Theo phản ánh của người dân xã Nga An, chùa Hà có từ trước những năm 1945, tọa lạc dưới chân núi Thiết Giáp thuộc thôn 12. Đến năm 1976, công trình này bị phá hủy hoàn toàn.
Tháng 10/2019, UBND tỉnh Thanh Hóa có văn bản chấp thuận chủ trương cho xã Nga An tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử Phủ Trèo tại xóm 9. Đầu năm 2020 công trình bắt đầu triển khai.
Lợi dụng việc tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử Phủ Trèo, UBND xã Nga An xây dựng một ngôi chùa trái phép bên cạnh |
Để qua mặt cơ quan chức năng và nhân dân, cùng với việc tu bổ, tôn tạo Phủ Trèo, UBND xã Nga An đã cho xây dựng “chui” ngôi chùa Hà mới bên cạnh phần đất của di tích này.
“Nhà thầu xây dựng nhiều các hạng mục, công trình khang trang rộng rãi, chúng tôi ngỡ rằng đó là các hạng mục của Phủ Trèo. Mãi đến tháng 10 vừa qua công trình cơ bản hoàn thành và treo biển chùa Hà thì mọi người mới té ngửa”, ông Hùng, người dân cho biết.
Theo người dân ở đây, chùa Hà ngày xưa cách vị trí hiện tại theo đường chim bay hơn 1km, đường núi quanh co lên tới 3km.
Các hạng mục chính của chùa Hà xây dựng "chui" cơ bản đã hoàn thành |
"Chùa Hà hiện tại được xã xây dựng không đúng vị trí, lại nằm bên đất của di tích lịch sử Phủ Trèo là không hợp lý”, ông Hùng nói.
Ghi nhận của PV, đến thời điểm hiện tại, việc xây dựng đã xong những hạng mục chính như: Nhà Tam Bảo (chùa chính); Nhà thờ Tổ; Nhà Khách; Nhà Tăng; Nhà vệ sinh.…
Trao đổi với VietNamNet, ông Phạm Văn Tuấn, Chủ tịch UBND xã Nga An thừa nhận, việc xây chùa này không nằm trong quy hoạch, cũng như chưa có quyết định nào của UBND tỉnh và các Sở, ban, ngành.
Nhà Tam Bảo (chùa chính) |
Tổ thợ vẫn đang tiếp tục hoàn thiện những hạng mục còn lại |
Tháp phật cũng đang được hoàn thiện |
Xã cho xây dựng dựa trên cơ sở hồ sơ khảo cứu lịch sử chùa Hà do Trung tâm Bảo tồn Di sản Văn hóa thuộc Sở VHTT-DL Thanh Hóa khảo cứu. Hồ sơ thiết kế, bản vẽ thi công phục dựng, tôn tạo chùa cũng do trung tâm này thẩm định.
“Theo quy trình, khi xã muốn xây dựng, tu bổ, tôn tạo thì phải có văn bản gửi lên huyện, huyện gửi văn bản lên Sở Văn hóa, lên tỉnh và được UBND tỉnh chấp thuận chủ trương…
Chùa Hà được xây dựng bằng kinh phí xã hội hóa do một người ở nơi khác đầu tư, nếu không làm luôn thì họ sẽ không đầu tư nữa”, ông Tuấn nói.
Ông Tuấn cho biết, tới đây xã sẽ cho bổ sung quy hoạch và tách chùa Hà ra khỏi phần đất của di tích lịch sử Phủ Trèo.
Lê Dương-Tuấn Anh
Xẻ đất đền Hữu xây chùa triệu đô không phép ở Nghệ An
Di tích lịch sử quốc gia đền Hữu ở xã Thanh Yên (huyện Thanh Chương, Nghệ An) đang bị xẻ đất để xây chùa triệu đô.