Triều Tiên chỉ trích Mỹ về việc ngừng kế hoạch viện trợ lương thực cho nước này, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (SDF) đã điều động tên lửa đất đối không PAC3 tới Okinawa, Canada đã thông báo siết chặt trừng phạt đối với Syria... là những tin nổi bật trong ngày qua.
Nổi bật trong ngày:
Hôm 31/3, CHDCND Triều Tiên đã lên tiếng chỉ trích việc Mỹ dừng viện trợ lương thực cho nước này vì liên quan tới kế hoạch phóng tên lửa là "mạnh mẽ thái quá" và cảnh báo sẽ vô hiệu hóa thỏa thuận mà hai bên đã đạt được vào tháng trước.
"Sự mạnh mẽ thái quá của Mỹ đối với kế hoạch của Triều Tiên...đã đi quá giới hạn," hãng tin KCNA trích lời một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Triều Tiên.
Ông này nói rằng trước đó Washington đã khẳng định rằng vấn đề nhân đạo và chính trị không liên quan tới nhau. Nhưng Mỹ lại phản ứng với "kế hoạch phóng vệ tinh với bằng thông báo ngừng thực thi cam kết viện trợ lương thực"-phát ngôn viên tiếp tục.
Đây là một hành động đáng tiếc, phá vỡ thỏa thuận giữa Triều Tiên và Mỹ vì nó đã vi phạm các điều khoản cốt lõi của "Thỏa thuận 29/2 giữa hai bên".
Mỹ hôm 28/3 đã tuyên bố ngừng kế hoạch viện trợ lương thực hỗ trợ cho Triều Tiên khi nước này phá vỡ lời hứa sẽ tạm hoãn các vụ phóng tên lửa và không thể tin cậy để cung cấp sự giúp đỡ cho những người cần tới nó.
Một quan chức Lầu Năm Góc cho biết Mỹ đã "không có sự tin tưởng" rằng có thể "đảm bảo rằng sự trợ giúp thực phẩm sẽ tới được với những người đang chết đói..."
Theo thỏa thuận của Mỹ-Triều Tiên, Triều Tiên đã đồng ý tạm dừng các hoạt động hạt nhân và một vụ thử tên lửa để đổi lấy 240.000 tấn lương thực viện trợ từ Mỹ.
Tuy nhiên, không lâu sau, Triều Tiên lại công bố kế hoạch phóng một vệ tinh vào khoảng 12-16 tháng 4 nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của lãnh tụ Kim Nhật Thành.
Mỹ và các nước khác cho rằng thực tế đây là một cuộc thử nghiệm tên lửa tầm xa của Triều Tiên, vốn bị cấm theo nghị quyết của Liên Hợp Quốc.
"Việc công bố kế hoạch này là hành động đầy khiêu khích bởi vì nó thể hiện khát vọng thử nghiệm và mở rộng khả năng tên lửa tầm xa của Triều Tiên."-Ông Peter Lavoy, quyền Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ về các vấn đề Châu Á và Thái Bình Dương cho biết.
Trong một tuyên bố vào hôm 31/3, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Triều Tiên nói rằng Triều Tiên vẫn chưa quyết định về phản ứng cuối cùng của nước này đối với việc đình chỉ viện trợ lương thực của Mỹ và yêu cầu Washington xem xét lại hành động này.
Tin đọc 30 giây:
-Liên Hợp Quốc đang lên kế hoạch thành lập một phái bộ giám sát ngừng bắn ở Syria nếu chiến sự chấm dứt. Kế hoạch ban đầu về lực lượng này là một phần trong các cuộc tiếp xúc giữa Phái viên chung của Liên hợp quốc - Liên đoàn Arập Kofi Annan và Chính phủ của Tổng thống Syria Bashar al-Assad.
- Tàu du lịch Azamara Quest thuộc sở hữu của Công ty Royal Caribbean International đặt trụ sở tại Florida (Mỹ), chở khoảng 600 hành khách, đã trôi dạt ở ngoài khơi Philippines ngày 31/3 sau khi xảy ra một đám cháy nhỏ khiến một thành viên thủy thủ đoàn bị thương.
