{keywords}
Hồng treo gió nguyên cành của chị Việt Anh (Ảnh: Việt Anh).

Chị Việt Anh cho rằng, việc làm hồng treo không khó nhưng kết quả phụ thuộc nhiều vào thời tiết. Nếu treo nhầm ngày không nắng, mưa rả rích thì khả năng thất bại là 90%.

“Năm ngoái mình phải bỏ mấy mẻ hồng do dính sương dính mưa nên năm nay mình đợi ngày nắng ráo mới treo. Hồng sau khi được treo khô 3-4 ngày, mình chuyển các em vào khu hiên có mái (nơi không có mưa tạt trúng), hong gió tiếp. Mình thích ăn kiểu hồng còn hơi ướt nên chỉ treo khoảng 10-12 ngày”, chị Việt Anh chia sẻ.

{keywords}
(Ảnh: Việt Anh)

Cách làm hồng treo gió của chị Việt Anh như sau:

Bước 1: Gọt hồng. Bạn nên gọt bằng dao bào để ko phạm vào thịt hồng quá nhiều (lựa quả còn cuống để cột dây treo).

B2: Ngâm hồng đã gọt vỏ qua nước muối pha loãng trong 15 phút để quả không thâm đen.

B3: Nhúng sơ quả hồng qua rượu trắng để khử trùng và chống ẩm mốc.

B4: Cột hồng treo lên và chọn ngày nắng ráo (không quá gắt) để treo.

B5: Tầm 4-5 ngày quả khô hẳn thì bạn mát-xa (đeo bao tay) nhẹ nhàng để tạo lớp phấn trắng và làm quả hồng dẻo hơn. Tiếp tục treo gió đến khi quả dẻo như ý mình thì thu hoạch, cho vào ngăn đá trữ.

{keywords}
Ảnh: Thanh Nga 

Ở Hà Nội, chị Phạm Thanh Nga cũng đang háo hức với mẻ hồng treo gió của mình. “Hồng treo lên nhìn thích lắm. Mỗi khi làm xong việc, mình lại ra nắn bóp cho hồng mềm, dẻo”, chị Nga khoe.

Nhà chị Nga ở có thiết kế không thoáng gió nên chị dùng dây chỉ buộc hồng và cột vào mắc áo. "Hàng ngày mình chịu khó di chuyển hồng đến chỗ có nhiều gió. Buổi tối lại mang vào nhà", chị chia sẻ. 

{keywords}
Ảnh: Thanh Nga

Theo dõi các bài viết về hồng treo gió đã lâu nhưng năm nay chị Lê Ngọc Bích (Hà Nội) mới quyết định thực hành món ăn mùa thu này. Rất may, nhờ nghiên cứu kỹ cách làm và thời tiết thuận lợi nên hơn chục cân hồng tươi của chị mua về đã treo gió thành công.

"Mình mới treo gió được 7 ngày nhưng nghe dự báo thời tiết Hà Nội sắp có mưa, mình vội 'thu hoạch' ngay. Hiện số hồng thu được đã được hút chân không, bỏ tủ đá ăn dần", chị khoe.

Xem thêm những hình ảnh làm hồng treo gió:

{keywords}
Những quả hồng hườm hườm đỏ, vỏ còn cứng được chọn để làm hồng treo gió. (Ảnh: Việt Anh)
{keywords}
Hồng trứng Đà Lạt được nhiều người chọn vì có vị ngọt, thơm đặc trưng. (Ảnh: Việt Anh)
{keywords}
Hồng được treo trên mắc áo để dễ di chuyển khi trời mưa nắng. (Ảnh: Thanh Nga)

 

{keywords}
Hồng treo gió nguyên cành. (Ảnh: Việt Anh)
{keywords}
Mát-xa để hồng thêm dẻo, ngọt. (Ảnh: Thanh Nga)
{keywords}
"Đà Lạt sương mù nên treo hồng ngoài hiên cũng vất vả lắm", chị Việt Anh hài hước. (Ảnh: Việt Anh)
{keywords}
Hồng treo gió 7 ngày của chị Việt Anh.
{keywords}
Quả khô dần và bên trong đậm mật cắn vào dẻo quẹo.
{keywords}
Ngoài việc làm hồng treo gió, nhiều chị em có sở thích mua hồng nguyên cành về cắm chơi. (Ảnh: Việt Anh)

Linh Giang 

Ảnh: Nhân vật cung cấp

Cô gái bỏ phố vào rừng sống, trút nỗi lo tiền bạc, tự đốn củi, trồng rau

Cô gái bỏ phố vào rừng sống, trút nỗi lo tiền bạc, tự đốn củi, trồng rau

Ariel chuyển tới sống trong căn nhà "tí hon" vào năm 2014. Cô muốn gác lại những gánh nặng kinh tế, sống thuận tự nhiên và có thể ghi lại khoảnh khắc của thiên nhiên hoang dã.