QUỐC HỘI

Luật số:         /2013/QH13

Dự thảo trình Quốc hội xem xét, thông qua

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
  

LUẬT

ĐẤT ĐAI (SỬA ĐỔI)

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam(sửa đổi);

Quốc hội ban hành Luật đấtđai (sửa đổi).

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

 

Điều 1.Phạm vi điều chỉnh

Luật này quy định về chế độ sở hữu đất đai, quyềnhạn và trách nhiệm của Nhà nước đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai vàthống nhất quản lý về đất đai, chế độ quản lý và sử dụng đất đai, quyền vànghĩa vụ của người sử dụng đất đối với đất đai thuộc lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩaViệt Nam.

Điều 2.Đối tượng áp dụng

1. Cơ quan nhà nước thực hiệnquyền hạn và trách nhiệm đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai, thực hiệnnhiệm vụ thống nhất quản lý nhà nước về đất đai.

2. Người sử dụng đất.

3. Các đối tượng khác có liên quan đến việc quảnlý, sử dụng đất.

Điều 3.Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữdưới đây được hiểu như sau:

1.  Thửa đất là phần diện tích đất được giới hạn bởi ranh giớixác định trên thực địa hoặc được mô tả trên hồ sơ.

2.  Quy hoạch sử dụng đất là việc phân bổ và khoanh vùngđất đai theo không gian sử dụng cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội,quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu trên cơ sởtiềm năng đất đai và nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực đối với từngvùng kinh tế - xã hội và đơn vị hành chính trong một khoảng thời gian xác định.

3.  Kế hoạch sử dụng đất là việc phân chia quy hoạchsử dụng đất theo thời gian để thực hiện trong kỳ quyhoạch sử dụng đất.

4.  Bản đồ địa chính là bản đồ thể hiện các thửa đất và các yếu tố địa lý có liên quan, lậptheo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn, được cơ quan nhà nước có thẩm quyềnxác nhận.

5.  Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là bản đồ thể hiện sự phân bố các loại đất tại mộtthời điểm xác định, được lập theo từng đơn vị hành chính.

6.  Bản đồ quy hoạch sử dụng đất là bản đồ được lập tại thời điểm đầu kỳ quy hoạch, thể hiện sự phân bổ cácloại đất tại thời điểm cuối kỳ của quy hoạch đó.

7.  Nhà nước giao quyền sử dụng đất (sau đây gọilà Nhà nước giao đất) là việc Nhà nước ban hành quyết định giao đất để traoquyền sử dụng đất cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất.

8.  Nhà nước cho thuê quyền sử dụng đất (sau đây gọi là Nhà nước cho thuê đất) là việc Nhà nước quyết định trao quyền sử dụng đấtcho đối tượng có nhu cầu sử dụng đấtthông qua hợp đồng cho thuê quyền sử dụng đất.

9.  Nhà nước công nhận quyềnsử dụng đất là việc Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho ngườiđang sử dụng đất ổn định mà không có nguồn gốc được Nhà nước giao đất, cho thuêđất thông qua việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở vàtài sản khác gắn liền với đất lần đầu đối với thửa đất xác định.

  1. Chuyểnquyền sử dụng đất là việc chuyển giao quyềnsử dụng đất từ người này sang người khác thông qua các hình thức chuyển đổi,chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất và góp vốn bằng quyền sử dụngđất.
  2. Nhànước thu hồi đất là việc Nhà nước quyết địnhthu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặcthu lại đất của người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai.
  3. Bồi thường về đất là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đấtđối với diện tích đất thu hồi cho người sử dụng đất.
  4. Chi phí đầu tư vào đất cònlại bao gồm chi phí san lấp mặt bằng và chi phí khácliên quan trực tiếp có căn cứ chứng minh đã đầu tư vào đất mà đến thời điểm Nhànước thu hồi đất còn chưa thu hồi được.
  5. Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước trợ giúp cho người có đất thu hồiđể ổn định đời sống, sản xuất và phát triển.
  6. Đăngký đất đai, nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất là việc kê khai và ghi nhận tìnhtrạng pháp lý về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và quyền quản lýđất đối với một thửa đất vào hồ sơ địa chính.
  7. Giấy chứng nhận quyền sử dụngđất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắnliền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyềnsở hữu tài sản khác gắn liền với đất.
  8. Thốngkê đất đai là việc Nhà nước tổng hợp,đánh giá trên hồ sơ địa chính về hiện trạng sử dụng đất tại thời điểm thống kêvà tình hình biến động đất đai giữa hai lần thống kê.
  9. Kiểmkê đất đai là việc Nhà nước tổ chứcđiều tra, tổng hợp, đánh giá trên hồ sơ địa chính và trên thực địa về hiện trạngsử dụng đất tại thời điểm kiểm kê và tình hình biến động đất đai giữa hai lầnkiểm kê.
  10. Giáđất trong Luật này được hiểulà giá trị của quyền sử dụng đất tính trên một đơn vị diện tích đất.
  11. Giátrị quyền sử dụng đất là giá trị bằng tiền của quyền sử dụng đất đối vớimột diện tích đất xác định trong thời hạn sử dụng đất xác định.
  12. Tiền sử dụng đất là số tiền mà người sử dụngđất phải trả cho Nhà nước khi được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, côngnhận quyền sử dụng đất.
  13. Hệ thống thông tin đấtđai làhệ thống tổng hợp các yếu tố hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin, phần mềm, dữliệu và quy trình, thủ tục được xây dựng để thu thập, lưu trữ, cập nhật, xử lý,phân tích, tổng hợp và truy xuất thông tin đất đai.
  14. Cơ sở dữ liệu đất đai là tập hợp các dữ liệu đất đai được sắp xếp, tổ chứcđể truy cập, khai thác, quản lý và cập nhật thông qua phương tiện điện tử.
  15. Tranhchấp đất đai làtranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bêntrong quan hệ đất đai.
  16. Hủy hoại đất là hành vi làm biến dạngđịa hình, làm suy giảm chất lượng đất, gây ô nhiễm đất, làm mất hoặc giảm khảnăng sử dụng đất theo mục đích đã được xác định.
  17. Tổchức sự nghiệp công lập làtổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chínhtrị - xã hội thành lập, có chức năng thực hiện các hoạt động dịch vụ công theoquy định của pháp luật.
  18. Tổ chức kinh tế baogồm doanh nghiệp, hợp tác xã và tổ chức kinh tế khác theo quyđịnh của pháp luật về dân sự, trừ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
  19. Đấtđể xây dựng công trình ngầm là phần đất để xây dựng công trình trong lòng đấtmà công trình này không phải là phần ngầm của công trình xây dựng trên mặt đất.
  20. Hộ gia đình sử dụng đất là những người có quanhệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân vàgia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhànước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sửdụng đất.
  21. Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp là hộ gia đình, cá nhânđã được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp; nhậnchuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp và có nguồn thu nhập ổn định từ sản xuấtnông nghiệp trên đất đó.

Điều4. Sở hữu đất đai

Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sởhữu và thống nhất quản lý. Nhà nướctrao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật này.

Điều5. Người sử dụng đất

Ngườisử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất,nhận chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này, bao gồm:

1. Tổ chức trong nước bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân,tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức chínhtrị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chứcsự nghiệp công lập và tổ chức khác theo quy định của pháp luật về dân sự (sauđây gọi chung là tổ chức);

2. Hộ gia đình, cá nhân trong nước (sau đây gọi chung là hộ gia đình, cánhân);

3. Cộngđồng dân cư gồm cộng đồng người Việt Nam sinh sống trên cùng địa bàn thôn,làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc và các điểm dân cư tương tự có cùng phong tục,tập quán hoặc có chung dòng họ;

4. Cơsở tôn giáo gồm chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, niệm phậtđường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáovà cơ sở khác của tôn giáo;

5. Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao gồm cơ quan đại diện ngoạigiao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện khác của nước ngoài có chức năng ngoạigiao được Chính phủ Việt Nam thừa nhận; cơ quan đại diện của tổ chức thuộc Liênhợp quốc, cơ quan hoặc tổ chức liên chính phủ, cơ quan đại diện của tổ chứcliên chính phủ;

6.Người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về quốc tịch;

7. Doanhnghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bao gồm doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài,doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp Việt Nam mà nhà đầu tư nước ngoài mua cổphần, sáp nhập, mua lại theo quy định của pháp luật về đầu tư.  

Điều6. Nguyên tắc sử dụng đất

1. Đúng quy hoạch, kế hoạch sửdụng đất và đúng mục đích sử dụng đất.

2. Tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệmôi trường và không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đấtxung quanh.

3.Người sử dụng đất thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình trong thời hạn sử dụng đấttheo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Điều 7.Người chịu trách nhiệm trước Nhà nước đối với việc sử dụng đất 

1. Ngườiđứng đầu của tổ chức, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nướcngoài đối với việc sử dụng đất của tổ chức mình.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã,phường, thị trấn đối với việc sử dụng đất nông nghiệp vào mục đích công ích;đất phi nông nghiệp đã giao cho Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọichung là Ủy ban nhân dân cấp xã) để sử dụng vào mục đích xây dựng trụ sở Ủy bannhân dân và các công trình công cộng phục vụ hoạt động văn hóa, giáo dục, y tế,thể dục, thể thao, vui chơi, giải trí, chợ, nghĩa trang, nghĩa địa và côngtrình công cộng khác của địa phương.

3. Người đại diện cho cộng đồngdân cư là trưởng thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố hoặc ngườiđược cộng đồng dân cư thỏa thuận cử ra đối với việc sử dụng đất đã giao, công nhận cho cộngđồng dân cư.

4. Người đứng đầu cơ sở tôn giáo đốivới việc sử dụng đất đã giao cho cơ sở tôn giáo.

5. Chủ hộ gia đình đối với việcsử dụng đất của hộ gia đình.

6. Cá nhân, người Việt Nam địnhcư ở nước ngoài đối với việc sử dụng đất của mình.

7. Người có chung quyền sử dụngđất hoặc người đại diện cho nhóm người có chung quyền sử dụng đất đối với việcsử dụng đất đó.

Điều8. Người chịu trách nhiệm trước Nhà nước đối với đất đượcgiao để quản lý 

1. Người đứng đầu của tổ chứcchịu trách nhiệm đối với việc quản lý đất trong các trường hợp sau:

a) Tổ chức được giao quản lý côngtrình công cộng, gồm công trình đường giao thông, cầu, cống, vỉa hè, hệ thốngcấp nước, hệ thống thoát nước, hệ thống công trình thủy lợi, đê, đập; quảngtrường, tượng đài, bia tưởng niệm;

b) Tổ chức kinh tế được giao quảnlý diện tích đất để thực hiện dự án đầu tư theo hình thức xây dựng - chuyểngiao (BT) và các hình thức khác theo quy định của pháp luật về đầu tư;

c) Tổ chức được giao quản lý đấtcó mặt nước của các sông và đất có mặt nước chuyên dùng;

d) Tổ chức được giao quản lý quỹđất đã thu hồi theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấpxã chịu trách nhiệm đối với việc quản lý đất sử dụng vào mục đích công cộngđược giao để quản lý, đất chưa giao, đất chưa cho thuê tại địa phương.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh,thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm đối với việc quản lý đất chưasử dụng tại các đảo chưa có người ở thuộc địa phương.

4.Người đại diện cho cộng đồng dân cư là người chịu trách nhiệm đối với đất đượcgiao cho công đồng dân cư quản lý.

Điều9. Khuyến khích đầu tư vào đất đai

Nhà nước có chính sách khuyếnkhích người sử dụng đất đầu tư lao động, vật tư, tiền vốn và áp dụng thành tựukhoa học, công nghệ vào các việc sau đây:

1. Bảo vệ, cải tạo, làm tăng độmàu mỡ của đất;

2. Khai hoang, phục hóa, lấnbiển, đưa diện tích đất trống, đồi núi trọc, đất có mặt nước hoang hóa vào sửdụng theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;

3. Phát triển kết cấu hạ tầng đểlàm tăng giá trị của đất.

Điều10. Phân loại đất

Căn cứ vào mục đích sử dụng, đất đai được phân loạinhư sau:

1. Nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:

a) Đất trồng cây hàng năm bao gồmđất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác;

b) Đất trồng cây lâu năm;

c) Đất rừng sản xuất;

d) Đất rừng phòng hộ;

đ) Đất rừng đặc dụng;

e) Đất nuôi trồng thủy sản;

g) Đất làm muối;

h) Đất nông nghiệp khác bao gồm đất sử dụng để xây dựngnhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt kể cả các hình thứctrồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc,gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chănnuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạocây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh.

2. Nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm các loại đất sauđây:

a) Đất ở gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị;

b) Đất xây dựng trụ sở cơ quan;

c) Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh;

d) Đất xây dựng công trình sự nghiệp bao gồm đất xâydựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp; đất xây dựng cơ sở văn hóa, xã hội, y tế,giáo dục đào tạo, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, ngoại giao và côngtrình sự nghiệp khác;

đ) Đất sản xuất, kinh doanh phinông nghiệp gồm: đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất; đất thươngmại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất sử dụng cho hoạt độngkhoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm;

e) Đất sử dụng vào mục đíchcông cộng bao gồm đất giao thông (gồm cảng hàng không, sân bay, cảng đường thủynội địa, cảng hàng hải, hệ thống đường sắt, hệ thống đường bộ và công trìnhgiao thông khác); thủy lợi; đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh;đất sinh hoạt cộng đồng, khu vui chơi, giải trí công cộng; đất công trình nănglượng; đất công trình bưu chính viễn thông; đất chợ; đất bãi thải, xử lý chấtthải và đất công trình công cộng khác;

g) Đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng;

h) Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhàhỏa táng;

i) Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nướcchuyên dùng;

k) Đất phi nông nghiệp khác bao gồm đất làm nhà nghỉ,lán, trại cho người lao động trong cơ sở sản xuất; đất xây dựng kho và nhà đểchứa nông sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ phục vụ cho sảnxuất nông nghiệp và đất xây dựng công trình khác của người sử dụng đất không nhằmmục đích kinh doanh mà công trình đó không gắn liền với đất ở.

