Một thị trấn có tên là Jamel ở Đức đã trở thành một trong những căn cứ quan trọng nhất của các phần tử Đức Quốc xã mới.
Từ sau năm 2004, số lượng phần tử Đức Quốc xã mới tại địa phương không ngừng tăng nhanh và thu hút phát xít mới từ các quốc gia châu Âu khác tới để “hành hương” và “trao đổi kinh nghiệm”. Sự kiện này đã khiến cho chính phủ Đức cảm thấy bất an nhưng không thể làm gì.
Được biết, Jamel là một thị trấn nằm ở Đông Đức, gần biển Baltic và có phong cảnh nên thơ. Tuy nhiên, cơ sở vật chất và nền kinh tế lạc hậu khiến cho tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực này tăng cao. Theo số liệu thống kê cuối năm trước, tỷ lệ thất nghiệp là 12,7% và có 2% lao động đi làm ăn xa. Đây cũng chính là nhân tố khiến cho số lượng thành viên phát xít mới tăng lên nhanh chóng.
Trên những con đường vào thị trấn, người ta có thể bắt gặp những biển chỉ dẫn nơi sinh của Hitler. Một người dân địa phương cho hay trong thị trấn thường xuyên xuất hiện những thanh niên đầu trọc, mặc quần tây đi đi lại lại. Thậm chí các công ty giải phóng mặt bằng ở đây còn dùng hình ảnh của những kẻ tiêu diệt người Do Thái làm biểu tượng. Các phần tử Tân Đức Quốc xã thường vào rừng thông để tập bắn, đến cả bọn trẻ con cũng phải biết cách chào cờ của Đức Quốc xã.
Có tới 60% hộ dân trong vùng là thành viên của Tân Đức Quốc xã. Một số thành viên cực đoan của đảng Tân Đức Quốc xã còn công khai yêu cầu khách lạ phải hô to khẩu hiệu “thề sẽ trung thành với Hitler”. Cứ cách vài tháng, người dân địa phương còn tổ chức “Đại hội âm nhạc tưởng niệm Hitler” và hô vang “ Hitler muôn năm” bên lửa trại.
Đa số các thành viên của Tân Đức Quốc xã là những thành viên hay người ủng hộ Đảng Dân chủ quốc gia. Năm ngoái, họ đã gây ra hơn 40 vụ bao lực như ném đá vào văn phòng của các chính đảng khác hay dùng pháo hoa để đe doạ các công tố viên địa phương. Đám cưới của lãnh đạo Tân Đức Quốc xã vào mùa hè năm 2010 cũng đã thu hút được sự chú ý của nhiều phần tử cực đoan cánh hữu tới Đức, Hà Lan, Thuỵ Sỹ.
Cơ quan tình báo Đức cho hay mặc dù chính phủ Liên bang Đức coi những kẻ cực đoan Hồi giáo là mối đe doạ lớn nhất đối với an ninh quốc gia nhưng cũng không thể xem nhẹ các thành viên Tân Đức Quốc xã. Chẳng hạn, cảnh sát từng tịch thu súng và hơn 200 viên đạn trong nhà của một thành viên đảng Tân Đức Quốc xã. Tuy nhiên, thành viên này không vì thế mà “chia tay với đấu trường chính trị” và vẫn tiếp tục làm một “ngôi sao” trong mắt các phần tử cực đoan.
Đối với những kẻ đi theo tiếng gọi của đảng Tân Đức Quốc xã, chính phủ Đức cho biết do các phần tử cực đoan cánh hữu không bao giờ công khai dấu hiệu đảng Đức Quốc xã trong chiến tranh thế giới II và những đại hội âm nhạc ca ngợi Hitler thường diễn ra vào ban đêm nên rất khó để tìm bằng chứng. Hầu hết các phần tử này chỉ bị bắt vào tù vài ngày vì tội gây ra bạo lực hay làm thiệt hại về tài sản.
Sau khi Thế chiến II kết thúc, Chính phủ Đức đã thanh toán triệt để Hitler và tội phạm trong đảng Đức Quốc xã. Cho tới nay ở Đức vẫn không được công khai thực hiện lễ chào cờ Đức Quốc xã. Pháp luật Đức nghiêm cấm xuất bản tự truyện Mein Kampf (Cuộc đấu tranh của tôi) của Hitler cũng như cấm các đảng phái, tổ chức sử dụng lá cờ Đức Quốc xã. Trước tình hình đó, đảng Tân Đức Quốc xã chỉ còn cách lôi kéo người dân ở những nơi có nền kinh tế kém phát triển.
Các nhà phân tích chỉ ra rằng các thành viên Tân Đức Quốc xã không kêu gọi bài trừ Do Thái nhưng cách họ loại bỏ người nước ngoài giống hệt Đức Quốc xã trước đây. Tuy nhiên, Chính phủ Đức vẫn có thể thở phào nhẹ nhõm vì số lượng các phần tử cực đoan rất ít và không thể gây “sóng gió” trên diện rộng. Những phần tử cực đoan này tập trung công khai ở các thành phố lớn và có nguy cơ bị những người phản đối “nhấn chìm”.
