹ chồng làm nổi bật lên sự bể dâu của từng cuộc đời nhân vật trong gia đình Hội đồng Lịnh bằng những câu chữ không kém phần sâu cay. 

Với văn phong đậm chất miền Tây Nam Bộ, lối kể chuyện chậm rãi, điềm tĩnh, tiểu thuyết đưa người đọc trở thành nhân chứng, chứng kiến từng biến cố của gia đình Hội đồng Lịnh; đồng thời là sự thay đổi của người con gái tên Ba Trân xinh đẹp, ngoan hiền thành người con dâu, mẹ chồng hà khắc và không kém phần độc đoán.

{keywords}
Thanh Hằng ra mắt tiểu thuyết 'Mẹ chồng'.

Và lớp thế hệ làm dâu tiếp theo như Tư Thì, Tuyết Mai…  tiếp tục truyền thống ăn đời ở kiếp với người chồng chưa một lần gặp mặt, phụng sự, sinh con nối dõi và tìm cách thoát khỏi cuộc sống chỉ có thể cúi đầu dạ, thưa, không có hạnh phúc, tự do cho riêng mình.

Tiểu thuyết Mẹ chồng là tác phẩm chuyển thể đầu tiên từ phim ra sách. Với tiểu thuyết Mẹ chồng, độc giả có nhiều thời gian hơn để đi sâu vào tâm lý từng nhân vật, điều mà ở bản phim điện ảnh chưa thể kể hết. Cách kể chuyện chậm nhưng chắc chắn, luôn cuốn đi sâu vào khai thác diễn biến nội tâm nhân vật.

Thanh Hằng chia sẻ: “Tôi bị ám ảnh bởi những con chữ có sức mạnh thực sự lớn, bị ám ảnh bởi chính trí tưởng tượng của mình. Trong văn học, không chỉ thị giác mà tất cả các giác quan của bạn đều mở ra dưới sự dẫn dắt của con chữ và trí tưởng tượng không giới hạn của chính bạn”.

Cô và Kim - người viết kịch bản phim Mẹ chồng mất hơn 6 tháng để hoàn thiện tác phẩm. Tiểu thuyết Mẹ chồng phát hành với hai phiên bản bìa cứng và bìa mềm, dày 236 trang.

Thanh Hằng tên thật Phạm Thị Thanh Hằng (sinh năm 1983), cao 1,76 m, là một siêu mẫu, diễn viên nổi tiếng của làng giải trí Việt Nam. Năm 2002, cô đăng quang Hoa hậu Phụ nữ Việt Nam qua ảnh. Năm 2004, cô đóng bộ phim nhựa đầu tiên và cũng là vai diễn đầu tiên của cô trong lĩnh vực điện ảnh là Những cô gái chân dài. Gần 20 năm hoạt động trong nghề, Thanh Hằng là "cây đại thụ" của làng thời trang Việt với ngoại hình nổi bật, phong cách biến hóa đa dạng gương mặt sắc lạnh. Thanh Hằng luôn nắm vị trí vedette trong bất kỳ show thời trang nào cô tham gia.

Đ.N

Thanh Hằng dịu dàng đón Giáng sinh sớm bên dàn mẫu nhí

Thanh Hằng dịu dàng đón Giáng sinh sớm bên dàn mẫu nhí

Được mệnh danh là chị cả của làng thời trang Việt, mỗi lần xuất hiện Thanh Hằng luôn gây ấn tượng với phong cách rất riêng không trộn lẫn với bất kì ai.