3. Nhóm đất chưa sử dụng bao gồmcác loại đất chưa xác định mục đích sử dụng.

Điều11. Căn cứ để xác định loại đất

Việcxác định loại đất theo một trong các căn cứ sau đây:

1. Giấy chứng nhận quyền sử dụngđất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở đã được cấp trướcngày 10 tháng 12 năm 2009; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ởvà tài sản khác gắn liền với đất;

2. Giấytờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 100 của Luật này đốivới trường hợp chưa được cấp Giấy chứng nhận quy định tại khoản 1 Điều này;

3. Quyếtđịnh giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất của cơ quannhà nước có thẩm quyền đối với trường hợp chưa được cấp Giấy chứng nhận quyđịnh tại khoản 1 Điều này;

4. Đốivới trường hợp không có giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này thìviệc xác định loại đất thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Điều12. Những hành vi bị nghiêm cấm

1.  Lấn, chiếm, hủyhoại đất đai.

2.  Viphạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được công bố.

3.  Khôngsử dụng, sử dụng đất không đúng mục đích.

4.  Khôngthực hiện đúng quy định của pháp luật khi thực hiện quyền của người sử dụng đất.

5.  Nhậnchuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức đối với hộ gia đình, cá nhân theoquy định của Luật này.

6.  Sử dụng đất, thực hiện giao dịch về quyền sử dụngđất mà không đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

7.  Khôngthực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước.

8.  Lợidụng chức vụ, quyền hạn để làm trái quy định về quản lý đất đai.

9.  Khôngcung cấp hoặc cung cấp thông tin về đất đai không chính xác theo quy định củapháp luật.

  1. Cảntrở, gây khó khăn đối với việc thực hiện quyền của người sử dụng đất theo quyđịnh của pháp luật.

 

 

 

 

Chương II

QUYỀN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA NHÀ NƯỚCĐỐI VỚI ĐẤT ĐAI

Mục 1

QUYỀN CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐẤT ĐAI

 

Điều13. Quyền của đại diện chủ sở hữu về đất đai

1.Quyết định quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất;

2.Quyết định mục đích sử dụng đất;

3.Quy định về hạn mức sử dụng đất và thời hạn sử dụng đất;

4.Quyết định thu hồi đất, trưng dụng đất;

5.Quyết định giá đất;

6.Quyết định trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất;

7.Quyết định chính sách tài chính về đất đai;

8.Quy định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.

Điều14. Nhà nước quyết định mục đích sử dụng đất

Nhànước quyết định mục đích sử dụng đất thông qua quy hoạch sử dụng đất, kế hoạchsử dụng đất và cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.

Điều15. Nhà nước quy định hạn mức sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất

1. Nhà nước quy định về hạnmức sử dụng đất gồm hạn mức giao đất nông nghiệp, hạn mức giao đất ở, hạn mứccông nhận quyền sử dụng đất ở và hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nôngnghiệp.

2. Nhà nước quy định thời hạn sử dụng đất bằng cáchình thức sau đây:

a)  Sử dụng đất ổn định lâu dài;

b) Sử dụng đất có thời hạn.

Điều16. Nhà nước quyết định thu hồi đất, trưng dụng đất

1. Nhà nước quyết định thu hồi đất trong các trườnghợp sau đây:

a) Thu hồi đất mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinhtế - xã hội vì lợi ích quốc gia,công cộng;

b) Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai;

c) Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người.

2. Nhà nước quyết định trưng dụng đất trong trường hợp thậtcần thiết để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh hoặc trong tình trạng chiếntranh, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai.

Điều 17.Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất

Nhà nướctrao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất thông qua các hình thức sau đây:

1.Quyết định giao đất không thu tiền sử dụng đất, giao đất có thu tiền sử dụng đất;

2. Quyết định cho thuê đấtthu tiền thuê đất hàng năm, cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thờigian thuê;

3. Công nhận quyền sử dụngđất.

Điều18. Nhà nước quyết định giá đất

1. Nhà nướcquy định nguyên tắc, phương pháp định giá đất.

2. Nhà nướcban hành khung giá đất, bảng giá đất và quyết định giá đất cụ thể.

Điều 19. Nhà nước quyết định chính sách tàichính về đất đai

1. Nhà nước quyết địnhchính sách thu, chi tài chính về đất đai.

2. Nhà nước điều tiết phần giá trị tăngthêm từ đất mà không do đầu tư của người sử dụng đất mang lại thông qua chính sách thuế, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, đầu tư cơ sở hạtầng và chính sách hỗ trợ cho người có đất thu hồi.

Điều 20. Nhà nước quy định quyền và nghĩa vụcủa người sử dụng đất

Nhànước quy định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất phù hợp với hình thứcgiao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nguồn gốc sử dụng đất vànghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất.

Điều21. Thựchiện quyền đạidiện chủ sở hữu về đất đai

          1. Quốc hội ban hành luật, nghị quyết về đất đai,quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia; thực hiện quyền giámsát tối cao đối với việc quản lý và sử dụng đất đai trong phạm vi cả nước.

2. Hộiđồng nhân dân các cấp thực hiện quyền thông qua quy hoạch, kế hoạch sử dụngđất của địa phương mình trước khi trình cơ quan có thẩm quyền phêduyệt; thông qua bảng giá đất, việc thu hồi đất thực hiện các dự án pháttriển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng của địa phươngtheo thẩm quyền quy định tại Luật này; giám sát việc thi hành pháp luật về đấtđai tại địa phương.

3. Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quyền đại diện chủ sở hữuvề đất đai theo thẩm quyền quy định tại Luật này.

Mục 2

TRÁCH NHIỆM CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐẤT ĐAI

Điều22. Nội dung quản lý nhà nước về đất đai

1.  Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chứcthực hiện văn bản đó;

2.  Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lậpbản đồ hành chính;

3.  Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bảnđồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây dựnggiá đất;

4.  Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;

5.  Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất,chuyển mục đích sử dụng đất;

6.  Quản lý việc bồi thường,hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất;

7.  Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhậnquyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

8.  Thống kê, kiểm kê đất đai;

9.  Xây dựng hệ thống thông tin đất đai;

  1. Quản lý tài chính về đất đai và giá đất;
  2. Quảnlý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất;
  3. Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định củapháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai;
  4. Phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai;
  5. Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quảnlý và sử dụng đất đai;
  6. Quản lý hoạt động dịch vụ về đất đai.

Điều23. Trách nhiệm quản lý nhà nước về đất đai

1.Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về đất đai trong phạm vi cả nước.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệmtrước Chính phủ trong việc thống nhất quản lý nhà nước về đất đai.

Bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan trong phạm vinhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm giúp Chính phủ trong quản lý nhà nướcvề đất đai.

3. Ủy ban nhân dân cáccấp có trách nhiệm quản lý nhà nước về đất đai tại địa phương theo thẩm quyềnquy định tại Luật này.

Điều24. Cơ quan quản lý đất đai

1. Hệ thống tổ chức cơ quanquản lý đất đai được tổ chức thống nhất từ trung ương đến địa phương.

2. Cơ quan quản lý nhà nước về đất đai ở trung ươnglà Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Cơ quan quản lý đất đai ở địa phương được thành lậpở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;tổ chức dịch vụ công về đất đai được thành lập và hoạt động theo quy định củaChính phủ.

 

Điều 25. Công chức địa chính ở xã, phường,thị trấn

1.Xã, phường, thị trấn có công chức làm công tác địa chính theo quy định của Luật cán bộ, công chức.

2. Công chức địa chính ở xã, phường, thị trấn có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cấp xã trong việcquản lý đất đai tại địa phương.

Điều26. Bảođảm của Nhà nước đối với người sử dụng đất

1. Bảo hộ quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất hợp pháp của ngườisử dụng đất.

2. CấpGiấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liềnvới đất cho người sử dụng đất khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.

3. Khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triểnkinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng thì người sử dụng đất được Nhànước bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định của pháp luật.

4. Có chính sách tạo điều kiện cho người trực tiếp sảnxuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối không có đất sản xuấtdo quá trình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất và chuyển đổi cơ cấu kinh tế đượcđào tạo nghề, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm.

5. Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất đã được giao theo quy định củaNhà nước cho người khác sử dụng trong quá trình thực hiện chính sách đất đai củaNhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miềnNam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Điều27. Trách nhiệm của Nhà nước về đất ở, đất sản xuất nôngnghiệp đối với đồng bào dân tộc thiểu số

1. Có chính sách về đất ở, đất sinh hoạt cộng đồng cho đồng bào dân tộc thiểu số phù hợp với phong tục, tậpquán, bản sắcvăn hóa và điều kiện thực tế của từng vùng.

2. Có chính sách tạo điều kiện cho đồng bào dân tộc thiểu số trực tiếp sảnxuất nông nghiệp ở nông thôn có đất để sản xuất nông nghiệp.

Điều 28.Trách nhiệm của Nhà nước trong việc xây dựng cung cấp thông tin đấtđai

1. Xây dựng và quản lý hệ thống thông tin đất đai vàbảo đảm quyền tiếp cận của tổ chức, cá nhân đối với hệ thống thông tin đất đai.

2. Công bố kịp thời,công khai thông tin thuộc hệ thống thông tin đất đai cho tổ chức, cá nhân, trừnhững thông tin thuộc bí mật theo quy định của pháp luật.

3. Thông báo quyết địnhhành chính, hành vi hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai cho tổ chức, cánhân bị ảnh hưởng quyền và lợi ích hợp pháp.

4. Cơ quan nhà nước, người cóthẩm quyền trong quản lý, sử dụng đất đai có trách nhiệm tạo điều kiện, cungcấp thông tin về đất đai cho tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

CHƯƠNG III

 ĐỊAGIỚI HÀNH CHÍNH VÀ ĐIỀU TRA CƠ BẢN VỀ ĐẤT ĐAI

Mục 1

ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH

Điều 29. Địa giới hành chính

1.Chính phủ chỉ đạo việc xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địagiới hành chính các cấp trong phạm vi cả nước.

BộNội vụ quy định về trình tự, thủ tục xác định địa giới hành chính, quản lý mốcđịa giới và hồ sơ địa giới hành chính các cấp.

BộTài nguyên và Môi trường quy định về kỹ thuật và định mức kinh tế trong việccắm mốc địa giới hành chính, lập hồ sơ địa giới hành chính các cấp.

2.Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức thực hiện việc xác định địa giới hành chínhtrên thực địa và lập hồ sơ về địa giới hành chính trong phạm vi địa phương.

Ủyban nhân dân cấp xã có trách nhiệm quản lý mốc địa giới hành chính trên thựcđịa tại địa phương; trường hợp mốc địa giới hành chính bị mất hoặc xê dịch, hưhỏng phải kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộctỉnh (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện).

3.Hồ sơ địa giới hành chính bao gồm tài liệu dạng giấy, dạng số thể hiện thôngtin về việc thành lập, điều chỉnh đơn vị hành chính và các mốc địa giới, đườngđịa giới của đơn vị hành chính đó.

Hồ sơ địa giới hành chính cấp dưới do Ủy ban nhân dâncấp trên trực tiếp xác nhận; hồ sơ địa giới hành chính tỉnh, thành phố trựcthuộc trung ương do Bộ Nội vụ xác nhận.

Hồ sơ địa giới hành chính cấp nào được lưu trữ tại Ủyban nhân dân cấp đó, Ủy ban nhân dân cấp trên, Bộ Nội vụ, Bộ Tài nguyên và Môitrường.

4.Tranh chấp địa giới hành chính giữa các đơn vị hành chính do Ủy ban nhân dâncủa các đơn vị hành chính đó cùng phối hợp giải quyết. Trường hợp không đạtđược sự nhất trí về phân định địa giới hành chính hoặc việc giải quyết làm thayđổi địa giới hành chính thì thẩm quyền giải quyết được quy định như sau:

a)Trường hợp tranh chấp liên quan đến địa giới của đơn vị hành chính tỉnh, thànhphố trực thuộc trung ương thì Chính phủ trình Quốc hội quyết định;

b)Trường hợp tranh chấp liên quan đến địa giới của đơn vị hành chính huyện, quận,thị xã, thành phố thuộc tỉnh; xã, phường, thị trấn thì Chính phủ trình Ủy banthường vụ Quốc hội quyết định.

BộTài nguyên và Môi trường, cơ quan quản lý đất đai của tỉnh, thành phố trựcthuộc trung ương, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có trách nhiệm cungcấp tài liệu cần thiết và phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giảiquyết tranh chấp địa giới hành chính.

Điều30. Bản đồ hành chính

1. Bản đồ hành chính của địa phương nào thì được lập trên cơ sở bản đồ địagiới hành chính của địa phương đó.

2. Việc lập bản đồ hành chính được thực hiện theoquy định sau đây:

a) Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo và hướng dẫnviệc lập bản đồ hành chính các cấp trong phạm vi cả nước và tổ chức thực hiệnviệc lập bản đồ hành chính toàn quốc, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

b) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trungương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) tổ chức thực hiện việc lậpbản đồ hành chính huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

 

Mục 2

ĐIỀU TRA CƠ BẢN VỀ ĐẤT ĐAI

 

Điều31. Lập, chỉnh lý bản đồ địa chính

1. Việc đo đạc, lập bản đồđịa chính được thực hiện chi tiết đến từng thửa đất theo đơn vị hành chính xã,phường, thị trấn.

2. Việc chỉnh lý bản đồ địachính được thực hiện khi có sự thay đổi về hình dạng, kích thước, diện tích thửađất và các yếu tố khác có liên quan đến nội dung bản đồ địa chính.

3. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên vàMôi trường quy định việc lập, chỉnh lý và quản lý bản đồ địa chính trong phạmvi cả nước; điều kiện hành nghề đo đạc địa chính.

4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện việclập, chỉnh lý và quản lý bản đồ địa chính ở địa phương.

Điều 32. Hoạt động điều tra, đánh giá đất đai

1. Điềutra, đánh giá đất đai bao gồm các hoạt động sau đây:

a)Điều tra, đánh giá về chất lượng đất, tiềm năng đất đai;

b)Điều tra, đánh giá thoái hóa đất, ô nhiễm đất;

c)Điều tra, phân hạng đất nông nghiệp;

d) Thốngkê, kiểm kê đất đai;

đ)Điều tra, thống kê giá đất; theo dõi biến động giá đất;

e)Xây dựng và duy trì hệ thống quan trắc giám sát tài nguyên đất.

