Cách dạy con "ứng xử" và "yêu mến" thức ăn của người Nhật khiến tôi sửng sốt và ngưỡng mộ.

Gần đây, tôi có dịp được mời đến một buổi tiệc liên hoan dành cho trẻ con tại thành phố Nayoro tỉnh Hokkaido. Một lần nữa tôi lại bị ấn tượng bởi các cư xử và tính kỷ luật của trẻ con Nhật. Chúng thể hiện nay trong cách bọn trẻ ăn uống và “ứng xử” với thức ăn.

Người Việt chúng ta từ lâu tự cho rằng cứ là trẻ con thì được quyền bày bừa trong bữa ăn và cha mẹ thì có trách nhiệm chuẩn bị đồ ăn cho con cũng như dọn dẹp, rửa bát sau khi trẻ ăn xong.

Ở Nhật thì không như vậy. Không chỉ ở nhà mà ngay cả ở trường học, trẻ con Nhật cũng đều được giáo dục rằng phải biết giúp đỡ cha mẹ chuẩn bị đồ ăn, cũng như làm thế nào để ăn uống một cách lịch sự và dọn dẹp sau khi ăn xong. Đấy là một phần của văn hoá ẩm thực Nhật Bản.

{keywords}
Trẻ em Nhật học nấu ăn.

Như tôi quan sát, các bà mẹ Nhật luôn để ý đến việc dạy con tự nấu những món ăn đơn giản cũng như khuyến khích trẻ giúp đỡ mẹ trong bếp với khả năng tối đa của trẻ. Điều này không những giúp trẻ biết quý trọng thức ăn, biết cách “cư xử” với thức ăn mà đồng thời còn khiến bé thấy ăn uống và nấu nướng cũng là một hoạt động rất vui và lý thú.

Trong suốt buổi tiệc mà tôi được tham dự ở Nayoro đấy, tôi quan sát thấy những đứa trẻ con mới tuổi mẫu giáo tự biết chuẩn bị sandwich và pizza cho bản thân với một sự hào hứng và lịch thiệp tuyệt vời. Đương nhiên, bánh sandwich và pizza sẽ do người lớn nướng nhưng bọn trẻ đều biết tự chuẩn bị phết bánh mì cũng như chọn loại thức ăn sẽ bỏ lên pizza theo ý thích và lựa chọn của mình.Không một ai yêu cầu bọn trẻ phải cho gì lên bánh pizza. Thay vào đó, chúng được khuyến khích lấy thật nhiều loại rau và thịt sao cho bánh pizza sặc sỡ và nhiều màu nhất có thể. Một số đứa trẻ chỉ thích ăn pizza với pho mát không hoặc một số chỉ thích sandwich, không ăn pizza. Không ai ép chúng. Tất cả chỉ muốn cho bọn trẻ có được những khoảng thời gian vui vẻ và cảm thấy tích cực với vấn đề ăn uống và thực phẩm. Người Nhật biết, trẻ con sẽ ăn được nhiều hơn nếu chúng cảm thấy ăn uống là một cách vui chơi, và nó rất vui. Sau bữa tiệc, bọn trẻ sẽ giúp thu dọn đĩa và cốc bẩn để vứt đi.

Thêm một án tượng nữa với trẻ con Nhật, đó là thói quen nói cám ơn trước và ngay cả sau khi ăn xong. Đó vừa là phép lịch sự trên bàn ăn, vừa là cách mẹ Nhật dạy con lòng biết ơn.

Ở bữa tiệc tai Nayoro hay ở bất cứ bàn ăn nào có trẻ nhỏ, tôi đầu thấy sau khi rửa tay, các bé không hề ăn ngay mà luôn nói "Itadakimasu". “Itadakimasu” là một cụm từ tiếng Nhật rất khó để dịch nghĩa trực tiếp. Tôi có thể ta nôm na như thế này: nó được nói lớn ngay trước khi ăn và có nghĩa đại loại như "Tôi rất vinh dự để bắt đầu ăn bữa ăn này”. Vậy là, sau khi một tràng những âm thanh "Itadakimasu!" líu lo vang lên cùng một lúc, các bé Nhật mới bắt đầu cắm cúi vào phần ăn uống của mình. Khi tất cả các bé hoàn thành, các em hét to một cách nhiệt tình "Goshisosamadeshita!" – một câu nói truyền thống của Nhật sau khi ăn cơm, nghĩa đại loại như "cảm ơn vì bữa ăn ngon miệng này" rồi cũng mới kết thúc bữa ăn.

Trẻ con Nhật ăn uống kỷ luật nhưng cũng rất vui và hào hứng với thức ăn. Trước đây tôi luôn tò mò không hiểu vì sao và nhờ phương pháp nào, mẹ Nhật có thể dạy con mình hai việc tưởng như mâu thuẫn như vậy. Thời gian ở Nhật đã cho tôi câu trả lời và cả sự ngưỡng mộ tuyệt đối đối với văn hoá giáo dục trẻ nhỏ, nhất là trong việc ăn uống của người Nhật.

(Theo Khampha.vn)