Học ngoại ngữ giúp tăng cường sức khỏe trí não và giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer, theo một nghiên cứu mới được công bố của các nhà khoa học Canada.
Các nhà khoa học thuộc trường Đại học York ở Toronto (Canada) phát hiện, những người có khả năng thành thạo 2 ngôn ngữ linh hoạt hơn số người chỉ nói được tiếng mẹ đẻ. Ngoài ra, những người nói được 2 ngôn ngữ mắc chứng đãng trí khi về già muộn hơn từ 4 - 5 năm so với những người chỉ thành thạo một ngôn ngữ.
Nhóm nghiên cứu cho rằng, việc nói hai ngôn ngữ giống như một bài “thể dục” giúp trí não trở nên linh hoạt hơn. Sự tác động này thấy rõ nhất ở những người học ngoại ngữ từ khi nhỏ. Theo các nhà khoa học, chúng ta cũng có thể bắt đầu học một ngoại ngữ mới lúc đã 40 hay 50 tuổi.
Tờ Daily Mail đưa tin, các nhà khoa học Canada đã tiến hành nghiên cứu với 211 bệnh nhân Alzheimer. Khoảng một nửa số bệnh nhân này có thể nói 2 ngôn ngữ. Kết quả cho thấy, những bệnh nhân thành thạo 2 ngôn ngữ bị mắc chứng bệnh mất trí nhớ muộn hơn 4,3 năm so với những bệnh nhân chỉ biết một ngôn ngữ.
Tiến sĩ Ellen Bialystok, người đứng đầu cuộc nghiên cứu, phát biểu: “Nói 2 ngôn ngữ giúp tăng cường hoạt động của vùng não điều khiển trung tâm. Điều này giúp não của những người biết 2 ngôn ngữ linh hoạt hơn và giúp giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer”.
Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu cho rằng một người biết 2 ngôn ngữ không có nghĩa là người đó thông minh hơn và giỏi hơn những người chỉ nói được một ngôn ngữ. Hiện tại, tiến sĩ Bialystok và các cộng sự đang tiến hành nghiên cứu sự ảnh hưởng của việc nói 2 ngôn ngữ tới sự thay đổi của cấu trúc trí não.
Các nhà khoa học thuộc trường Đại học York ở Toronto (Canada) phát hiện, những người có khả năng thành thạo 2 ngôn ngữ linh hoạt hơn số người chỉ nói được tiếng mẹ đẻ. Ngoài ra, những người nói được 2 ngôn ngữ mắc chứng đãng trí khi về già muộn hơn từ 4 - 5 năm so với những người chỉ thành thạo một ngôn ngữ.
Học ngoại ngữ giúp tăng cường sức khỏe trí não và giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer. Ảnh: Alamy. |
Tờ Daily Mail đưa tin, các nhà khoa học Canada đã tiến hành nghiên cứu với 211 bệnh nhân Alzheimer. Khoảng một nửa số bệnh nhân này có thể nói 2 ngôn ngữ. Kết quả cho thấy, những bệnh nhân thành thạo 2 ngôn ngữ bị mắc chứng bệnh mất trí nhớ muộn hơn 4,3 năm so với những bệnh nhân chỉ biết một ngôn ngữ.
Tiến sĩ Ellen Bialystok, người đứng đầu cuộc nghiên cứu, phát biểu: “Nói 2 ngôn ngữ giúp tăng cường hoạt động của vùng não điều khiển trung tâm. Điều này giúp não của những người biết 2 ngôn ngữ linh hoạt hơn và giúp giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer”.
Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu cho rằng một người biết 2 ngôn ngữ không có nghĩa là người đó thông minh hơn và giỏi hơn những người chỉ nói được một ngôn ngữ. Hiện tại, tiến sĩ Bialystok và các cộng sự đang tiến hành nghiên cứu sự ảnh hưởng của việc nói 2 ngôn ngữ tới sự thay đổi của cấu trúc trí não.
- Hà Hương