2. Điềutra, đánh giá đất đai bao gồm các nội dung sau đây:

a) Lấymẫu, phân tích, thống kê số liệu quan trắc đất đai;

b)Xây dựng bản đồ về chất lượng đất, tiềm năng đất đai, thoái hóa đất, ô nhiễm đất,phân hạng đất nông nghiệp, giá đất;

c) Xâydựng báo cáo đánh giá về chất lượng đất, tiềm năng đất đai, thoái hóa đất, ônhiễm đất, phân hạng đất nông nghiệp, giá đất;

d) Xây dựng báo cáo thống kê, kiểm kê đất đai, lập bản đồhiện trạng sử dụng đất, báo cáo về giá đất và biến động giá đất.

Điều33. Tổ chức thực hiện điều tra, đánh giá đất đai

1.Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm sau đây:

a)Tổ chức thực hiện và công bố kết quả điều tra, đánh giá đất đai của cả nước,các vùng theo định kỳ 05 năm một lần và theo chuyên đề;

b)Chỉ đạo việc thực hiện điều tra, đánh giá đất đai của tỉnh, thành phố trực thuộctrung ương;

c)Tổng hợp, công bố kết quả điều tra, đánh giá đất đai của cả nước.

2. Ủyban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức thực hiện và công bố kết quả điềutra, đánh giá đất đai của địa phương; gửi kết quả về Bộ Tài nguyên và Môi trườngđể tổng hợp.

3. Bộtrưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc điều tra, đánh giá đất đai vàđiều kiện về năng lực của đơn vị thực hiện điều tra, đánh giá đất đai.

Điều34. Thống kê, kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụngđất

1.Thống kê, kiểm kê đất đai bao gồm thống kê, kiểm kê đất đai theo định kỳ và kiểmkê đất đai theochuyên đề.

2.Thống kê, kiểm kê đất đai định kỳ được thực hiện theo quy định sau đây:

a) Thốngkê, kiểm kê đất đai được thực hiện theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn;

b)Việc thống kê đất đai được tiến hành mỗi năm một lần, trừ năm thực hiện kiểm kê đất đai;

c)Việc kiểm kê đất đai được tiến hành 05 năm một lần.

3.Bản đồ hiện trạng sử dụng đất được lập 05 năm một lần gắn với việc kiểm kê đấtđai quy định tại khoản 2 Điều này.

4. Việc kiểm kê đất đai chuyên đề để phục vụ yêu cầu quảnlý nhà nước thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tàinguyên và Môi trường.

5.Trách nhiệm thực hiện việc thống kê, kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sửdụng đất được quy định như sau:

a) Ủyban nhân dân các cấp tổ chức thực hiện việc thống kê, kiểm kê đất đai, lập bảnđồ hiện trạng sử dụng đất của địa phương;

b) Ủy ban nhân dân cấp xã, cấp huyện báo cáo Ủy ban nhândân cấp trên trực tiếp, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi báo cáo kết quả về Bộ Tàinguyên và Môi trường về kết quả thống kê, kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạngsử dụng đất của địa phương;

c)Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dâncấp tỉnh thực hiện thống kê, kiểm kê đất quốc phòng, an ninh và gửi báo cáo kếtquả về Bộ Tài nguyên và Môi trường;

d) Bộ Tài nguyên và Môi trường tổng hợp báo cáo Thủ tướngChính phủ và công bố kết quả thống kê đất đai hàng năm, kết quả kiểm kê đất đai05 năm của cả nước.

6. Bộtrưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết việc thống kê, kiểm kê đấtđai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất.

 

CHƯƠNG IV

QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT

 

Điều 35. Nguyên tắc lập quy hoạch, kế hoạchsử dụng đất

1.  Phùhợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội,quốc phòng, an ninh.

2. Được lập từ tổng thể đến chitiết; quy hoạch sử dụng đất của cấp dưới phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đấtcủa cấp trên; kế hoạch sử dụng đất phảiphù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phêduyệt. Quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia phải bảo đảm tính đặc thù, liên kếtcủa các vùng kinh tế - xã hội; quy hoạch sử dụng đất cấp huyện phải thể hiệnnội dung sử dụng đất của cấp xã.

3. Sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả.

4. Khai thác hợp lý tàinguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường; thích ứngvới biến đổi khí hậu.

5. Bảo vệ, tôn tạo di tíchlịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.

6. Dân chủ và công khai.

7.Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải bảo đảm ưu tiên quỹ đất cho mục đích quốcphòng, an ninh, phục vụ lợi ích quốc gia, công cộng, an ninh lương thực và bảovệ môi trường.

8.Quy hoạch, kế hoạch của ngành, lĩnh vực, địa phương có sử dụng đất phải bảo đảmphù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩmquyền quyết định, phê duyệt.

Điều 36. Hệ thống quy hoạch, kế hoạch sử dụngđất

1.Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia.

2. Quy hoạch, kế hoạchsử dụng đất cấp tỉnh.

3. Quy hoạch, kế hoạchsử dụng đất cấp huyện.

4. Quy hoạch, kế hoạchsử dụng đất quốc phòng.

5.Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất an ninh.

Điều 37. Kỳ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

1. Kỳ quy hoạch sử dụng đấtlà 10 năm.

2.Kỳ kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia, cấp tỉnh, kỳ kế hoạch sử dụng đất quốcphòng, đất an ninh là 05 năm. Kế hoạch sử dụng đất cấp huyện được lập hàng năm.

Điều 38. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấpquốc gia

1. Căn cứ lập quy hoạch sửdụng đất cấp quốc gia bao gồm:

a) Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quốcphòng, an ninh của quốc gia; quy hoạch tổng thể phát triển các vùng kinh tế -xã hội; chiến lược, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực;

b) Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội;

c) Hiện trạng sử dụng đất, tiềm năng đất đai vàkết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia kỳ trước;

d) Nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực;

đ) Tiến bộ khoa học vàcông nghệ có liên quan đến việc sử dụng đất.

2. Nội dung quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia baogồm:

a) Định hướng sử dụng đất 10 năm;

b) Xác định các chỉ tiêu sửdụng đất đối với nhóm đất nông nghiệp, nhóm đất phi nông nghiệp, nhóm đất chưasử dụng; trong đó xác định diện tích một số loại đất, gồm: đất trồng lúa, đấtchuyên trồng lúa nước, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất,đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất quốc phòng, đất an ninh, đất khucông nghiệp, đất khu chế xuất, đất khu công nghệ cao, đất khu kinh tế, đất pháttriển hạ tầng cấp quốc gia, đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắngcảnh, đất đô thị và đất bãi thải, xử lý chất thải;

c) Xác định diện tích các loại đất quy định tạiđiểm b khoản này của kỳ quy hoạch đến các vùng kinh tế - xã hội và đến từng đơnvị hành chính cấp tỉnh;

d) Lập bản đồ quy hoạch sửdụng đất cấp quốc gia và các vùng kinh tế - xã hội;

đ) Giải pháp thực hiện quy hoạch sử dụng đất.

3. Căn cứ lập kế hoạch sửdụng đất cấp quốc gia bao gồm:

a) Quy hoạch sử dụng đấtcấp quốc gia;

b) Kế hoạch phát triển kinhtế - xã hội 05 năm và hàng năm của cả nước;

c) Nhu cầu sử dụng đất 05 năm của cácngành, lĩnh vực;

d) Kết quả thực hiện kếhoạch sử dụng đất 05 năm kỳ trước;

đ) Khả năng đầu tư, huyđộng nguồn lực để thực hiện kế hoạch sử dụng đất.

4. Nội dung kế hoạch sử dụng đất cấp quốcgia, bao gồm:

a) Phântích, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia kỳ trước;

b) Xácđịnh diện tích các loại đất quy định tại điểm b khoản 2 Điều này trong kỳ kếhoạch sử dụng đất 05 năm;

c) Kếhoạch sử dụng đất 05 năm cho từng đơn vị hành chính cấp tỉnh, các vùng kinh tế- xã hội;

d) Giải pháp thực hiện kế hoạch sử dụng đất.

Điều 39. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấptỉnh

1. Căn cứ lập quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh bao gồm:

a)Quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia;

b)Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của vùng kinh tế - xã hội củacấp tỉnh; chiến lược, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực;

c)Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh;

d)Hiện trạng sử dụng đất, tiềm năng đất đai và kết quả thực hiện quy hoạch sửdụng đất cấp tỉnh kỳ trước;

đ)Nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực, của cấp tỉnh;

e)Định mức sử dụng đất;

g)Tiến bộ khoa học và công nghệ có liên quan đến việc sử dụng đất.

2. Nội dung quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh bao gồm:

a)Định hướng sử dụng đất 10 năm;

b) Xácđịnh diện tích các loại đất đã được phân bổ trong quy hoạch sử dụng đất cấpquốc gia và diện tích các loại đất theo nhu cầu sử dụng đất cấp tỉnh;

c)Xác định các khu vực sử dụng đất theo chức năng sử dụng;

d) Xácđịnh diện tích các loại đất quy định tại điểm b khoản này đến từng đơn vị hànhchính cấp huyện;

đ) Lậpbản đồ quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh;

e)Giải pháp thực hiện quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh.

3. Căn cứ lập kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh bao gồm:

a) Kế hoạch sử dụng đất 05 năm cấp quốc gia; quy hoạch sử dụng đất cấptỉnh;

b) Kếhoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm và hàng năm của cấp tỉnh;

c) Nhu cầu sử dụng đất 05 năm của các ngành, lĩnh vực, của cấp tỉnh;

d)Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh kỳ trước;

đ) Khả năng đầu tư, huy động nguồn lực để thực hiện kế hoạch sử dụng đất.

4. Nội dung kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh bao gồm:

a) Phân tích, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnhkỳ trước;

b) Xác định diện tích các loại đất quy định tại điểm b khoản 2 Điều nàytrong kỳ kế hoạch sử dụng đất theo từng năm và đến từng đơn vị hành chính cấp huyện;

c) Xácđịnh diện tích các loại đất cần chuyển mục đích sử dụng đất quy định tại cácđiểm a, b, c, d và e khoản 1 Điều 57 của Luật này trong kỳ kế hoạch sử dụng đấttheo từng năm và đến từng đơn vị hành chính cấp huyện;

d) Xác định quy mô, địa điểm công trình, dự án cấp quốc gia và cấp tỉnhsửdụng đất vào các mục đích quy định tại Điều 61 và Điều 62 của Luậtnày thực hiện trong kỳ kế hoạch sử dụng đất theo từng năm và đến từngđơn vị hành chính cấp huyện;

Đối với dự án hạ tầng kỹ thuật, xây dựng, chỉnh trang khuđô thị, khu dân cư nông thôn thì phải đồng thời xác định vị trí, diện tíchđất thu hồi trong vùng phụ cận để đấu giá quyền sử dụng đất thực hiện dự án nhà ở, thương mại, dịch vụ, sản xuất kinhdoanh;

đ) Lập bản đồ kế hoạch sử dụng đấtcấp tỉnh.

Điều 40. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấphuyện

1. Căn cứ để lập quy hoạch sử dụng đất cấp huyện bao gồm:

a)Quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh;

b)Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của cấp tỉnh, cấp huyện;

c)Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của cấp huyện;

d)Hiện trạng sử dụng đất, tiềm năng đất đai và kết quả thực hiện quy hoạch sửdụng đất cấp huyện kỳ trước;

đ)Nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực, của cấp huyện, của cấp xã;

e)Định mức sử dụng đất;

g)Tiến bộ khoa học và công nghệ có liên quan đến việc sử dụng đất.

2. Nộidung quy hoạch sử dụng đất cấp huyện bao gồm:

a)Định hướng sử dụng đất 10 năm;

b) Xác định diện tích các loại đất đã được phân bổ trong quy hoạch sửdụng đất cấp tỉnh và diện tích các loại đất theo nhu cầu sử dụng đất của cấphuyện và cấp xã;

c) Xácđịnh các khu vực sử dụng đất theo chức năng đến từng đơn vị hành chính cấp xã;

d) Xácđịnh diện tích các loại đất đã xác định tại điểm b khoản này đến từng đơn vịhành chính cấp xã;

đ) Lập bản đồquy hoạch sử dụng đất cấp huyện; đối với khu vực quy hoạch đất trồng lúa, khu vực quy hoạch chuyển mục đích sử dụng đất quy định tại các điểm a, b, c, d và e khoản 1 Điều 57 của Luật này thì thể hiện chi tiết đến từng đơn vị hành chínhcấp xã;

e) Giải pháp thực hiện quy hoạch sử dụng đất.

3. Căn cứ lập kế hoạch sử dụngđất hàng năm cấp huyện bao gồm:

a) Kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh;

b) Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện;

c) Nhu cầu sử dụng đất trongnăm kế hoạch của các ngành, lĩnh vực của các cấp;

d) Khả năng đầu tư, huy độngnguồn lực để thực hiện kế hoạch sử dụng đất.

4. Nội dung kế hoạch sử dụng đấthàng năm cấp huyện bao gồm:

a) Phân tích, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạchsử dụng đất năm trước;

b) Xác định diện tích cácloại đất đã được phân bổ trong kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh và diện tích cácloại đất theo nhu cầu sử dụng đất của cấp huyện, cấp xã trong năm kế hoạch;

c) Xác định vị trí,diện tích đất phải thu hồi để thực hiện công trình, dự án sử dụng đất vào mục đích quy định tại Điều 61 và Điều 62 của Luật nàytrong năm kế hoạch đến từng đơnvị hành chính cấp xã.

Đốivới dự án hạ tầng kỹ thuật, xây dựng, chỉnh trang đô thị, khu dân cư nông thônthì phải đồng thời xác định vị trí, diện tích đất thu hồi trong vùng phụ cận đểđấu giá quyền sử dụng đất thực hiện dự án nhà ở, thương mại, dịch vụ, sản xuấtkinh doanh;

d) Xác định diện tích các loại đất cần chuyển mụcđích sử dụng đối với các loại đất phải xin phép quy định tại các điểm a, b, c,d và e khoản 1 Điều 57 của Luật này trong năm kế hoạch đến từng đơn vị hànhchính cấp xã;

đ) Lập bản đồ kế hoạch sử dụng đấthàng năm cấp huyện;

g)Giải pháp thực hiện kế hoạch sử dụng đất.