-Báo Mainichi Shimbun ngày 31/3 cho biết Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (SDF) tối 30/3 đã điều động tên lửa đất đối không PAC3 tới Okinawa để ngăn không cho tên lửa Triều Tiên hoặc những mảnh vỡ của nó rơi vào lãnh thổ Nhật Bản.
-Cộng đồng kinh tế các quốc gia Tây Phi (ECOWAS) đã cho lãnh đạo nhóm đảo chính ở Mali 72 giờ để trao trả lại quyền lực nếu không sẽ bị trừng phạt. Các biện pháp trừng phạt sẽ bao gồm đóng cửa tất cả các cửa khẩu biên giới trên bộ, đóng băng tài sản của Mali .
- Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Công nghệ Nga Nikolai Volobuyev cho biết Tập đoàn Izhmash đã sẵn sàng chuyển giao giấy phép cho Ấn Độ để sản xuất súng trường tấn công Kalashnikov (AK).
-Các bộ trưởng tài chính Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đạt được thỏa thuận nâng chống khủng hoảng nợ lên 800 tỷ euro (hơn 1.000 tỷ USD) tại hội nghị chủ chốt ở Copenhagen của Đan Mạch ngày 30/3.
- Thi thể cựu giám đốc tình báo Nga, ông Leonid Shebarshin, đã được phát hiện tại nhà riêng, một tuần sau lễ sinh nhật lần thứ 77 của ông. Theo điều tra sơ bộ ban đầu, cảnh sát tin rằng ông đã tự sát sau khi phát hiện một khẩu súng lục đặt cạnh thi thể ông.
-Tổng thống Hungary Pal Schmitt đã bác bỏ các cáo buộc "đạo văn" tiến sỹ và tuyên bố tiếp tục tại vị trước những áp lực từ chức gia tăng.
- Đại sứ Israel tại LHQ Ron Prosor cho biết chính phủ Israel chưa quyết định là có nên tham gia một hội nghị quốc tế về một khu vực Trung Đông không vũ khí hạt nhân vừa được để xuất hay không. Trước đó, Tổng Thư ký LHQ Ban Ki-moon đã nhiều lần bày tỏ hy vọng Israel sẽ tham dự hội nghị.
- Bộ Ngoại giao Philippines cho biết Tổng thống nước này sẽ đưa hồ sơ Biển Đông ra thảo luận tại Hội nghị cấp cao ASEAN diễn ra vào ngày 4/4 tới, đồng thời khẳng định Manila sẽ tiếp tục thể hiện chủ quyền tại vùng biển này.
-Canada đã thông báo siết chặt trừng phạt đối với Syria, nhằm vào bốn người thân của Tổng thống Bashar al-Assad, gồm vợ, mẹ, em gái và em dâu.
-318 người bị thương và 34 người Palestine bị bắt giữ trong các cuộc đụng độ với cảnh sát và quân đội Israel trong các cuộc biểu tình nhân ngày Ruộng đất (30/3) nhằm phản đối chính sách đất đai của chính phủ Israel đối với các vùng đất của người Ảrập.
Thông tin trong ảnh:
-Hàng trăm danh thắng của hơn 5.000 thành phố, thị trấn của 147 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đã tắt điện vào lúc 8:30 tối 31/3 (giờ địa phương), để hưởng ứng ""Giờ trái đất" và ủng hộ hành động vì môi trường.
Cả Thế giới hưởng ứng giờ trái đất
Phát ngôn ấn tượng:
"Xem xét một tình huống mà trong đó số lượng các tội ác ghê tởm không giảm, tôi cảm thấy khó khăn để xóa bỏ án tử hình ngay lập tức"-Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda cho biết vài ngày sau khi nước này tuyên bố xử tử ba phạm nhân.
Thủ tướng Nhật - Yoshihiko Noda
Ngày này năm xưa:
Năm 1564, vua Pháp là Charles IX, lúc đó 14 tuổi, quy định ngày 1 tháng 1 là ngày đầu năm thay vì 1 tháng 4 như dân chúng vẫn dùng trước đó. Quyết định này được áp dụng năm 1567. Tuy nhiên, do phương tiện liên lạc rất lạc hậu nên nhiều người không nhận được tin đổi lịch. Những người này tiếp tục coi ngày 1 tháng 4 là năm mới và bị những người khác cười vì điều này, người nào bị lừa sẽ gặp rất nhiều may mắn trong cuộc sống. Từ đó trở đi, ngày 1/4 (Cá tháng tư hay ngày nói dối) được coi là ngày hội vui vẻ, hấp dẫn đối với những người tinh nghịch và hài hước.
