- Các học giả Việt Nam và quốc tế bày tỏ quan điểm về tranh chấp trên Biển Đông; Tai nạn thảm khốc ở Hồng Hải làm gần 200 người thiệt mạng; Quân nổi dậy ở Libya tiến sát cửa ngõ thủ đô Tripoli... là những tin nóng trong 24 giờ qua.
Thời sự trong ngày
Giải quyết đa phương
Theo hãng tin Reuters, tại hội nghị quốc tế về Biển Đông ở Philippines hôm 5/7, các nhà phân tích an ninh và ngoại giao đều cho rằng, Trung Quốc và các nước Đông Nam Á cần đưa ra một thỏa thuận có tính ràng buộc hơn về ứng xử trên Biển Đông, nhằm ngăn chặn xung đột xảy ra.
Biển Đông hiện là một vấn đề quốc tế cần được giải quyết đa phương bởi tất cả các bên liên quan. Trung Quốc và các nước ASEAN cần giải quyết những tranh chấp trên Biển Đông bằng biện pháp hoà bình trên cơ sở luật pháp quốc tế.
Thời sự trong ngày
Giải quyết đa phương
Theo hãng tin Reuters, tại hội nghị quốc tế về Biển Đông ở Philippines hôm 5/7, các nhà phân tích an ninh và ngoại giao đều cho rằng, Trung Quốc và các nước Đông Nam Á cần đưa ra một thỏa thuận có tính ràng buộc hơn về ứng xử trên Biển Đông, nhằm ngăn chặn xung đột xảy ra.
Biển Đông hiện là một vấn đề quốc tế cần được giải quyết đa phương bởi tất cả các bên liên quan. Trung Quốc và các nước ASEAN cần giải quyết những tranh chấp trên Biển Đông bằng biện pháp hoà bình trên cơ sở luật pháp quốc tế.
Giáo sư Carl Thayer. |
Theo giáo sư Carl Thayer thuộc Đại học New South Wales (Australia), "tình hình hiện rất khẩn cấp, vì nếu không được giải quyết, nó có thể dẫn tới các va chạm trên biển". Do đó, các bên cần nhất trí nguyên tắc giải quyết trên cơ sở luật pháp quốc tế, có trách nhiệm và không có đòi hỏi vô lý.
Phát biểu tại hội nghị, TS Trần Trường Thủy thuộc Học viện Ngoại giao Việt Nam cho rằng, căng thẳng gần đây bộc lộ những hạn chế trong Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC).
Theo ông Thủy, Trung Quốc đang trở lại quan điểm cứng rắn khăng khăng đòi đàm phán song phương, nhưng Trung Quốc có thể sẽ bị cô lập nếu họ gây trở ngại đối với các cuộc đàm phán thực thi một bộ nguyên tắc chỉ đạo và có thể là một hiệp ước chính thức.
Tiến sát thủ đô
Sáng 6/7, lực lượng nổi dậy ở Libya đã mở một cuộc tấn công như trước đó tuyên bố, nhằm vào cửa ngõ chính của thủ đô Tripoli, trong đó có những vị trí chỉ cách thủ đô khoảng 50km.
Lực lượng nổi dậy đã tấn công các địa điểm ở khu vực Gualish, các khu vực đồng bằng nằm về phía Bắc vùng đất mà họ chiếm đóng tại vùng đồi núi Nafusa, Tây Nam thủ đô Tripoli.
Phóng thử thành công
Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) đã thử nghiệm thành công 2 tên lửa đất đối hạm hiện đại tại thành phố cảng Jask, miền Nam Iran. Đây là một phần trong cuộc tập trận Great Prophet 6.
Hai tên lửa có tên Tondar và Persian Gulf, thuộc loại tên lửa tầm ngắn, hiện đại và có thể tránh rađa. Đây là loại tên lửa được đơn vị không gian vũ trụ thuộc IRGC phát triển và thử nghiệm.
Hậu quả thảm khốc
Khoảng 200 người đã bị chết đuối trên Hồng Hải, khi một con tàu chở những người di cư trái phép tới Saudi Arabia bị chìm ngoài khơi bờ biển Sudan. Trong khi, một vụ lật tàu ở hồ Albert, Congo đã khiến 30 người bị mất tích.
Tại Trung Quốc, một trận lở đất do mưa lớn gây ra đã cướp đi sinh mạng của 18 người tại tỉnh Thiểm Tây, miền bắc nước này. Còn ở Mỹ, một cơn bão cát đã tràn qua Phoenix (bang Arizona, Mỹ) đêm 5/7 khiến giao thông đình trệ và mất điện trên diện rộng.
Cắt bỏ viện trợ
Hôm 6/7, Chính phủ Australia thông báo sẽ cắt viện trợ đối với Trung Quốc và Ấn Độ, vì theo lời Ngoại trưởng Kevin Rudd, hai quốc gia này đã “không còn đủ điều kiện” để tiếp tục nhận viện trợ.
“Họ (Trung Quốc và Ấn Độ) lần lượt là hai nền kinh tế lớn thứ 2 và thứ 6 trên thế giới. Cả hai đều có tiềm lực kinh tế đáng kể và đã bắt đầu có những chương trình hỗ trợ phát triển quốc tế”, ông Rudd nói.
Phát ngôn ấn tượng
“Đây là một phán quyết rõ ràng vì thương mại cởi mở và quyền tiếp cận công bằng với các nguyên vật liệu thô”, Cao ủy thương mại Liên minh châu Âu, ông Karrel De Gucht, hoan nghênh phán quyết của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đối với việc Trung Quốc hạn chế xuất một số khoáng sản.
Hôm 5/7, WTO đã phán quyết rằng, hành động hạn chế xuất khẩu một số nguyên vật liệu thô của Trung Quốc là không phù hợp với các quy định quốc tế, đi ngược lại những cam kết của nước này khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới.
Ảnh ấn tượng
Đệ nhất phu nhân nước Mỹ diện chiếc đầm khá chói mắt với hai mầu đỏ và xanh đậm, tham dự các hoạt động kỷ niệm ngày Quốc khánh 4/7 tại Nhà Trắng. (Ảnh: Time) |
Ngày này năm xưa
7/7/1960, kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khoá 2 đã khai mạc và kéo dài tới ngày 15/7. Tại kỳ họp này, Quốc hội đã bầu đồng chí Hồ Chí Minh làm Chủ tịch nước.
Cũng tại kỳ họp này, đồng chí Tôn Đức Thắng được bầu làm Phó Chủ tịch nước, đồng chí Trường Chinh là Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội và đồng chí Phạm Văn Đồng là Thủ tướng Chính phủ.
Thanh Vân (Tổng hợp)