5. Đối với quận đã có quy hoạch đô thị được cơquan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt thì không lập quy hoạch sử dụng đất nhưngphải lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm; trường hợp quy hoạch đô thị của quận khôngphù hợp với diện tích đã được phân bổ trong quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh thìphải điều chỉnh quy hoạch đô thị cho phù hợp với quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh.

Điều 41. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốcphòng, an ninh

1. Căn cứ lập quy hoạch sửdụng đất quốc phòng, an ninh bao gồm:

a) Quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia;

b) Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quốcphòng, an ninh của quốc gia và quy hoạch tổng thể phát triển các vùng kinh tế -xã hội;

c) Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội;

d) Hiện trạng sử dụng đất, tiềm năng đất đai vàkết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất quốc phòng, an ninh kỳ trước;

đ) Nhu cầu sử dụng đất quốc phòng, an ninh;

e) Định mức sử dụng đất;

g) Tiến bộ khoa học và công nghệ có liên quan đếnviệc sử dụng đất.

2. Nội dung quy hoạch sử dụng đất quốc phòng, anninh bao gồm:

a) Định hướng sử dụng đất quốc phòng, an ninh;

b) Xác định nhu cầu sử dụng đất quốc phòng, anninh trong kỳ quy hoạch sử dụng đất phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triểnkinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hộicủa quốc gia;

c) Xác định vị trí, diện tích đất quốc phòng, anninh để giao lại cho địa phương quản lý, sử dụng vào mục đích phát triển kinhtế - xã hội;

d) Giải pháp thực hiện quyhoạch sử dụng đất quốc phòng, an ninh.

3. Căn cứ lập kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, anninh bao gồm:

a) Kế hoạch sử dụng đất 05 năm cấp quốc gia, quyhoạch sử dụng đất quốc phòng, an ninh;

b) Nhu cầu sử dụng đất 05 năm quốc phòng, an ninh;

c) Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất quốcphòng, an ninh kỳ trước;

d) Khả năng đầu tư, huy độngnguồn lực để thực hiện kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, an ninh.

4. Nội dung kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, anninh bao gồm:

a) Phân tích, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạchsử dụng đất quốc phòng, an ninh kỳ trước;

b) Xác định khu vực, diện tích đất sử dụng vào mụcđích quốc phòng, an ninh trong kỳ kế hoạch 05 năm và cụ thể đến từng năm;

c) Xác định cụ thể vị trí, diện tích đất quốcphòng, an ninh bàn giao lại cho địa phương quản lý trong kỳ kế hoạch 05 năm;

d) Giảipháp thực hiện kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, an ninh.

Điều 42. Trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

1. Chính phủ tổ chức lập quyhoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trìgiúp Chính phủ trong việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia.

2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnhtổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp huyệntổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện.

Cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh, cấp huyện chủtrì giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp trong việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụngđất.

3. Bộ Quốc phòng tổ chức lập quy hoạch, kế hoạchsử dụng đất quốc phòng; Bộ Công an tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đấtan ninh.

4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

 

Điều 43. Lấy ý kiến về quy hoạch, kế hoạch sửdụng đất

1. Cơ quan tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụngđất quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 42 của Luật này có trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến đónggóp của nhân dân về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

2.Hình thức, nội dung và thời gian lấy ý kiến nhân dân về quy hoạch, kế hoạch sửdụng đất được thực hiện theo quy định sau:

a)Việc lấy ý kiến đóng góp của nhân dân về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấpquốc gia, cấp tỉnh được thực hiện thông qua hình thức công khai thông tin vềnội dung của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên trang thông tin điện tử củaBộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; việc lấy ý kiến đóng gópcủa nhân dân về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện được thực hiện thôngqua hình thức tổ chức hội nghị, lấy ý kiến trực tiếp và công khai thông tin vềnội dung của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên trang thông tin điện tử củaỦy ban nhân dân cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện;

b)Nội dung lấy ý kiến nhân dân về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất gồm các chỉtiêu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, các dự án công trình thực hiện trong kỳquy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;

c)Thời gian lấy ý kiến về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là 30 ngày kể từ ngàycơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định tổ chức lấy ý kiến.

3. Cơ quan có trách nhiệm lấy ý kiến về quy hoạch,kế hoạch sử dụng đất quy định tại khoản 1 Điều này có trách nhiệm xây dựng Báocáo tổng hợp, tiếp thu, giải trình ý kiến của nhân dân và hoàn thiện phương ánquy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trước khi trình Hội đồng thẩm định quy hoạch,kế hoạch sử dụng đất.

4.Đối với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, an ninh, Bộ Quốc phòng, BộCông an có trách nhiệm lấy ý kiến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong quá trình tổchức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

5.Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 44. Thẩm định quy hoạch, kế hoạch sửdụng đất

1. Thẩm quyền thành lập Hội đồng thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất:

a)Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụngđất cấp quốc gia.

BộTài nguyên và Môi trường có trách nhiệm giúp Hội đồng thẩm định trong quá trìnhthẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;

b)Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường thành lập Hội đồng thẩm định quy hoạch,kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, an ninh và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấptỉnh.

Cơquan quản lý đất đai ở trung ương có trách nhiệm giúp Hội đồng thẩm định trongquá trình thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;

c)Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập Hội đồng thẩm định quy hoạch, kếhoạch sử dụng đất cấp huyện.

Cơquan quản lý đất đai cấp tỉnh, cấp huyện có trách nhiệm giúp Hội đồng thẩm địnhtrong quá trình thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

2. Hộiđồng thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp có trách nhiệm thẩm địnhvà gửi Thông báo kết quả thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến cơ quantổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quy định tại Điều 42 của Luật này;cơ quan tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất có trách nhiệm tiếp thu,giải trình theo nội dung thông báo kết quả thẩm định quy hoạch, kế hoạch sửdụng đất.

Trong trường hợp cần thiết, Hội đồng thẩm định quy hoạch,kế hoạch sử dụng đất tổ chức kiểm tra, khảo sát thực địa các khu vực dự kiếnchuyển mục đích sử dụng đất, đặc biệt là việc chuyển mục đích sử dụng đất trồnglúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng.

3.Nội dung thẩm định quy hoạch sử dụng đất bao gồm:

a)Cơ sở pháp lý, cơ sở khoa học của việc lập quy hoạch sử dụng đất;

b)Mức độ phù hợp của phương án quy hoạch sử dụng đất với chiến lược, quy hoạchtổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của quốc gia và địaphương; quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực;

c)Hiệu quả kinh tế - xã hội, môi trường;

d)Tính khả thi của phương án quy hoạch sử dụng đất.

4.Nội dung thẩm định kế hoạch sử dụng đất bao gồm:

a)Mức độ phù hợp của kế hoạch sử dụng đất với quy hoạch sử dụng đất;

b) Mức độ phù hợp của kế hoạch sử dụng đất với kế hoạchphát triển kinh tế - xã hội;

c)Tính khả thi của kế hoạch sử dụng đất.

5.Kinh phí tổ chức thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được xác định thànhmột mục riêng trong kinh phí lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Điều 45.Thẩm quyền quyết định, phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

1. Quốc hội quyết định quyhoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia.

2. Chính phủ phê duyệt quyhoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốcphòng; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất an ninh.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dâncùng cấp thông qua quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh trước khi trìnhChính phủ phê duyệt.

3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnhphê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện.

Ủy ban nhân dân cấp huyệntrình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua quy hoạch sử dụng đất cấp huyệntrước khi trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.

Ủy ban nhân dân cấp huyệntrình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấphuyện. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thông qua danhmục dự án cần thu hồi đất quy định tại khoản 3 Điều 62của Luật này trước khi phê duyệt kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện.

Điều 46. Điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sửdụng đất

1. Việc điều chỉnh quy hoạchsử dụng đất chỉ được thực hiện trong các trường hợp sau đây:

a) Có sự điều chỉnh chiến lược phát triển kinh tế- xã hội, quốc phòng, an ninh của quốc gia; quy hoạch tổng thể phát triển cácvùng kinh tế - xã hội mà sự điều chỉnh đó làm thay đổi cơ cấu sử dụng đất;

b) Do tác động của thiên tai, chiến tranh làm thayđổi mục đích, cơ cấu, vị trí, diện tích sử dụng đất;

c) Có sự điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất của cấptrên trực tiếp làm ảnh hưởng tới quy hoạch sử dụng đất;

d) Có sự điều chỉnh địa giới hành chính của địaphương.

2. Việc điều chỉnh kế hoạchsử dụng đất chỉ được thực hiện khi có sự điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất hoặccó sự thay đổi về khả năng thực hiện kế hoạch sử dụng đất.

3. Nội dung điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất làmột phần của quy hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt. Nội dung điều chỉnh kếhoạch sử dụng đất là một phần của kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt.

Việcđiều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải thực hiện theo quy định tại cácđiều 42, 43, 44 và 48 của Luật này.

4. Cơquan nhà nước có thẩm quyền quyết định, phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụngđất của cấp nào thì có thẩm quyền quyết định, phê duyệt điều chỉnh quy hoạch,kế hoạch sử dụng đất của cấp đó.

Điều 47. Tư vấn lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

1. Trong quá trình lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất,cơ quan chịu trách nhiệm chủ trì việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đượcthuê tư vấn lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

2.Chính phủ quy định điều kiện của tổ chức, cá nhân hoạt động tư vấn lập quyhoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Điều 48. Công bố quy hoạch, kế hoạch sử dụngđất

1. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia, cấptỉnh, cấp huyện sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, phê duyệt phải được công bố công khai.

2. Trách nhiệm công bố quy hoạch, kếhoạch sử dụng đất:

a) Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm công bố côngkhai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia tại trụ sở cơ quan Bộ và trêncổng thông tin điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

b)Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm công bố công khai quy hoạch, kế hoạchsử dụng đất cấp tỉnh tại trụ sở cơ quan và trên cổng thông tin điện tử của Ủyban nhân dân cấp tỉnh;

c)Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm công bố công khai quy hoạch, kế hoạchsử dụng đất cấp huyện tại trụ sở cơ quan, trên cổng thông tin điện tử của Ủyban nhân dân cấp huyện và công bố công khai nội dung quy hoạch, kế hoạch sửdụng đất cấp huyện có liên quan đến xã, phường, thị trấn tại trụ sở Ủy ban nhândân cấp xã.

3. Thờiđiểm, thời hạn công bố quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo quy định sau đây:

a) Thờiđiểm công bố công khai trong vòng 30 ngày kể từ ngày được cơ quan nhà nước cóthẩm quyền quyết định, phê duyệt;

b) Việccông bố công khai được thực hiện trong suốt kỳ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Điều 49. Thực hiện quy hoạch, kế hoạch sửdụng đất

1.Chính phủ tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấpquốc gia.

Thủ tướng Chính phủ phân bổchỉ tiêu sử dụng đất cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Bộ Quốcphòng, Bộ Công an trên cơ sở các chỉ tiêu sử dụng đất cấp quốc gia đã được Quốchội quyết định.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấphuyện có trách nhiệm thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương.

Ủy ban nhân dân cấp xã cótrách nhiệm thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn cấp xã.

Bộ Quốc phòng, Bộ Công an cótrách nhiệm thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, an ninh.

2. Trường hợp quy hoạch sửdụng đất đã được công bố mà chưa có kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện thìngười sử dụng đất được tiếp tục sử dụng và được thực hiện các quyền của ngườisử dụng đất theo quy định của pháp luật.

Trường hợp đã có kế hoạch sửdụng đất hàng năm của cấp huyện thì người sử dụng đất trong khu vực phải chuyểnmục đích sử dụng đất và thu hồi đất theo kế hoạch được tiếp tục thực hiện cácquyền của người sử dụng đất nhưng không được xây dựng mới nhà ở, công trình,trồng cây lâu năm; nếu người sử dụng đất có nhu cầu cải tạo, sửa chữa nhà ở,công trình hiện có thì phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép theoquy định của pháp luật.

3. Diệntích đất ghi trong kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được công bốphải thu hồi để thực hiện dự án hoặc phải chuyển mục đích sử dụng đất mà sau 03năm chưa có quyết định thu hồi đất hoặc chưa được phép chuyển mục đích sử dụngđất thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch sử dụng đất phải điềuchỉnh, hủy bỏ và phải công bố việc điều chỉnh, hủy bỏ việc thu hồi hoặc chuyểnmục đích đối với phần diện tích đất ghi trong kế hoạch sử dụng đất.

Trường hợp cơ quan nhà nướccó thẩm quyền phê duyệt kế hoạch sử dụng đất không điều chỉnh, hủy bỏ hoặc cóđiều chỉnh, hủy bỏ nhưng không công bố việc điều chỉnh, hủy bỏ thì người sửdụng đất không bị hạn chế về quyền theo quy định tại khoản 2 Điều này.

4. Khikết thúc kỳ quy hoạch sử dụng đất mà các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất chưathực hiện hết thì vẫn được tiếp tục thực hiện đến khi quy hoạch sử dụng đất kỳtiếp theo được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, phê duyệt.

5. Chính phủ quy định chi tiết việc tổ chức thực hiện quyhoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Điều 50. Báo cáo thực hiện quy hoạch, kếhoạch sử dụng đất

1. Trách nhiệm báo cáo hàng năm về kết quả thực hiệnquy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được thực hiện theo quy định sau đây:

a) Ủy ban nhân dân cấp xã, cấp huyện có tráchnhiệm gửi báo cáo kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến Ủy bannhân dân cấp trên trực tiếp; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm gửi báocáo kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến Bộ Tài nguyên và Môitrường;

b) Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có trách nhiệm gửibáo cáo kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, an ninhđến Bộ Tài nguyên và Môi trường;

c) Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tổnghợp kết quả thực hiện hàng năm về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cả nướcđể báo cáo Chính phủ trình Quốc hội vào kỳ họp cuối năm.

2. Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đấthàng năm đối với năm cuối của kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu phải kèm theo báo cáotổng hợp việc thực hiện cả kỳ kế hoạch sử dụng đất.

Báocáo kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất hàng năm đối với năm cuối của kỳ quyhoạch sử dụng đất phải kèm theo báo cáo tổng hợp việc thực hiện cả kế hoạch sửdụng đất kỳ cuối và báo cáo tổng hợp việc thực hiện cả kỳ quy hoạch sử dụngđất.

Điều 51. Giải quyết phát sinh về quy hoạch, kế hoạch sử dụngđất sau khi Luật này có hiệu lực thi hành  

1.Đối với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhànước có thẩm quyền quyết định, phê duyệt trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thìphải rà soát, điều tra bổ sung để điềuchỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cho phù hợp với quy định của Luật này khilập kế hoạch sử dụng đất 05 năm (2016 - 2020).

2. KhiLuật này có hiệu lực thi hành mà quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện chưađược cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt thì việc thu hồi đất, giao đất,cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất căn cứvào kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh và danh mục dự án phục vụ phát triển kinh tế- xã hội của cấp huyện do Ủy ban nhân dân cấp huyện tổng hợp trình Ủy ban nhândân cấp tỉnh quyết định.

Việcphê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện phải hoàn thành chậm nhất01 năm kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành.

 

CHƯƠNG V

GIAO ĐẤT, CHO THUÊ ĐẤT, CHUYỂNMỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT

 

Điều52. Căn cứ để giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mụcđích sử dụng đất

1. Kế hoạch sử dụng đất hàngnăm cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

2. Nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong dự án đầu tư,đơn xin giao đất, thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất.

Điều 53.Giao đất, cho thuê đất đối với đất đang có người sử dụng cho người khác

Việc Nhà nước quyết định giao đất, cho thuê đấtđối với đất đang có người sử dụng cho người khác chỉ được thực hiện sau khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thu hồi đất theo quy định của Luật này và phải thực hiện xong việc bồi thường,hỗ trợ, tái định cư theo quy định của pháp luật đối với trường hợp phải giảiphóng mặt bằng.

Điều 54. Giao đất không thu tiền sử dụng đất

Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất trong cáctrường hợp sau đây:

1. Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nôngnghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối được giao đất nông nghiệp tronghạn mức quy định tại Điều 129 của Luật này;

2.Người sử dụng đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất là rừngtự nhiên, đất xây dựng trụ sở cơ quan,đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh;đất sử dụng vào mục đích công cộng không nhằm mục đích kinh doanh; đất làm nghĩa trang, nghĩa địa không thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 55 củaLuật này;

3. Tổ chức sự nghiệp cônglập chưa tự chủ tài chính sử dụng đất xây dựng công trình sự nghiệp;

4.Tổ chức sử dụng đất để xây dựng nhà ở phục vụ tái định cư theo dự án của Nhànước;

5.Cộng đồng dân cư sử dụng đất nông nghiệp; cơ sở tôn giáo sử dụng đất phi nôngnghiệp quy định tại Điều 159 của Luật này.

 

Điều 55. Giao đất có thu tiền sử dụng đất

Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất trong cáctrường hợp sau đây:

1.Hộ gia đình, cá nhân được giao đất ở;

2. Tổ chức kinh tế được giao đất để thực hiện dự án đầu tưxây dựng nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê;

3. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được giao đất để thực hiện dự án đầu tưxây dựng nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê;

4. Tổ chức kinh tế được giaođất thực hiện dự án đầu tư hạ tầng nghĩa trang, nghĩa địa để chuyển nhượngquyền sử dụng đất gắn với hạ tầng.

Điều 56. Cho thuê đất

1. Nhànước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm hoặc thu tiền thuê đất một lần chocả thời gian thuê trong các trường hợp sau đây:

a) Hộ gia đình, cá nhân sử dụngđất để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối;

b) Hộ gia đình, cá nhân có nhucầu tiếp tục sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức được giao quy định tại Điều 129của Luật này;

c) Hộgia đình, cá nhân sử dụng đất thương mại, dịch vụ; đấtsử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất sảnxuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp;

d) Hộgia đình, cá nhân sử dụng đất để xây dựng công trình công cộng có mục đích kinhdoanh;

đ) Tổchức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tưnước ngoài sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư sản xuất nông nghiệp, lâmnghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối; đất sản xuất, kinh doanh phinông nghiệp; đấtxây dựng công trình công cộng có mục đích kinh doanh; đất để thực hiện dự ánđầu tư nhà ở để cho thuê;

e) Tổ chức kinh tế, tổ chức sự nghiệp công lập tự chủ tài chính, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanhnghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng đất xây dựng công trình sự nghiệp;

g) Tổchức nước ngoài có chức năng ngoại giao sử dụng đất để xây dựng trụ sở làmviệc.

2. Nhànước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm đối với đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng đất để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp,nuôi trồng thủy sản, làm muối hoặc sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồngthủy sản, làm muối kết hợp với nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.

Điều 57. Chuyển mục đích sử dụng đất

1. Các trườnghợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyềnbao gồm:

a)Chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng, đất nuôi trồngthủy sản, đất làm muối;

b)Chuyển đất trồng cây hàng năm khác sang đất nuôi trồng thủy sản nước mặn, đấtlàm muối, đất nuôi trồng thủy sản dưới hình thức ao, hồ, đầm;

c)Chuyển đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang sử dụng vàomục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp;

d)Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp;

đ) Chuyển đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất không thu tiền sửdụng đất sang đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụngđất hoặc thuê đất;

e)Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở;

g) Chuyển đấtxây dựng công trình sự nghiệp, đất sử dụng vào mục đích công cộng có mục đíchkinh doanh, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thươngmại, dịch vụ sang đất thương mại, dịch vụ; chuyển đất thương mại, dịch vụ, đấtxây dựng công trình sự nghiệp sang đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp.

2. Khi chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định tạikhoản 1 Điều này thì người sử dụngđất phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; chế độ sử dụng đất, quyền và nghĩa vụ của người sửdụng đất được áp dụng theo loại đất sau khi được chuyển mục đích sử dụng.

Điều 58. Điều kiện giao đất, cho thuê đất,cho phép chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư

1.Đối với dự án có sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụngvào các mục đích khác mà không thuộc trường hợp được Quốc hội quyết định, Thủtướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư thì cơ quan nhà nước có thẩm quyềnchỉ được quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụngđất khi có một trong các văn bản sau đây:

a)Văn bản chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ đối với trường hợp chuyển mục đíchsử dụng từ 10 héc ta đất trồng lúa trở lên; từ 20 héc ta đất rừng phòng hộ, đấtrừng đặc dụng trở lên;

b)Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh đối với trường hợp chuyển mục đích sửdụng dưới 10 héc ta đất trồng lúa; dưới 20 héc ta đất rừng phòng hộ, đất rừngđặc dụng.

2.Đối với dự án sử dụng đất tại các đảo và các xã, phường, thị trấn biên giới,ven biển thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ được quyết định giao đất, chothuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất khi được sự chấp thuận bằng vănbản của các bộ, ngành có liên quan.

3.Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụngđất để thực hiện dự án đầu tư phải có các điều kiện sau đây:

a)Có năng lực tài chính để bảo đảm việc sử dụng đất theo tiến độ của dự án đầutư;

b)Phải ký quỹ theo quy định của pháp luật về đầu tư;

c)Không vi phạm quy định của pháp luật về đất đai đối với trường hợp đang sử dụngđất do Nhà nước giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư khác.

4.Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 59.Thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất

1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnhquyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trong cáctrường hợp sau đây:

a) Giao đất,cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với tổ chức;

b) Giao đất đối với cơ sở tôngiáo;

c) Giao đất đối với người Việt Nam định cư ởnước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại khoản 3Điều 55 của Luật này;

d) Cho thuê đất đối với  người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanhnghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều56 của Luật này;

đ) Cho thuê đất đối với tổ chứcnước ngoài có chức năng ngoại giao.

2. Ủy ban nhân dân cấp huyện quyếtđịnh giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trong cáctrường hợp sau đây:

a) Giao đất, cho thuê đất, chophép chuyển mục đích sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân. Trường hợp cho hộgia đình, cá nhân thuê đất, cho phépchuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp để sử dụng vào mục đích thương mại, dịch vụ với diện tích từ 0,5 héc tatrở lên thì phải có văn bản chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trước khiquyết định;

b) Giao đất đối với cộng đồng dâncư.

3. Ủy ban nhân dân cấp xã chothuê đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã,phường, thị trấn.

4. Cơ quan có thẩm quyền quyết định giao đất, cho thuêđất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đấtquy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này không được ủy quyền.

Điều 60. Xử lý trường hợp giao đất, cho thuêđất trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành  

1. Tổ chức kinh tế, hộ giađình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc trường hợp thuê đất theo quy định của Luậtnày mà đã được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đấttrước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thì được tiếp tục sử dụng đất theo thời hạn sử dụng đất còn lại mà không phải chuyển sang thuê đất. Khi hết thời hạn sử dụng đất, nếuđược cơ quan nhà nước có thẩm quyền gia hạn thì phải chuyển sang thuê đất theoquy định của Luật này.

2. Tổ chức, hộ gia đình, cánhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc trường hợp thuê đất theo quy địnhcủa Luật này mà đã được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất trước ngàyLuật này có hiệu lực thi hành thì phải chuyển sang thuê đất kể từ ngày Luật nàycó hiệu lực thi hành và nộp tiền thuê đất.

3. Tổchức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộctrường hợp thuê đất theo quy định của Luật này mà đã nhận chuyển quyền sử dụngđất hợp pháp trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thì được tiếp tục sử dụngđất trong thời hạn sử dụng đất còn lại mà không phải chuyển sang thuê đất theoquy định của Luật này.

4. Tổ chức kinh tế thuộc trườnghợp thuê đất theo quy định của Luật này mà đã nhận chuyển quyền sử dụng đấtnông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụngđất để thực hiện dự án đầu tư sản xuất nông nghiệp trước ngày Luật này có hiệulực thi hành thì được tiếp tục sử dụng đất trong thời hạn còn lại của dự án mà không phải chuyển sang thuê đất theo quy địnhcủa Luật này.

5. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệpcó vốn đầu tư nước ngoài được Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất một lầncho cả thời gian thuê để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc bánkết hợp cho thuê trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thì được tiếp tụcthuê đất trong thời hạn sử dụng đất còn lại hoặc chuyển sang giao đất có thu tiềnsử dụng đất theo quy định của Luật này nếu có nhu cầu.

 

CHƯƠNG VI

THU HỒI ĐẤT, TRƯNG DỤNG ĐẤT, BỒI THƯỜNG,HỖ TRỢ, TÁI ĐỊNH CƯ

Mục 1

THU HỒI ĐẤT, TRƯNG DỤNG ĐẤT

Điều61. Thu hồi đất mục đích quốc phòng, an ninh

Nhà nước thu hồi đất vì mụcđích quốc phòng, an ninh trong các trường hợp sau đây:

1. Làmnơi đóng quân, trụ sở làm việc;

2.Xây dựng căn cứ quân sự;

3.Xây dựng công trình phòng thủ quốc gia, trận địa và công trình đặc biệt về quốcphòng, an ninh;

4.Xây dựng ga, cảng quân sự;

5.Xây dựng công trình công nghiệp, khoa học và công nghệ, văn hóa, thể thao phụcvụ trực tiếp cho quốc phòng, an ninh;

6.Xây dựng kho tàng của lực lượng vũ trang nhân dân;

7.Làm trường bắn, thao trường, bãi thử vũ khí, bãi hủy vũ khí;

8. Xây dựng cơ sở đào tạo, trung tâm huấn luyện,bệnh viện, nhà an dưỡng của lực lượng vũ trang nhân dân;

9.Xây dựng nhà công vụ của lực lượng vũ trang nhân dân;

10.Xây dựng cơ sở giam giữ, cơ sở giáo dục do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý.

Điều62. Thu hồi đất để phát triển kinhtế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng

Nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia,công cộng trong các trường hợp sau đây:

1. Thực hiện cácdự án quan trọng quốc gia do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư mà phải thuhồi đất;

2. Thực hiệncác dự án do Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, quyết định đầu tư mà phải thuhồi đất, bao gồm:

a) Dự án xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khukinh tế; khu đô thị mới, dự án đầu tư bằng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chínhthức (ODA);

b) Dự án xây dựngtrụ sở cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chứcchính trị - xã hội ở trung ương;trụ sở của tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao; công trình di tích lịch sử - văn hóa, danhlam thắng cảnh được xếp hạng, công viên, quảng trường, tượng đài, bia tưởngniệm, công trình sựnghiệp công cấp quốc gia;

c) Dự án xây dựngkết cấu hạ tầng kỹ thuật cấp quốc gia gồm giao thông, thủy lợi, cấp nước, thoátnước, điện lực, thông tin liên lạc; hệ thống dẫn, chứa xăng dầu, khí đốt; khodự trữ quốc gia; công trình thu gom, xử lý chất thải;

3. Thực hiệncác dự án do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh chấp thuận mà phải thu hồi đất baogồm:

a) Dự án xâydựng trụ sở cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chứcchính trị - xã hội; công trình ditích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh được xếp hạng, công viên, quảngtrường, tượng đài, bia tưởng niệm, công trình sự nghiệp công cấp địa phương;

b) Dự án xâydựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật của địa phương gồm giao thông, thủy lợi, cấpnước, thoát nước, điện lực, thông tin liên lạc, chiếu sáng đô thị; công trìnhthu gom, xử lý chất thải;

c) Dự án xâydựng công trình phục vụ sinh hoạt chung của cộng đồng dân cư; dự án tái địnhcư, nhà ở cho sinh viên, nhà ở xã hội, nhà ở công vụ; xây dựng công trình củacơ sở tôn giáo; khu văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí phục vụ công cộng;chợ; nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng;

d) Dự án xây dựng khu đô thị mới, khu dân cư nông thôn mới; chỉnh trangđô thị, khu dân cư nông thôn; cụm công nghiệp; khu sản xuất, chế biến nông sản,lâm sản, thủy sản, hải sản tập trung; dự án phát triển rừng phòng hộ, rừng đặcdụng;

đ) Dự án khaithác khoáng sản được cơ quan có thẩm quyền cấp phép, trừ trường hợp khai tháckhoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, than bùn, khoáng sản tại các khuvực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ và khai thác tận thu khoáng sản.