Sầm Hoa (Theo Chinanews)
Được biết, Jamel là một thị trấn nằm ở Đông Đức, gần biển Baltic và có phong cảnh nên thơ. Tuy nhiên, cơ sở vật chất và nền kinh tế lạc hậu khiến cho tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực này tăng cao. Theo số liệu thống kê cuối năm trước, tỷ lệ thất nghiệp là 12,7% và có 2% lao động đi làm ăn xa. Đây cũng chính là nhân tố khiến cho số lượng thành viên phát xít mới tăng lên nhanh chóng.
Trên những con đường vào thị trấn, người ta có thể bắt gặp những biển chỉ dẫn nơi sinh của Hitler. Một người dân địa phương cho hay trong thị trấn thường xuyên xuất hiện những thanh niên đầu trọc, mặc quần tây đi đi lại lại. Thậm chí các công ty giải phóng mặt bằng ở đây còn dùng hình ảnh của những kẻ tiêu diệt người Do Thái làm biểu tượng. Các phần tử Tân Đức Quốc xã thường vào rừng thông để tập bắn, đến cả bọn trẻ con cũng phải biết cách chào cờ của Đức Quốc xã.
Có tới 60% hộ dân trong vùng là thành viên của Tân Đức Quốc xã. Một số thành viên cực đoan của đảng Tân Đức Quốc xã còn công khai yêu cầu khách lạ phải hô to khẩu hiệu “thề sẽ trung thành với Hitler”. Cứ cách vài tháng, người dân địa phương còn tổ chức “Đại hội âm nhạc tưởng niệm Hitler” và hô vang “ Hitler muôn năm” bên lửa trại.
Đa số các thành viên của Tân Đức Quốc xã là những thành viên hay người ủng hộ Đảng Dân chủ quốc gia. Năm ngoái, họ đã gây ra hơn 40 vụ bao lực như ném đá vào văn phòng của các chính đảng khác hay dùng pháo hoa để đe doạ các công tố viên địa phương. Đám cưới của lãnh đạo Tân Đức Quốc xã vào mùa hè năm 2010 cũng đã thu hút được sự chú ý của nhiều phần tử cực đoan cánh hữu tới Đức, Hà Lan, Thuỵ Sỹ.
Cơ quan tình báo Đức cho hay mặc dù chính phủ Liên bang Đức coi những kẻ cực đoan Hồi giáo là mối đe doạ lớn nhất đối với an ninh quốc gia nhưng cũng không thể xem nhẹ các thành viên Tân Đức Quốc xã. Chẳng hạn, cảnh sát từng tịch thu súng và hơn 200 viên đạn trong nhà của một thành viên đảng Tân Đức Quốc xã. Tuy nhiên, thành viên này không vì thế mà “chia tay với đấu trường chính trị” và vẫn tiếp tục làm một “ngôi sao” trong mắt các phần tử cực đoan.
Đối với những kẻ đi theo tiếng gọi của đảng Tân Đức Quốc xã, chính phủ Đức cho biết do các phần tử cực đoan cánh hữu không bao giờ công khai dấu hiệu đảng Đức Quốc xã trong chiến tranh thế giới II và những đại hội âm nhạc ca ngợi Hitler thường diễn ra vào ban đêm nên rất khó để tìm bằng chứng. Hầu hết các phần tử này chỉ bị bắt vào tù vài ngày vì tội gây ra bạo lực hay làm thiệt hại về tài sản.
Sau khi Thế chiến II kết thúc, Chính phủ Đức đã thanh toán triệt để Hitler và tội phạm trong đảng Đức Quốc xã. Cho tới nay ở Đức vẫn không được công khai thực hiện lễ chào cờ Đức Quốc xã. Pháp luật Đức nghiêm cấm xuất bản tự truyện Mein Kampf (Cuộc đấu tranh của tôi) của Hitler cũng như cấm các đảng phái, tổ chức sử dụng lá cờ Đức Quốc xã. Trước tình hình đó, đảng Tân Đức Quốc xã chỉ còn cách lôi kéo người dân ở những nơi có nền kinh tế kém phát triển.
Các nhà phân tích chỉ ra rằng các thành viên Tân Đức Quốc xã không kêu gọi bài trừ Do Thái nhưng cách họ loại bỏ người nước ngoài giống hệt Đức Quốc xã trước đây. Tuy nhiên, Chính phủ Đức vẫn có thể thở phào nhẹ nhõm vì số lượng các phần tử cực đoan rất ít và không thể gây “sóng gió” trên diện rộng. Những phần tử cực đoan này tập trung công khai ở các thành phố lớn và có nguy cơ bị những người phản đối “nhấn chìm”.
Sầm Hoa (Theo Chinanews)