1. Tỉnh thành nào được xem như ‘lá chắn’ phía Đông đất nước?

  • Quảng Ninh
  • Hải Phòng
  • Đà Nẵng
  • Bà Rịa – Vũng Tàu
Chính xác

Hải Phòng là thành phố duyên hải nằm ở hạ lưu của hệ thống sông Thái Bình thuộc đồng bằng sông Hồng, cách thủ đô Hà Nội 102km. Phía Bắc và Đông Bắc Hải Phòng giáp tỉnh Quảng Ninh, phía Tây Bắc giáp tỉnh Hải Dương, phía Tây Nam giáp tỉnh Thái Bình và phía Đông là biển Đông với đường bờ biển dài 125km.

Là vùng đất đầu sóng, ngọn gió, “phên dậu” phía Đông của đất nước, Hải Phòng có vị thế chiến lược trong toàn bộ tiến trình đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Đây cũng là vùng đất in đậm dấu ấn chống ngoại xâm trong suốt quá trình lịch sử 4000 năm của dân tộc Việt Nam, với các chiến thắng trên sông Bạch Đằng của Ngô Quyền năm 938, của Lê Hoàn năm 981, của Trần Hưng Đạo năm 1288…

2. Tỉnh thành này là quê hương của vương triều nào?

  • Trần
  • Mạc
Chính xác

Hải Phòng ngày nay vốn là quê hương của vương triều nhà Mạc. Năm 1527, Mạc Đăng Dung sau khi dẹp các bè phái trong cung đình đã ép vua Lê Cung Hoàng của nhà Hậu Lê nhường ngôi.

Vị Thái tổ sáng lập ra nhà Mạc được sinh thành ở đất Cổ Trai, huyện Nghi Dương, nay là huyện Kiến Thuỵ, thành phố Hải Phòng. Năm 1529, Mạc Thái Tổ nhường ngôi cho con trai cả là Mạc Đăng Doanh để về quê hương làm thái thượng hoàng. Ông cho xây dựng tại đây một kinh đô thứ hai là Dương Kinh, tồn tại song song với kinh thành Thăng Long.

Theo Đại Việt sử ký toàn thư, Đại Việt thông sử, Dương Kinh bao gồm quần thể kiến trúc cung điện, lầu các với quy mô trải rộng. Nơi đây có đồn binh, kho lương và một trường Quốc học song song với Quốc Tử Giám tại Thăng Long. Dương Kinh thời Mạc còn có vai trò như một trung tâm kinh tế, giao thương quan trọng nằm sát biển.

3. Đâu không phải cửa sông lớn thuộc Hải Phòng?

  • Cửa Cấm
  • Lạch Tray
  • Bắc Luân
  • Văn Úc
Chính xác

Hải Phòng có 5 cửa sông lớn là Bạch Đằng, Cửa Cấm, Lạch Tray, Văn Úc và sông Thái Bình. Nơi đây từ lâu đã nổi tiếng là một cảng biển lớn nhất ở miền Bắc, một đầu mối giao thông quan trọng với hệ thống giao thông thuỷ, bộ, đường sắt, hàng không trong nước và quốc tế, đồng thời là cửa chính ra biển của thủ đô Hà Nội và các tỉnh phía Bắc… Trong khi đó, Bắc Luân là cửa sông lớn thuộc Quảng Ninh.

4. Cây cầu nào nối liền tỉnh thành này với Quảng Ninh?

  • Bãi Cháy
  • Bạch Đằng
  • Cửa Lục 1
  • Cầu Rào
Chính xác

Cầu Bạch Đằng được khánh thành vào tháng 9/2018 là cây cầu bắc qua sông trên tuyến cao tốc Hạ Long – Hải Phòng, nối liền hai tỉnh thành Hải Phòng và Quảng Ninh. Cầu có tổng chiều dài khoảng 5,4km, mặt cầu rộng 25m, thiết kế 4 làn xe với vận tốc tối đa 100km/h.

Ngoài cây cầu này, Hải Phòng và Quảng Ninh còn được kết nối bởi cầu Đá Bạc trên quốc lộ 10 và hai cây cầu đang xây là cầu Lại Xuân kết nối huyện Thủy Nguyên (Hải Phòng) với thị xã Đông Triều (Quảng Ninh) và cầu Bến Rừng kết nối thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) với huyện Thủy Nguyên (Hải Phòng).

5. Con đường nào tại thành phố này trồng nhiều cây hoa phượng nhất Việt Nam?

  • Chu Văn An
  • Lương Khánh Thiện
  • Cầu Đất
  • Phạm Văn Đồng
Chính xác

Hải Phòng nổi tiếng là một trong những thành phố trồng nhiều phượng vĩ nhất Việt Nam. Đường Phạm Văn Đồng tại thành phố này dài gần 20km, bắt đầu từ cầu Rào chạy qua quận Dương Kinh tới ngã ba Bốt Bà Thau, quận Đồ Sơn.

Trên đoạn đường trồng hơn 3.000 cây phượng và hàng trăm cây bằng lăng. Hiện tại, đường Phạm Văn Đồng xác lập kỷ lục “Con đường trồng nhiều cây hoa phượng nhất Việt Nam”.