Điều 63. Căn cứ thu hồi đất mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hộilợi ích quốc gia, công cộng

Việc thu hồi đất vì mục đíchquốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng phải dựa trên các căn cứ sau đây:

          1. Dựán thuộc các trường hợp thu hồi đất quy định tại Điều 61 và Điều 62 của Luậtnày;

2. Kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phêduyệt;

3. Tiến độ sửdụng đất thực hiện dự án.

Điều 64. Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai

1.Các trường hợp thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai bao gồm:

a) Sử dụng đất không đúng mục đích đã được Nhà nước giao,cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất và đã bị xử phạt vi phạm hành chính vềhành vi sử dụng đất không đúng mục đích mà tiếp tục vi phạm;

b) Người sử dụng đất cố ý hủy hoại đất;

c) Đất được giao, cho thuê khôngđúng đối tượng hoặc không đúng thẩm quyền;

d) Đất không được chuyển nhượng, tặng cho theo quy địnhcủa Luật này mà nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho;

đ) Đất được Nhà nước giao để quản lý mà để bị lấn, chiếm;

e) Đất không được chuyển quyền sử dụng đất theo quy địnhcủa Luật này mà người sử dụng đất do thiếu trách nhiệm để bị lấn, chiếm;

g) Người sử dụng đất không thực hiện nghĩa vụ đối với Nhànước và đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà không chấp hành;

h) Đất trồng cây hàng năm không đượcsử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục; đất trồng cây lâu năm không được sửdụng trong thời hạn 18 tháng liên tục; đất trồng rừng không được sử dụng trongthời hạn 24 tháng liên tục;

i) Đất được Nhà nước giao, chothuê để thực hiện dự án đầu tư mà không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liêntục hoặc tiến độ sử dụng đất chậm 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầutư kể từ khi nhận bàn giao đất trên thực địa phải đưa đất vào sử dụng; trườnghợp không đưa đất vào sử dụng thì chủ đầu tư được gia hạn sử dụng 24 tháng vàphải nộp cho Nhà nước khoản tiền tương ứng với mức tiền sử dụng đất, tiền thuêđất đối với thời gian chậm tiến độ thực hiện dự án trong thời gian này; hết thờihạn được gia hạn mà chủ đầu tư vẫn chưa đưa đất vào sử dụng thì Nhà nước thuhồi đất mà không bồi thường về đất và tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợpdo bất khả kháng.

2. Việc thu hồi đất do vi phạm phápluật đất đai phải căn cứ vào các văn bản, quyết định của cơ quan nhà nước cóthẩm quyền xác định hành vi vi phạm pháp luật đất đai.

3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

 Điều 65. Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụngđất theo pháp luật, tự nguyện, cónguy cơ đe dọa tính mạng con người

1. Các trường hợp thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đấttheo pháp luật, tự nguyện, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người bao gồm:

a) Tổ chức được Nhà nước giao đất khôngthu tiền sử dụng đất, được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất mà tiền sửdụng đất có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước bị giải thể, phá sản, chuyển đi nơikhác, giảm hoặc không còn nhu cầu sử dụng đất; người sử dụng đất thuê của Nhànước trả tiền thuê đất hàng năm bị giải thể, phá sản, chuyển đi nơi khác, giảmhoặc không còn nhu cầu sử dụng đất;

b) Cá nhân sử dụng đất chết mà không có người thừa kế;

c) Người sử dụng đất tự nguyện trả lại đất;

d) Đất được Nhà nước giao, cho thuê có thời hạn nhưngkhông được gia hạn;

đ) Đất ở trongkhu vực bị ô nhiễm môi trường có nguy cơ đe dọa tính mạng con người;

e) Đất ở có nguy cơ sạt lở, sụtlún, bị ảnh hưởng bởi hiện tượng thiên tai khác đe dọa tính mạng con người.

2. Việc thu hồi đất theo quy địnhtại khoản 1 Điều này phải dựa trên các căn cứ sau đây:

a) Văn bản của cơ quan có thẩm quyền giải quyết đã cóhiệu lực pháp luật đối với trường hợp thu hồi đất quy định tại điểm a khoản 1Điều này;

b) Giấy chứng tử hoặc quyết định tuyên bố một người là đãchết theo quy định của pháp luật và văn bản xác nhận không có người thừa kế củaỦy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của người để thừa kế đã chết đó đối vớitrường hợp thu hồi đất quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;

c) Văn bản trả lại đất của người sử dụng đất đối vớitrường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;

d) Quyết định giao đất, quyết định cho thuê đất đối vớitrường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này;

đ) Văn bản của cơ quan có thẩm quyền xác định mức độ ônhiễm môi trường, sạt lở, sụt lún, bịảnh hưởng bởi hiện tượng thiên tai khác đe dọa tính mạng con người đốivới trường hợp quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều này.

3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 66. Thẩm quyền thu hồi đất

1.Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:

a) Thu hồi đất đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, ngườiViệt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanhnghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2Điều này;

b) Thu hồi đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã,phường, thị trấn.

2. Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất trongcác trường hợp sau đây:

a) Thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồngdân cư;

b) Thu hồi đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoàiđược sở hữu nhà ở tại Việt Nam.

3. Trường hợp trong khu vực thu hồi đất có cả đối tượng quyđịnh tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết địnhthu hồi đất hoặc ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất.

Điều 67. Thông báo thu hồi đất và chấp hànhquyết định thu hồi đất mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hộilợi ích quốc gia, công cộng

1. Trước khi có quyết định thu hồiđất, chậm nhất là 90 ngày đối với đất nông nghiệp và 180 ngày đối với đất phinông nghiệp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải thông báo thu hồi đất cho ngườicó đất thu hồi biết. Nội dung thông báo thu hồi đất bao gồm kế hoạch thu hồiđất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm.

2. Trường hợp người sử dụng đất trong khu vực thu hồi đấtđồng ý để cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi đất trước thời hạn quy địnhtại khoản 1 Điều này thì Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định thu hồiđất mà không phải chờ đến hết thời hạn thông báo thu hồi đất.

3. Người có đất thu hồi cótrách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giảiphóng mặt bằng trong quá trình điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm, xây dựng phương án bồithường, hỗ trợ, tái định cư.

4. Khi quyết định thu hồi đất có hiệu lực thi hành vàphương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được cơ quan nhà nước có thẩmquyền phê duyệt được công bố công khai, người có đất thu hồi phải chấp hànhquyết định thu hồi đất.

Điều 68. Tổ chức làm nhiệm vụ bồithường, giải phóng mặt bằng; quản lý đất đã thu hồi

1. Tổchức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng bao gồm tổchức dịch vụ công về đất đai, Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

2. Đất đã thuhồi được giao để quản lý, sửdụng theo quy định sau đây:

a) Đất đã thuhồi theo quy định tại Điều 61 và Điều 62 của Luật này thì giao cho chủ đầu tưđể thực hiện dự án đầu tư hoặc giao cho tổ chức dịch vụ công về đất đai để quảnlý;

b) Đất đã thuhồi theo quy định tại khoản 1 Điều 64 và các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 65 củaLuật này thì giao cho tổ chức dịch vụ công về đất đai để quản lý, đấu giá quyềnsử dụng đất.

Trường hợpđất đã thu hồi theo quy định tại khoản 1 Điều 64 và các điểm a, b, c và d khoản1 Điều 65 của Luật này là đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân ở nông thônthì giao cho Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý. Quỹ đất này được giao, cho thuêđối với hộ gia đình, cá nhân không có đất hoặc thiếu đất sản xuất theo quy địnhcủa pháp luật.

3. Chính phủquy định chi tiết Điều này.

Điều 69. Trình tự, thủ tục thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế- xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng

1.Xây dựng và thực hiện kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểmđếm:

a) Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyềnthu hồi đất ban hành thông báo thu hồi đất.

Thông báo thu hồi đất được gửi đến từng người có đất thu hồi, họp phổ biến đến người dântrong khu vực có đất thu hồi và thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng,niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khudân cư nơi có đất thu hồi;

b) Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm phối hợp với tổchức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng triển khai thực hiện kế hoạchthu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm;

c) Người sử dụng đất có trách nhiệm phối hợp với tổ chứclàm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thực hiện việc điều tra, khảo sát,đo đạc xác định diện tích đất, thống kê nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất đểlập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, lập dự án đầu tư;

d)Trường hợp người sử dụng đất trong khuvực có đất thu hồi không phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường,giải phóng mặt bằng trong việc điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm thì Ủy bannhân dân cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi có đất thu hồi và tổchức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng tổ chức vận động, thuyết phụcđể người sử dụng đất thực hiện.

Trongthời hạn 10 ngày kể từ ngày được vận động, thuyết phục mà người sử dụng đất vẫnkhông phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thì Chủtịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định kiểm đếm bắt buộc. Người cóđất thu hồi có trách nhiệm thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc. Trường hợpngười có đất thu hồi không chấp hành thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện banhành quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc và tổ chứcthực hiện cưỡng chế theo quy định tại Điều 70 của Luật này.

2. Lập, thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ, tái địnhcư được thực hiện theo quy định sau đây:

a) Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường,giải phóng mặt bằng có trách nhiệm lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái địnhcư và phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất thu hồi tổ chức lấy ý kiếnvề phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo hình thức tổ chức họp trựctiếp với người dân trong khu vực có đất thu hồi, đồng thời niêm yết công khaiphương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dâncư nơi có đất thu hồi.

Việc tổ chức lấy ý kiến phải được lập thành biên bản cóxác nhận của đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã, đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc ViệtNam cấp xã, đại diện những người có đất thu hồi.

Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng cótrách nhiệm tổng hợp ý kiến đóng góp bằng văn bản, ghi rõ số lượng ý kiến đồngý, số lượng ý kiến không đồng ý, số lượng ý kiến khác đối với phương án bồithường, hỗ trợ, tái định cư; phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất thuhồi tổ chức đối thoại đối với trường hợp còn có ý kiến không đồng ý về phươngán bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; hoàn chỉnh phương án trình cơ quan có thẩmquyền;

b) Cơ quan có thẩm quyền thẩm định phương án bồi thường,hỗ trợ, tái định cư trước khi trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyếtđịnh thu hồi đất.

3. Việc quyết định thu hồi đất, phê duyệt và tổ chức thựchiện phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định sau đây:

a) Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quy định tại Điều 66của Luật này quyết định thu hồi đất, quyết định phê duyệt phương án bồi thường,hỗ trợ, tái định cư trong cùng một ngày;

b) Tổ chức làm nhiệmvụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dâncấp xã phổ biến và niêm yết công khai quyết định phê duyệt phương án bồi thường,hỗ trợ, tái định cư tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và địa điểm sinh hoạt chungcủa khu dân cư nơi có đất thu hồi; gửi quyết định bồi thường, hỗ trợ, tái địnhcư đến từng người có đất thu hồi, trong đó ghi rõ về mức bồi thường, hỗ trợ, bốtrí nhà hoặc đất tái định cư (nếu có), thời gian, địa điểm chi trả tiền bồithường, hỗ trợ; thời gian bố trí nhà hoặc đất tái định cư (nếu có) và thời gianbàn giao đất đã thu hồi cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặtbằng;

c) Tổ chức thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ, bố trí táiđịnh cư theo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được phê duyệt;

d)Trường hợp người có đất thu hồi không bàn giao đất cho tổ chức làm nhiệm vụ bồithường, giải phóng mặt bằng thì Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốcViệt Nam cấp xã nơi có đất thu hồi và tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giảiphóng mặt bằng tổ chức vận động, thuyết phục để người có đất thu hồi thực hiện.

Trường hợp người có đất thu hồi đã được vận động, thuyếtphục nhưng không chấp hành việc bàn giao đất cho tổ chức làm nhiệm vụ bồithường, giải phóng mặt bằng thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyếtđịnh cưỡng chế thu hồi đất và tổ chức thực hiện việc cưỡng chế theo quy địnhtại Điều 71 của Luật này.

4. Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằngcó trách nhiệm quản lý đất đã được giải phóng mặt bằng.

Điều 70. Cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc

1. Nguyên tắc cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắtbuộc:

a) Việc cưỡng chế phải tiến hành công khai, dânchủ, khách quan, bảo đảm trật tự, an toàn, đúng quy định của pháp luật;

b) Thời điểm bắt đầu tiến hành cưỡng chế được thực hiệntrong giờ hành chính.

2. Cưỡngchế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc được thực hiện khi có đủ các điềukiện sau đây:

a) Sau khi có quyết định kiểm đếm bắt buộc và đã được Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủyban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi có đất thu hồi và tổ chức làm nhiệm vụbồi thường, giải phóng mặt bằng vận động, thuyết phục mà người có đất thu hồi không chấp hành;

b)Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc đã được niêm yếtcông khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất thu hồi, tại địa điểmsinh hoạt chung của khu dân cư;

c)Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc đã có hiệu lực thihành;

d) Người bị cưỡng chế đã nhận được quyết định cưỡng chếcó hiệu lực thi hành.

Trường hợp người bị cưỡng chế từ chối không nhận quyếtđịnh cưỡng chế hoặc vắng mặt khi giao quyết định cưỡng chế thì Ủy ban nhân dâncấp xã lập biên bản.

3. Chủtịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế thực hiện quyết địnhkiểm đếm bắt buộc và tổ chức thực hiện quyết định cưỡng chế.

4.Trình tự, thủ tục thực hiện quyết định cưỡng chế kiểm đếm bắt buộc:

a) Tổchức được giao thực hiện cưỡng chế vận động, thuyết phục, đối thoại với người bịcưỡng chế;

b)Trường hợp người bị cưỡng chế chấp hành quyết định cưỡng chế thì tổ chức đượcgiao thực hiện cưỡng chế lập biên bản ghi nhận sự chấp hành và thực hiện điềutra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm.

