- Thiếu máu khi mang thai có thể gây nguy hại cho sức khỏe của mẹ và thai nhi. Vậy, thiếu máu khi mang thai có những triệu chứng gì, cách điều trị ra sao.


Thiếu máu khi mang thai là do thiếu sắt. Khi thai phụ bị thiếu máu do thiếu sắt sẽ có một số dấu hiệu nhận biết khá rõ ràng.

Dấu hiệu thiếu máu khi mang thai

Trong quá trình khám thai, bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm máu xem thai phụ có bị thiếu máu hay không. Các xét nghiệm này sẽ đo lượng hồng cầu để xác định tỉ lệ hồng cầu trong huyết tương. Xét nghiệm còn lại (hemoglobin) xác định số gram hemoglobin trong máu.

Khi mới mang thai có thể chưa thiếu máu nhưng thai phụ cũng có thể bị thiếu sắt ở các giai đoạn sau của thai kỳ. Vì vậy, cần xét nghiệm máu vào khoảng tháng thứ sáu hoặc thứ bảy của thai kỳ. Hematocrit và hemoglobin hạ thấp một chút trong nửa sau của thai kỳ là điều bình thường vì khi đó lượng máu trong cơ thể tăng cao. Tuy nhiên, nếu hai chỉ số này hạ quá thấp sẽ không tốt cho sức khỏe của bà mẹ và em bé.

{keywords}


Thiếu máu trong quá trình mang thai thường không có những dấu hiệu rõ ràng. Tình trạng thiếu máu khi mang thai có thể không có biểu hiệu nào, đặc biệt là khi chỉ bị thiếu máu nhẹ. Vì vậy, thai phụ phải qua xét nghiệm máu mới có thể xác định được.

Dấu hiệu thường thấy nhất của thiếu máu ở nhiều phụ nữ gặp phải khi mang thai là mệt mỏi, cảm giác người yếu, chóng mặt. Tuy nhiên, đây cũng là dấu hiệu mà phụ nữ hay gặp khi mang thai nên cũng không thể dựa vào chúng để kết luận rằng thai phụ đang bị thiếu máu. Một số dấu hiệu khác như người xanh xao (đặc biệt ở các đầu ngón tay, dưới mi mắt, môi...). Thai phụ có thể cảm thấy tim đập nhanh, thở gấp, khó tập trung...

Một số thai phụ thiếu máu do thiếu sắt nặng có thể cảm thấy thèm ăn những thứ không phải là thực phẩm như nước đá, giấy, đất xét... Nếu phụ nữ mang thai mà có những cơn thèm khác lạ như vậy, hạy đến gặp bác sĩ và tiến hành các xét nghiệm để kiểm tra sức khỏe.

Điều trị thiếu máu khi mang thai

Nếu phụ nữ mang thai thiếu máu do thiếu sắt, cần dùng một số loại dược phẩm bổ sung sát cho cơ thể. Liều lượng và loại thuốc phụ thuộc và mức độ thiếu sắt của cơ thể. Thai phụ nên tuân thủ đúng liều lượng, không nên bổ sung lượng sắt nhiều hơn liều được chỉ định.

Thai phụ nên uống viên sắt khi đang đói bằng nước lọc hoặc nước cam. Vitamin C có trong nước cam sẽ giúp sắt hấp thụ tốt hơn. Không nên dùng cà phê, trà vì hai loại đồ uống này ảnh hưởng tới sự hấp thu sắt của thai phụ.

Sau khoảng một tháng điều trị có thể sẽ hết tình trạng thiếu máu khi mang thai. Tuy nhiên, thai phụ vẫn cần bổ sung sắt trong vài tháng tiếp theo để tăng cường lượng sắt lưu trữ cho quá trình sinh nở sắp tới.

Nguyễn Quốc Khánh