Thác Niagara nổi tiếng là 1 trong 10 thác đẹp nhất, hùng vĩ nhất thế giới, nằm giữa hai thành phố kết nghĩa Niagara Falls, Ontario và Niagara Falls, New York. Tên gọi Niagara bắt nguồn từ “Onguiaahra” va trong tiếng Iroquois có nghĩa là “tiếng gầm của nước”.

Rời khách sạn Radisson Suites, chúng tôi lên ô tô theo đường cao tốc 401 và 403 thành phố Toronto (Canada) đi về hướng thác Niagara. Là ngày cuối tuần, do vậy 8 giờ 30 sáng, nhưng trên đường phố khá vắng vẻ, người dân địa phương vẫn chưa ra đường nhiều như tôi nghĩ. Xe chúng tôi giữ tốc độ 100 km/h bon bon trên đường một cách êm ái, thong dong. Đây là ngày đầu tiên chúng tôi tham quan và khám phá phong cảnh thiên nhiên của Canada.

{keywords}
 
{keywords}
 
{keywords}
 

 

{keywords}
 

Thông thường từ sau 11 giờ, thác Niagara nằm trên đường biên giới giữa Canada và Hoa kỳ sẽ đông dần du khách, nên việc đến sớm đã giúp chúng tôi chọn vị trí thoải mái và thảnh thơi chụp ảnh.

Thác Niagara bao gồm 3 thác riêng biệt, gồm thác Horseshoe, có khi người ta quen gọi là thác Canada, thác Mỹ và một thác nhỏ hơn gần đó là thác Bridal Veil.

Đứng từ phía Canada nhìn các thác đang cuồn cuộn dòng nước trắng xóa cùng với ánh sáng ngược nên tôi tiếc đã không thể có được những tấm ảnh ưng ý vào thời điểm này .

{keywords}
 
{keywords}
 
{keywords}
 
{keywords}
 

Giữa dòng nước lớn đổ ra từ ba thác, liên tục có những chiếc phà vào ra tận chân thác Horsehoe để du khách trải nghiệm sự hùng vĩ cũng như tìm cảm giác mạnh từ dòng nước đổ ào ạt từ độ cao 53m. Để phân biệt phà xuất phát từ quốc gia nào, người ta quy ước, du khách đi phà từ phía Hoa Kỳ mặc áo mưa màu xanh và du khách đi phà từ phía Canada có áo mưa màu đỏ.

Tôi đi bộ từ giữa vị trí ba thác để tiến về thác Horsehoe, nơi có khung cảnh đẹp và hùng vĩ nhất, vừa tận hưởng khoảng thời gian quý giá, vừa muốn thu tất cả sự hoành tráng và vẻ đẹp ngoạn mục vào ống kính, nơi mà mọi du khách thế giới đều mong có một lần đặt chân đến.

{keywords}
 
{keywords}
 
{keywords}
 
Thăm nhà tiến sĩ Việt ở Mỹ, người sở hữu ngàn thiết bị âm thanh xưa

Thăm nhà tiến sĩ Việt ở Mỹ, người sở hữu ngàn thiết bị âm thanh xưa

 Nơi đây không phải là phòng thu nhạc mà chính là không gian âm nhạc của gia đình anh Lê Thanh An, cựu sinh viên Đại học Bách khoa TP.HCM.

Bài ảnh: Đức Liên