Trườnghợp người bị cưỡng chế không chấp hành quyết định cưỡng chế thì tổ chức đượcgiao thực hiện cưỡng chế thi hành quyết định cưỡng chế.

Điều 71. Cưỡng chế thực hiện quyết định thuhồi đất

1. Nguyên tắc cưỡng chế thực hiệnquyết định thu hồi đất được thựchiện theo quy định tại khoản 1Điều 70 của Luật này.

2.Cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất được thực hiện khi có đủ các điềukiện sau đây:

a) Người có đất thu hồi không chấp hành quyết định thuhồi đất sau khi Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xãnơi có đất thu hồi và tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng đã vậnđộng, thuyết phục;

b)Quyết định cưỡng chế đã được niêm yết công khai tại địa điểm sinh hoạt chungcủa khu dân cư, tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất thu hồi;

c)Quyết định cưỡng chế của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện đã có hiệu lực thihành;

d) Người bị cưỡng chế đã nhận được quyết định cưỡng chếcó hiệu lực thi hành.

Trường hợp người bị cưỡng chế từ chối không nhận quyếtđịnh cưỡng chế hoặc vắng mặt khi giao quyết định cưỡng chế thì Ủy ban nhân dâncấp xã lập biên bản.

3.Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế thực hiệnquyết định thu hồi đất và tổ chức thực hiện quyết định cưỡng chế.

4.Trình tự, thủ tục thực hiện cưỡng chế thu hồi đất:

a)Trước khi tiến hành cưỡng chế, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết địnhthành lập Ban thực hiện cưỡng chế;

b)Ban thực hiện cưỡng chế vận động, thuyết phục, đối thoại với người bị cưỡngchế; nếu người bị cưỡng chế chấp hành thì Ban thực hiện cưỡng chế lập biên bảnghi nhận sự chấp hành. Việc bàn giao đất được thực hiện chậm nhất sau 30 ngàykể từ ngày lập biên bản;

c)Trường hợp người bị cưỡng chế không chấp hành quyết định cưỡng chế theo quyđịnh tại điểm b khoản này thì Ban thực hiện cưỡng chế tổ chức thực hiện cưỡngchế;

d)Ban thực hiện cưỡng chế có quyền buộc người bị cưỡng chế và những người có liênquan phải ra khỏi khu đất cưỡng chế, tự chuyển tài sản ra khỏi khu đất cưỡngchế; nếu không thực hiện thì Ban thực hiện cưỡng chế có trách nhiệm di chuyển ngườibị cưỡng chế và người có liên quan cùng tài sản ra khỏi khu đất cưỡng chế.

Trườnghợp người bị cưỡng chế từ chối nhận tài sản thì Ban thực hiện cưỡng chế phảilập biên bản, tổ chức thực hiện bảo quản tài sản theo quy định của pháp luật vàthông báo cho người có tài sản nhận lại tài sản.

5.Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện quyết định cưỡng chế thuhồi đất:

a)Ủy ban nhân dân cấp huyện chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện việc cưỡng chế,giải quyết khiếu nại liên quan đến việc cưỡng chế theo quy định của pháp luậtvề khiếu nại; thực hiện phương án tái định cư trước khi thực hiện cưỡng chế vàcác điều kiện, phương tiện cần thiết phục vụ cho việc cưỡng chế; bố trí kinhphí cưỡng chế thu hồi đất;

 b) Ban thực hiện cưỡng chế có trách nhiệm chủtrì lập phương án cưỡng chế và dự toán kinh phí cho hoạt động cưỡng chế trìnhỦy ban nhân dân cấp có thẩm quyền phê duyệt; thực hiện cưỡng chế theo phương ánđã được phê duyệt; bàn giao đất cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giảiphóng mặt bằng;

Trường hợp trên đất thu hồi có tài sản thì Ban thực hiệncưỡng chế phải bảo quản tài sản; chi phí bảo quản tài sản đó do chủ sở hữu chịutrách nhiệm thanh toán.

c)Lực lượng Công an có trách nhiệm bảo vệ trật tự, an toàn trong quá trình tổchức thi hành quyết định cưỡng chế thu hồi đất;

d)Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất thu hồi có trách nhiệm phối hợp với cơ quan,đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện việc giao, niêm yết công khai quyết địnhcưỡng chế thu hồi đất; tham gia thực hiện cưỡng chế; phối hợp với tổ chức làmnhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng niêm phong, di chuyển tài sản củangười bị cưỡng chế thu hồi đất;

đ)Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan chịu trách nhiệm phối hợp với Banthực hiện cưỡng chế thực hiện việc cưỡng chế thu hồi đất khi Ban thực hiệncưỡng chế có yêu cầu;

6.Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 72.Trưng dụng đất

1. Nhà nước trưng dụng đấttrong trường hợp thật cần thiết để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh hoặctrong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai.

2. Quyết định trưng dụng đất phải được thể hiện bằngvăn bản; trường hợp khẩn cấp không thể ra quyết định bằng văn bản thì người cóthẩm quyền được quyết định trưng dụng đất bằng lời nói nhưng phải viết giấyxác nhận việc quyết định trưng dụng đất ngay tại thời điểm trưng dụng. Quyết địnhtrưng dụng đất có hiệu lực thi hành kể từ thời điểm ban hành.

Chậm nhất là 48 giờ, kể từ thời điểm quyết địnhtrưng dụng đất bằng lời nói, cơ quan của người đã quyết định trưng dụng đất bằnglời nói có trách nhiệm xác nhận bằng văn bản việc trưng dụng đất và gửi cho ngườicó đất trưng dụng.

3. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an,Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nôngthôn, Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Công Thương, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên vàMôi trường, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyệncó thẩm quyền quyết định trưng dụng đất, quyết định gia hạn trưng dụng đất. Ngườicó thẩm quyền trưng dụng đất không được phân cấp thẩm quyền cho người khác.

4. Thời hạn trưng dụng đất là không quá 30 ngàybắt đầu từ khi quyết định trưng dụng có hiệu lực thi hành. Trường hợp trong tìnhtrạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp thì thời hạn trưng dụng được tính từngày ra quyết định đến không quá 30 ngày kể từ ngày bãi bỏ tình trạng chiếntranh, tình trạng khẩn cấp.

Trường hợp hết thời hạn trưng dụng đất mà mụcđích của việc trưng dụng chưa hoàn thành thì được gia hạn nhưng không quá 30ngày. Quyết định gia hạn trưng dụng đất phải được thể hiện bằng văn bản và gửicho người có đất trưng dụng trước khi kết thúc thời hạn trưng dụng.

5. Người có đất trưng dụng phải chấp hành quyết địnhtrưng dụng. Trường hợp quyết định trưng dụng đất đã được thực hiện theo đúngquy định của pháp luật mà người có đất trưng dụng không chấp hành thì ngườiquyết định trưng dụng đất ra quyết định cưỡng chế thi hành và tổ chức cưỡngchế thi hành hoặc giao cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện nơi cóđất trưng dụng tổ chức cưỡng chế thi hành.

6. Người có thẩm quyền trưng dụng đất có tráchnhiệm giao cho tổ chức, cá nhân quản lý, sử dụng đất trưng dụng đúng mục đích,hiệu quả; hoàn trả đất khi hết thời hạn trưng dụng; bồi thường thiệt hại do việctrưng dụng đất gây ra.

7. Việc bồi thường thiệt hại do việc trưng dụng đấtgây ra thực hiện theo quy định sau:

a) Người có đất trưng dụng được bồi thường thiệthại trong trường hợp đất trưng dụng bị hủy hoại; trường hợp người có đất trưngdụng bị thiệt hại về thu nhập do việc trưng dụng đất trực tiếp gây ra;

b) Trường hợp đất trưng dụng bị hủy hoại thì việcbồi thường được thực hiện bằng tiền theo giá chuyển nhượng quyền sử dụng đấttrên thị trường tại thời điểm thanh toán;

c) Trường hợp thu nhập của người có đất trưng dụngbị thiệt hại do việc trưng dụng đất trực tiếp gây ra thì mức bồi thường đượcxác định căn cứ vào mức thiệt hại thu nhập thực tế tính từ ngày giao đất trưngdụng đến ngày hoàn trả đất trưng dụng được ghi trong quyết định hoàn trả đấttrưng dụng.

Mức thiệt hại thu nhập thực tế phải phù hợp vớithu nhập do đất trưng dụng mang lại trong điều kiện bình thường trước thời điểmtrưng dụng đất;

d) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyệnnơi có đất trưng dụng thành lập Hội đồng để xác định mức bồi thường thiệt hạido thực hiện trưng dụng đất gây ra trên cơ sở văn bản kê khai của người sử dụngđất và hồ sơ địa chính. Căn cứ vào mức bồi thường thiệt hại do Hội đồng xác định,Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện quyết định mức bồi thường.

đ) Tiền bồi thường thiệt hại do việc trưng dụng đấtgây ra được ngân sách nhà nước chi trả một lần, trực tiếp cho người có đấttrưng dụng trong thời hạn không quá 30 ngày, kể từ ngày hoàn trả đất.

8. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 73. Sử dụng đất thông qua hình thức nhậnchuyển nhượng, thuê quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất đểsản xuất, kinh doanh

1. Việc sử dụng đất để thực hiện dự án, công trình sản xuất, kinh doanhkhông thuộc trường hợp Nhà nước thu hồi đất quy định tại Điều 61 và Điều 62 củaLuật này mà phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước cóthẩm quyền phê duyệt thì chủ đầu tư được nhậnchuyển nhượng, thuê quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất theoquy định của pháp luật.

2.Nhà nước có chính sách khuyến khích việc thuê quyền sử dụng đất, nhận góp vốnbằng quyền sử dụng đất của tổ chứckinh tế, hộgia đình, cá nhân để thực hiện dự án, công trình sản xuất, kinh doanh.

3. Chính phủ quy định chi tiếtĐiều này.

 

Mục 2

BỒI THƯỜNG VỀ ĐẤT, HỖ TRỢ VÀ TÁIĐỊNH CƯ

 

Điều 74. Nguyên tắc bồi thường về đất khi Nhànước thu hồi đất

1. Người sử dụng đất khiNhà nước thu hồi đất nếu có đủ điều kiện được bồi thường quy định tại Điều 75 của Luật này thì được bồi thường.

2.Việc bồi thường được thực hiện bằng việc giao đất có cùng mụcđích sử dụng với loại đất thu hồi, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiềntheo giá đất cụthể của loại đất thu hồi do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tại thời điểm quyết địnhthu hồi đất.

3. Việc bồi thường khi Nhànước thu hồi đất phải bảo đảm dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, kịp thời và đúng quy định của phápluật.

Điều 75. Điều kiện được bồi thường về đất khiNhà nước thu hồi đất mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hộilợi ích quốc gia, công cộng

1. Hộ gia đình, cá nhânđang sử dụng đất không phải là đất thuê trả tiền thuê đất hàng năm, có Giấy chứngnhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đấtở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liềnvới đất (sau đây gọi chung làGiấy chứng nhận) hoặc có đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sởhữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp, trừtrường hợp quy định tại khoản 2 Điều 77 của Luật này; người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở gắnliền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam mà có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữunhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp.

2.Cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng đang sử dụng đất mà không phải làđất do Nhà nước giao, cho thuê và có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện để đượccấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắnliền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp.

3.Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụngđất, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trongkhu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế,có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụngđất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luậtnày mà chưa được cấp.

4. Tổ chức được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất,cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê; nhận thừa kế quyềnsử dụng đất, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất đã nộp,tiền nhận chuyển nhượng đã trả không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước, có Giấychứng nhận hoặc có đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyềnsở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này màchưa được cấp.

5.Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao được Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuêđất một lần cho cả thời gian thuê và có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện cấpGiấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liềnvới đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp.

6. Tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài,doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụngđất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc bán kết hợp cho thuê;cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê, có Giấy chứng nhậnhoặc có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ởvà tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp.

Điều76. Bồi thường chi phí đầu tưvào đất còn lại khi Nhà nước thu hồi đất mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hộilợi ích quốc gia, công cộng

1. Các trường hợp không được bồi thường vềđất nhưng được bồi thườngchi phí đầu tư vào đất còn lại khi Nhà nước thu hồi đất bao gồm:

a) Đất được Nhà nước giaokhông thu tiền sử dụng đất, trừ trường hợpđất nông nghiệp được Nhà nước giao cho hộ giađình, cá nhân quy định tại khoản 1 Điều 54 của Luật này;

b) Đất được Nhà nước giaocho tổ chức thuộc trường hợp có thu tiền sử dụng đất nhưng được miễn tiền sửdụng đất;

c) Đất được Nhà nước chothuê trả tiền thuê đất hàng năm; đất thuê trả tiền thuê đất một lần cho cả thờigian thuê nhưng được miễn tiền thuê đất, trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất thuêdo thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng;

d) Đất nông nghiệp thuộcquỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn;

đ) Đất nhận khoán để sản xuất nông lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làmmuối.

2. Chính phủquy định chi tiết Điều này.

Điều77. Bồi thường về đất, chi phí đầu tư vào đất còn lại khiNhà nước thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân

1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất nông nghiệp khiNhà nước thu hồi đất thì được bồi thường về đất, chi phí đầu tư vào đất còn lại theoquy định sau đây:

a) Diện tích đất nông nghiệp được bồi thường bao gồm diện tích trong hạn mức theo quyđịnh tại Điều 129, Điều 130 của Luật này và diện tích đất do được nhận thừa kế;

b) Đốivới diện tích đất nông nghiệp vượt hạn mức quy định tại Điều 129 của Luật nàythì không được bồi thường về đất nhưng được bồi thường chi phí đầu tư vào đấtcòn lại;

c) Đối với diện tích đất nông nghiệp do nhận chuyểnquyền sử dụng đất vượt hạn mức trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thìviệc bồi thường, hỗ trợ được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

2. Đối với đất nông nghiệp đã sửdụng trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 mà người sử dụng đất là hộ gia đình, cánhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp nhưng không có giấy chứng nhận hoặc không đủđiều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở vàtài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này thì được bồi thường đốivới diện tích đất thực tế đang sử dụng, diện tích được bồi thường không vượtquá hạn mức giao đất nông nghiệp quy định tại Điều 129 của Luật này.

