Có thể nói rằng sóng Wi-Fi đã trở thành một phần quan trọng không thể tách rời trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Nhưng có vẻ như công nghệ này có thể thực hiện nhiều thứ khác hơn ngoài việc vận chuyển dữ liệu thông tin giữa các thiết bị kĩ thuật số với nhau. Các nhà nghiên cứu ở Mỹ đã phát triển một hệ thống mới gọi là RF Capture, sử dụng những tín hiệu không dây để xác định và dò tìm chuyển động của con người trong các tòa nhà. Hệ thống này hoạt động tốt kể cả khi những người bị quan sát đang đứng đằng sau các bức tường hoặc các đồ đạc trang trí nội thất hay trong căn phòng đối diện. Trong một báo cáo khoa học tại hội nghị SIGGRAPH Asia 2015, các nhà nghiên cứu đến từ Học viện công nghệ Massachusetts (MIT) mô tả cách thức hệ thống RF Capture có thể nhận dạng và xác định một số người đặc thù đang đứng trong phòng. Đồng thời, hệ thống sẽ quan sát chuyển động cơ thể của những người này nhằm xác định họ đang làm gì – bao gồm đi lại, cử chỉ của tay trong không khí, hoặc ngay cả hoạt động co giãn của ngực khi hít thở. Tiềm năng sử dụng của công nghệ này là rất lớn. Và các nhà khoa học đang tìm ra những cách thức khác nhau để áp dụng công nghệ này vào đời sống. Thiết bị RF Capture hoạt động tương tự như một bộ định tuyến (router) Wi-Fi đặc biệt. Chúng sẽ truyền đi các tín hiệu không dây và phân tích những tín hiệu phản hồi lại từ các máy phát (transmitter). Tuy nhiên, cho đến nay, sóng tín hiệu không dây trả về khi quan sát những người khác nhau (và những bộ phận cơ thể khác nhau) lại nhìn trông giống như nhau. Điều này tạo ra một vấn đề khá lớn nếu muốn khai thác sâu hơn công dụng của thiết bị này. Lượng dữ liệu từ những hình ảnh trả về quá mức đơn giản. Tuy nhiên, các nhà khoa học đang xây dựng những thuật toán giúp lọc ra các tín hiệu có ý nghĩa quan trọng, từ đó tối thiểu hóa những chi tiết bị nhiễu. Các thuật toán quan sát những chuyển động khác nhau của người tham gia thí nghiệm trong môi trường không gian ba chiều. Và khi áp dụng trên từng người riêng rẽ, chúng có thể tạo ra một hình bóng ảo của người này. Từ đó giúp nhận diện được các cá nhân thông qua chiều cao và hình dáng cơ thể. Theo các nhà nghiên cứu, công nghệ mới này sẽ có những tác động rất lớn trên nhiều lĩnh vực, từ các kĩ xảo điện ảnh dùng trong các bộ phim Hollywood cho đến tăng cường chất lượng và công nghệ dùng trong các ngôi nhà thông minh, giúp cho chủ nhân vận hành ngôi nhà một cách hiệu quả và an toàn hơn. Hiện nay, công nghệ này đang được áp dụng trong một thiết bị dùng trong nhà giúp tự động gọi 911 cấp cứu khi có một thành viên gia đình bị đột ngột ngất đi. Tương tự, công nghệ mới cũng sẽ giúp vận hành tivi, hệ thống đèn và điều chỉnh nhiệt độ trong phòng dựa vào sự xuất hiện và cử chỉ hoạt động. |
- Chính trị
- Thời sự
- Kinh doanh
- Thể thao
- Thế giới
- Giáo dục
- Giải trí
- Văn hóa
- Đời sống
- Sức khỏe
- Thông tin và Truyền thông
- Pháp luật
- Ô tô xe máy
- Bất động sản
- Du lịch
- Bạn đọc
- Tuần Việt Nam
- Toàn văn
- Công nghiệp hỗ trợ
- Bảo vệ người tiêu dùng
- Thị trường tiêu dùng
- Dân tộc - Tôn giáo
- Giảm nghèo bền vững
- Nông thôn mới
- Dân tộc thiểu số và miền núi
- Nội dung chuyên đề
- English
- Đính chính
- Talks
- Hồ sơ
- Ảnh
- Video
- Multimedia
- Podcast
- Tin tức 24h
- Cơ quan chủ quản: Bộ Thông tin và Truyền thông
- Số giấy phép: 09/GP - BTTTT, cấp ngày 07/01/2019
- Tổng biên tập: Nguyễn Văn Bá
- Tòa soạn: Tòa nhà C'Land - 156 Xã Đàn 2,
- Đống Đa, Hà Nội
- Hotline: 19001081 (8h-17h) | 0923457788 (ngoài giờ HC)
- © 1997 Báo VietNamNet. All rights reserved.
- Chỉ được phát hành lại thông tin từ website này khi có sự đồng ý bằng văn bản của báo VietNamNet.
- Công ty Cổ phần Truyền thông VietNamNet
- Hotline: 0919 405 885 (Hà Nội) - 0919 435 885 (Tp.HCM)
- Email: contact@vietnamnet.vn
- Báo giá: http://vads.vn
- Hỗ trợ kỹ thuật: support@tech.vietnamnet.vn