Vợ chồng tôi kết hôn đến nay là năm thứ 3 nhưng cũng là khoảng thời gian tôi trầm cảm vì tật ‘đo lọ nước mắm, đếm củ dưa hành' của anh.

Tôi lớn lên trong hoàn cảnh nghèo túng, mẹ lại hay cờ bạc, lô đề. Cuộc sống khó khăn, thiếu thốn trăm bề. Cuối tháng, tôi phải khóc ròng vì không có tiền nộp học phí cho nhà trường.

Sau này đi làm, tôi luôn ý thức việc phải căn cơ, tránh xa các tệ nạn. Khi tìm hiểu bạn đời, tôi cũng hi vọng gặp được người tâm đầu, ý hợp, biết lo toan, tiết kiệm như mình.

Ngày gặp Phong, thấy anh tính toán, mua bán gì cũng cân nhắc, suy nghĩ, tôi đồng ý yêu và cưới luôn. Lúc đó, tôi chỉ thấy đức tính của anh là tốt, là tuyệt vời.

Vậy nhưng, sau đám cưới, tôi dần nhận ra, anh keo kiệt, bủn xỉn đến mức đáng sợ.

{keywords}
 

Điện, nước sinh hoạt và thực phẩm ăn uống, nhu yếu phẩm hàng ngày đều được chồng tôi lên kế hoạch sử dụng, tối giản đến mức thấp nhất.

Mùa hè nóng như đổ lửa, anh bật điều hòa đúng 30 phút buổi tối rồi tắt. Mùa đông, bình nóng lạnh cũng chỉ được bật lúc 6 giờ chiều. Cả nhà xả ra chậu, tắm cho đỡ tốn nước. Gia vị nêm nếm đồ ăn, thay vì mua hạt nêm, mì chính, súp… anh mua mỗi muối và mắm.

Ban đầu, tôi góp ý nhẹ nhàng, anh quay ra hậm hực, giận dỗi vợ cả tháng. Tôi bầu bí, cần đồ tẩm bổ, uống thực phẩm chức năng theo kê đơn bác sĩ, chồng nhất định không cho mua. Anh cho rằng, ăn uống bình thường là đủ chất.

Vốn khái tính, tôi không đòi hỏi, đụng chạm đến một xu của anh. Chi phí sinh hoạt, tôi chia đôi, mỗi vợ chồng đóng góp một phần. Tôi thích ăn uống, mua bán gì, đều tự bỏ tiền túi ra mua.

Mặc dù thu nhập cao, kiếm bạc tỷ mỗi năm, có nhà đẹp, xe hơi nhưng Tết đến, chồng tôi nhất định không muốn bỏ một đồng chi tiêu. 

Ngày 30 Tết, anh ra chợ, thấy người ta vứt đào, quất chỏng chơ ra đường vì ế, anh nhặt lên xe mang về chơi. Bánh chưng, gà, gạo nếp, ông bà nội gửi lên, anh lấy đúng số thực phẩm đó thắp hương giao thừa.

Lương tôi thấp nhưng vì muốn giữ thể diện nên 3 năm nay, tôi phải cắn răng vay thêm tiền cơ quan, biếu xén nội ngoại cho đúng lễ nghĩa và mua đồ cho con. Mỗi năm tôi chi vỏn vẹn 9 triệu cho cái Tết.

Tôi biếu hai bên nội ngoại, mỗi bên 2 triệu, biếu cô giáo con 1 triệu, mua thực phẩm cúng tất niên và ngày mùng 1 hết 2 triệu, đổi tiền mừng tuổi 2 triệu.

Tôi tằn tiện đến mức không dám mua cho mình bộ quần áo mới, chồng vẫn nhiếc móc đủ thứ, chì chiết tôi vung tay quá trán.

Năm nay, Tết đúng dịp tôi vừa sinh con thứ hai, tôi chuẩn bị sẵn giỏ quà, phong bì tiền, giục chồng về quê sớm, gửi ông bà nội. Quê chồng chỉ cách Hà Nội 50 km, anh có xe ô tô, tranh thủ cuối tuần về thăm bố mẹ, biếu quà luôn.

Anh nói: 'Cuối tuần, ông bà lên thăm cháu, lúc đó em đưa luôn, đỡ mất công anh đi lại, tốn xăng'.

Tức tối vì thói xấu của chồng, tôi không nhẫn nhịn thêm nữa, xách đồ về ngoại ở cữ. Chồng tôi sang đón, thưa chuyện với bố mẹ vợ, trách tôi trẻ con, bồng bột. Suốt cuộc nói chuyện, anh tuyệt nhiên không nhận bất cứ lỗi lầm nào về mình.

Bố mẹ tôi không biết nguyên nhân thực sự, ra sức khuyên nhủ, bảo tôi quay về. Hai tuần nữa là Tết mà tôi chẳng còn tâm trạng để vui vẻ. Tinh thần áp lực, căng thẳng đến mức phát khóc. 

Tôi phải làm gì bây giờ? Xin hãy cho tôi lời khuyên!

Tết xa xứ đủ bánh chưng, dưa hành của nàng dâu Việt ở Hàn Quốc

Tết xa xứ đủ bánh chưng, dưa hành của nàng dâu Việt ở Hàn Quốc

Làm dâu Hàn Quốc hơn 3 năm, có cuộc sống hôn nhân hạnh phúc nhưng chị Vũ Thị Xuân luôn nhớ đến hương vị Tết cổ truyền ở quê nhà.

Độc giả Thu Yến