Sầm Hoa (Tổng hợp)
Nổi bật trong ngày:
Hôm 31/3, CHDCND Triều Tiên đã lên tiếng chỉ trích việc Mỹ dừng viện trợ lương thực cho nước này vì liên quan tới kế hoạch phóng tên lửa là "mạnh mẽ thái quá" và cảnh báo sẽ vô hiệu hóa thỏa thuận mà hai bên đã đạt được vào tháng trước.
"Sự mạnh mẽ thái quá của Mỹ đối với kế hoạch của Triều Tiên...đã đi quá giới hạn," hãng tin KCNA trích lời một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Triều Tiên.
Triều Tiên chỉ trích việc ngừng kế hoạch viện trợ lương thực của Mỹ vì liên quan tới kế hoạch phóng tên lửa là mạnh mẽ thái quá. |
Đây là một hành động đáng tiếc, phá vỡ thỏa thuận giữa Triều Tiên và Mỹ vì nó đã vi phạm các điều khoản cốt lõi của "Thỏa thuận 29/2 giữa hai bên".
Mỹ hôm 28/3 đã tuyên bố ngừng kế hoạch viện trợ lương thực hỗ trợ cho Triều Tiên khi nước này phá vỡ lời hứa sẽ tạm hoãn các vụ phóng tên lửa và không thể tin cậy để cung cấp sự giúp đỡ cho những người cần tới nó.
Một quan chức Lầu Năm Góc cho biết Mỹ đã "không có sự tin tưởng" rằng có thể "đảm bảo rằng sự trợ giúp thực phẩm sẽ tới được với những người đang chết đói..."
Theo thỏa thuận của Mỹ-Triều Tiên, Triều Tiên đã đồng ý tạm dừng các hoạt động hạt nhân và một vụ thử tên lửa để đổi lấy 240.000 tấn lương thực viện trợ từ Mỹ.
Tuy nhiên, không lâu sau, Triều Tiên lại công bố kế hoạch phóng một vệ tinh vào khoảng 12-16 tháng 4 nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của lãnh tụ Kim Nhật Thành.
Mỹ và các nước khác cho rằng thực tế đây là một cuộc thử nghiệm tên lửa tầm xa của Triều Tiên, vốn bị cấm theo nghị quyết của Liên Hợp Quốc.
"Việc công bố kế hoạch này là hành động đầy khiêu khích bởi vì nó thể hiện khát vọng thử nghiệm và mở rộng khả năng tên lửa tầm xa của Triều Tiên."-Ông Peter Lavoy, quyền Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ về các vấn đề Châu Á và Thái Bình Dương cho biết.
Trong một tuyên bố vào hôm 31/3, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Triều Tiên nói rằng Triều Tiên vẫn chưa quyết định về phản ứng cuối cùng của nước này đối với việc đình chỉ viện trợ lương thực của Mỹ và yêu cầu Washington xem xét lại hành động này.
Tin đọc 30 giây:
-Liên Hợp Quốc đang lên kế hoạch thành lập một phái bộ giám sát ngừng bắn ở Syria nếu chiến sự chấm dứt. Kế hoạch ban đầu về lực lượng này là một phần trong các cuộc tiếp xúc giữa Phái viên chung của Liên hợp quốc - Liên đoàn Arập Kofi Annan và Chính phủ của Tổng thống Syria Bashar al-Assad.
- Tàu du lịch Azamara Quest thuộc sở hữu của Công ty Royal Caribbean International đặt trụ sở tại Florida (Mỹ), chở khoảng 600 hành khách, đã trôi dạt ở ngoài khơi Philippines ngày 31/3 sau khi xảy ra một đám cháy nhỏ khiến một thành viên thủy thủ đoàn bị thương.
-Báo Mainichi Shimbun ngày 31/3 cho biết Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (SDF) tối 30/3 đã điều động tên lửa đất đối không PAC3 tới Okinawa để ngăn không cho tên lửa Triều Tiên hoặc những mảnh vỡ của nó rơi vào lãnh thổ Nhật Bản.
-Cộng đồng kinh tế các quốc gia Tây Phi (ECOWAS) đã cho lãnh đạo nhóm đảo chính ở Mali 72 giờ để trao trả lại quyền lực nếu không sẽ bị trừng phạt. Các biện pháp trừng phạt sẽ bao gồm đóng cửa tất cả các cửa khẩu biên giới trên bộ, đóng băng tài sản của Mali .
- Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Công nghệ Nga Nikolai Volobuyev cho biết Tập đoàn Izhmash đã sẵn sàng chuyển giao giấy phép cho Ấn Độ để sản xuất súng trường tấn công Kalashnikov (AK).
-Các bộ trưởng tài chính Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đạt được thỏa thuận nâng chống khủng hoảng nợ lên 800 tỷ euro (hơn 1.000 tỷ USD) tại hội nghị chủ chốt ở Copenhagen của Đan Mạch ngày 30/3.
- Thi thể cựu giám đốc tình báo Nga, ông Leonid Shebarshin, đã được phát hiện tại nhà riêng, một tuần sau lễ sinh nhật lần thứ 77 của ông. Theo điều tra sơ bộ ban đầu, cảnh sát tin rằng ông đã tự sát sau khi phát hiện một khẩu súng lục đặt cạnh thi thể ông.
-Tổng thống Hungary Pal Schmitt đã bác bỏ các cáo buộc "đạo văn" tiến sỹ và tuyên bố tiếp tục tại vị trước những áp lực từ chức gia tăng.
- Đại sứ Israel tại LHQ Ron Prosor cho biết chính phủ Israel chưa quyết định là có nên tham gia một hội nghị quốc tế về một khu vực Trung Đông không vũ khí hạt nhân vừa được để xuất hay không. Trước đó, Tổng Thư ký LHQ Ban Ki-moon đã nhiều lần bày tỏ hy vọng Israel sẽ tham dự hội nghị.
- Bộ Ngoại giao Philippines cho biết Tổng thống nước này sẽ đưa hồ sơ Biển Đông ra thảo luận tại Hội nghị cấp cao ASEAN diễn ra vào ngày 4/4 tới, đồng thời khẳng định Manila sẽ tiếp tục thể hiện chủ quyền tại vùng biển này.
-Canada đã thông báo siết chặt trừng phạt đối với Syria, nhằm vào bốn người thân của Tổng thống Bashar al-Assad, gồm vợ, mẹ, em gái và em dâu.
-318 người bị thương và 34 người Palestine bị bắt giữ trong các cuộc đụng độ với cảnh sát và quân đội Israel trong các cuộc biểu tình nhân ngày Ruộng đất (30/3) nhằm phản đối chính sách đất đai của chính phủ Israel đối với các vùng đất của người Ảrập.
Thông tin trong ảnh:
-Hàng trăm danh thắng của hơn 5.000 thành phố, thị trấn của 147 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đã tắt điện vào lúc 8:30 tối 31/3 (giờ địa phương), để hưởng ứng ""Giờ trái đất" và ủng hộ hành động vì môi trường.
Cả Thế giới hưởng ứng giờ trái đất
Phát ngôn ấn tượng:
"Xem xét một tình huống mà trong đó số lượng các tội ác ghê tởm không giảm, tôi cảm thấy khó khăn để xóa bỏ án tử hình ngay lập tức"-Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda cho biết vài ngày sau khi nước này tuyên bố xử tử ba phạm nhân.
Thủ tướng Nhật - Yoshihiko Noda
Ngày này năm xưa:
Năm 1564, vua Pháp là Charles IX, lúc đó 14 tuổi, quy định ngày 1 tháng 1 là ngày đầu năm thay vì 1 tháng 4 như dân chúng vẫn dùng trước đó. Quyết định này được áp dụng năm 1567. Tuy nhiên, do phương tiện liên lạc rất lạc hậu nên nhiều người không nhận được tin đổi lịch. Những người này tiếp tục coi ngày 1 tháng 4 là năm mới và bị những người khác cười vì điều này, người nào bị lừa sẽ gặp rất nhiều may mắn trong cuộc sống. Từ đó trở đi, ngày 1/4 (Cá tháng tư hay ngày nói dối) được coi là ngày hội vui vẻ, hấp dẫn đối với những người tinh nghịch và hài hước.
Sầm Hoa (Tổng hợp)