Điều 78. Bồi thường về đất, chi phí đầu tưvào đất còn lại khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của tổ chức kinh tế, tổ chức sự nghiệp công lậptự chủ tài chính, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo

1. Tổ chức kinh tế đang sử dụng đất nông nghiệp đượcNhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gianthuê, nhận chuyển nhượng quyền sửdụng đất khi Nhà nước thu hồi đất, nếu có đủ điều kiện được bồi thường quy địnhtại Điều 75 của Luật này thì được bồi thường về đất; mức bồi thường về đất đượcxác định theo thời hạn sử dụng đất còn lại.

2. Tổ chức kinh tế, tổ chức sự nghiệp công lập tựchủ tài chính đang sử dụng đất nông nghiệp được Nhà nước cho thuê trả tiền thuêđất hàng năm khi Nhà nước thu hồi đất thì không được bồi thường về đất nhưng đượcbồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại nếu chi phí này không có nguồn gốc từngân sách nhà nước.

Trường hợp đất nông nghiệp không phải là đất rừng đặcdụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên của tổ chức kinh tếđã giao khoán cho hộ gia đình, cá nhân theo quy định của pháp luật khi Nhà nướcthu hồi đất thì hộ gia đình, cá nhân nhận khoán không được bồi thường về đấtnhưng được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại.

3. Cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo đang sử dụng đấtnông nghiệp, khi Nhà nước thu hồi đất mà có đủ điều kiện được bồi thường quy địnhtại Điều 75 của Luật này thì được bồi thường về đất theo quy định của Chính phủ.

Điều 79. Bồi thường về đất khi Nhà nước thuhồi đất ở

1. Hộgia đình, cá nhân đang sử dụng đất ở, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đangsở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất tại Việt Nam mà đủđiều kiện được bồi thường quy định tại Điều 75của Luật này, khi Nhà nước thu hồi đất thì được bồi thường như sau:

a) Trường hợp không còn đấtở, nhà ở nào khác trongđịa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất thu hồi thì được bồi thường bằng đất ở hoặcnhà ở; trườnghợp không có nhu cầu bồi thường bằng đấtở hoặc nhà ở thì Nhà nước bồi thường bằng tiền;

b) Trườnghợp còn đất ở, nhà ở trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất thu hồi thì được bồi thường bằngtiền. Đối với địa phương có điều kiện về quỹ đất ở thì được xem xét để bồi thườngbằng đất ở.

2. Hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất gắn liềnvới nhà ở phải di chuyển chỗ ở mà không đủ điều kiện được bồi thường về đất ở,nếu không có chỗ ở nào khác thì được Nhà nước bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ởhoặc giao đất ở có thu tiền sử dụng đất.

3.Tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầutư nước ngoài đang sử dụng đất để thực hiện dự án xây dựng nhà ở khi Nhà nướcthu hồi đất, nếu có đủ điều kiện được bồi thường quy định tại Điều 75 của Luậtnày thì được bồi thường về đất.

4.Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều80. Bồithường về đất, chi phí đầu tư vào đất còn lại khi Nhà nước thu hồi đất phi nông nghiệpkhông phải là đất ở của hộ gia đình, cá nhân

1. Hộ gia đình, cá nhânđang sử dụng đất phi nông nghiệp không phải là đất ở khi Nhà nước thu hồi đất,nếu có đủ điều kiện được bồi thường quy định tại Điều 75 của Luật này thì được bồithường bằng đất có cùng mục đích sử dụng; trường hợp không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền theothời hạn sử dụng đất còn lại đối với đất sử dụng có thời hạn.

2. Hộ gia đình, cá nhân đang sửdụng đất phi nông nghiệp không phải là đất ở được Nhà nước cho thuê đất thu tiềnthuê đất hàng năm; cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuênhưng được miễn tiền thuê đất, khi Nhà nước thu hồi đất thì không được bồi thườngvề đất nhưng được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại, trừ trường hợp hộgia đình, cá nhân sử dụng đất do thực hiện chính sách đối với người có công vớicách mạng.

3. Chính phủ quy định chi tiếtĐiều này.

Điều 81. Bồi thường về đất, chiphí đầu tư vào đất còn lại khi Nhà nước thu hồi đất phi nông nghiệp không phảilà đất ở của tổ chức kinh tế, tổ chức sự nghiệp công lập tự chủ tài chính, cộngđồng dân cư, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, người Việt Nam định cư ở nước ngoài,tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nướcngoài

1. Tổ chức kinh tế, ngườiViệt Nam định cư ở nước ngoài đang sử dụng đất phi nông nghiệp không phải là đất ở, đất nghĩa trang, nghĩa địa, khi Nhà nước thu hồi đất, nếu có đủ điều kiện đượcbồi thường quy định tại Điều 75 của Luật này thì được bồi thường bằng đất có cùngmục đích sử dụng; trường hợp không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền theo thời hạn sửdụng đất còn lại.

2. Tổ chức kinh tế đang sử dụng đất được Nhà nướcgiao đất để làm nghĩa trang, nghĩa địa quy định tại khoản 4 Điều 55 của Luậtnày; doanh nghiệp liên doanh sử dụng đất phi nông nghiệp không phải là đất ở donhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất quy định tại Điều 184 của Luật này, khi Nhànước thu hồi đất thì được bồi thường về đất theo quy định của Chính phủ.

3. Tổ chức kinh tế, tổ chức sự nghiệp công lập tựchủ tài chính, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chứcnăng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang sử dụng đất phinông nghiệp được Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thờigian thuê, khi Nhà nước thu hồi đất nếu đủ điều kiện được bồi thường quy định tạiĐiều 75 của Luật này thì được bồi thường về đất theo thời hạn sử dụng đất còn lại.

4. Tổ chức kinh tế, tổ chức sự nghiệp công lập tựchủ tài chính, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chứcnăng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang sử dụng đất phinông nghiệp được Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm, khi Nhà nướcthu hồi đất thì được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại.

5. Cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡngđang sử dụng đất phi nông nghiệp, khi Nhà nước thu hồi đất mà có đủ điều kiệnđược bồi thường quy định tại Điều 75 của Luật này thì được bồi thường về đấttheo quy định của Chính phủ.

Điều 82.Trường hợp Nhà nướcthu hồi đất không được bồi thường về đất

Nhà nướcthu hồi đất không bồi thường về đất trongcác trường hợp sau đây:

1. Các trường hợp quy định tạikhoản 1 Điều 76 của Luật này;

2. Đất được Nhà nước giao đểquản lý;

3. Đất thu hồi trong các trường hợp quy định tại Điều64 và Điều 65 của Luật này;

4. Trường hợp không đủ điều kiệncấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắnliền với đất theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều77 của Luật này.

Điều 83. Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất

1. Nguyên tắc hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất:

a) Ngườisử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất ngoài việc được bồi thường theo quy định của Luậtnày còn được Nhà nước xem xét hỗ trợ;

b) Việc hỗ trợ phải bảo đảmkhách quan, công bằng, kịp thời, công khai và đúng quy định của pháp luật.

2. Các khoản hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất bao gồm:

a) Hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất;

b) Hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việclàm đối với trường hợp thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân trực tiếpsản xuất nông nghiệp; thu hồi đất ở kết hợp kinh doanh dịch vụ của hộ gia đình,cá nhân mà phải di chuyển chỗ ở;

c) Hỗ trợ tái định cư đối với trường hợp thu hồi đấtở của hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà phải di chuyểnchỗ ở;

d) Hỗ trợ khác.

3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 84. Hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề, tìm kiếm việc làm cho hộ giađình, cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất

1. Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp mà không có đấtnông nghiệp để bồi thường thì ngoài việc được bồi thường bằngtiền còn được hỗ trợ đào tạo, chuyểnđổi nghề, tìm kiếm việc làm.

Trường hợp người được hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề, tìm kiếm việc làm trong độ tuổi lao động cónhu cầu được đào tạo nghề thì được nhận vào các cơ sở đào tạo nghề; được tư vấn hỗ trợ tìm kiếm việc làm, vay vốn tín dụng ưu đãiđể phát triển sản xuất kinh doanh.

2. Đối với hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất ở kết hợp kinh doanh dịch vụ mà nguồn thu nhập chính là từ hoạt động kinh doanh dịch vụ, khi Nhà nước thu hồi đất mà phải di chuyển chỗ ởthì được vay vốn tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất, kinh doanh; trường hợp người có đất thu hồi còn trong độ tuổi lao động thì được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề nghiệp, tìm kiếm việc làm.

3. Căn cứ vào kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chứclập và thực hiện phương án đào tạo, chuyển đổi nghề, hỗtrợ tìm kiếm việc làm cho người có đất thu hồi là đất nông nghiệp, đất ở kết hợp kinh doanh dịch vụ. Phương án đào tạo, chuyển đổi nghề, hỗ trợ tìm kiếm việc làm được lập và phê duyệt đồng thời với phương án bồithường, hỗ trợ, tái định cư.

Trong quá trình lập phương án đào tạo, chuyển đổi nghề, hỗ trợ tìm kiếm việc làm, Ủyban nhân dân cấp tỉnh phải tổ chức lấy ý kiến và có trách nhiệm tiếpthu, giải trình ý kiến của người có đất thu hồi.

Điều 85. Lập và thực hiện dự án tái định cư

1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm tổ chức lập và thựchiện dự án tái định cư trước khi thu hồi đất.

 2.Khu tái định cư tập trung phải xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, bảo đảm tiêu chuẩn,quy chuẩn xây dựng, phù hợp với điều kiện, phong tục, tập quán của từng vùng,miền.

3. Việc thu hồi đất ở chỉ được thực hiện sau khihoàn thành xây dựng nhà ở hoặc cơ sở hạ tầng của khu tái định cư.

4. Chính phủ quy định chi tiết điều này.

Điều 86. Bố trí tái định cư cho người có đất thu hồi mà phải di chuyển chỗ ở

1. Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện giao trách nhiệm bố trítái định cư phải thông báo cho người có đất ở thu hồi thuộc đối tượng phải di chuyển chỗ ở về dựkiến phương án bố trí tái định cư và niêm yết công khai trong thời hạn 15 ngày tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, địa điểm sinhhoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi và tại nơi tái định cư trướckhi cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt phương án bố trí tái định cư.

Nội dung thông báo gồm địa điểm, quy mô quỹ đất, quỹ nhà tái định cư, thiếtkế, diện tích từng lô đất, căn hộ, giá đất, giá nhà tái định cư; dự kiến bố trí các hộ gia đình, cá nhân vào tái định cư.

2. Người có đất thu hồi được bố trí tái định cư tạichỗ nếu tại khu vực thu hồi đất có dự án tái định cư hoặc có điều kiện bố trítái định cư. Ưu tiên vị trí thuận lợi cho người có đất thu hồi sớm bàn giao mặtbằng, người có đất thu hồi là người có công với cách mạng.

Phương án bố trí tái định cư đã được phê duyệt phảiđược công bố công khai tại trụ sở Ủyban nhân dân cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồivà tại nơi tái định cư.

3. Giá đất tính thu tiền sử dụng đất tại nơi tái địnhcư, giá bán nhà ở tái định cư do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.

4.Trường hợp ngườicó đất thu hồi được bố trí tái định cư mà tiền bồi thường, hỗ trợ không đủ để mua một suất tái định cư tối thiểu thì được Nhà nước hỗ trợ tiền đủ để mua một suất táiđịnh cư tối thiểu.

Chínhphủ quy định cụ thể suất tái định cư tối thiểu cho phù hợp với điều kiện từngvùng, miền và địa phương.

Điều 87. Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đốivới các trường hợp đặc biệt

1. Đối với dự án đầu tư do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư mà phải di chuyển cả cộng đồng dân cư, làm ảnh hưởngđến toàn bộ đời sống, kinh tế - xã hội, truyền thống văn hóa của cộng đồng, các dự án thu hồi đất liên quan đến nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trungương thì Thủ tướng Chính phủ quyết định khung chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

2. Đối với dự án sử dụng vốn vay của các tổ chức quốctế, nước ngoài mà Nhà nước Việt Nam có cam kết về khung chính sách bồi thường,hỗ trợ, tái định cư thì thực hiện theo khung chính sách đó.

3. Đối với trường hợp thu hồi quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 65của Luật này thì người có đất thu hồiđược bồi thường, hỗ trợ để ổn định đời sống, sản xuất theo quy định của Chínhphủ.

 

Mục 3

BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI VỀ TÀI SẢN,

VỀ SẢN XUẤT,KINH DOANH

 

Điều 88. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại vềtài sản, ngừng sản xuất, kinh doanh khi Nhà nước thu hồi đất

1. Khi Nhà nước thu hồi đấtmà chủ sở hữu tài sản hợp pháp gắn liền với đất bị thiệt hại về tài sản thì được bồi thường.

2. KhiNhà nước thu hồi đất mà tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ởnước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải ngừng sản xuất, kinhdoanh mà có thiệt hại thì được bồi thường thiệt hại.

Điều89. Bồi thường thiệt hại về nhà, công trình xây dựng trênđất khiNhà nước thu hồi đất

1. Đốivới nhà ở, công trình phục vụ sinh hoạt gắn liền với đất của hộ gia đình, cá nhân, người ViệtNam định cư ở nước ngoài khi Nhànước thu hồi đất phải tháo dỡ toàn bộ hoặc một phần mà phần còn lại không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của phápluật thì chủ sở hữu nhà ở, công trình đó được bồithường bằng giá trị xây dựng mới của nhà ở, công trình có tiêu chuẩn kỹ thuậttương đương.

Trường hợp phần còn lại của nhà ở, công trình vẫn bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật thì bồi thường theo thiệt hạithực tế.

2. Đối với nhà, công trình xây dựng khác gắn liền vớiđất không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, khi Nhà nước thu hồiđất mà bị tháo dỡ toàn bộ hoặc một phần mà phần còn lại không bảo đảm tiêu chuẩnkỹ thuật theo quy định của pháp luật thì được bồi thường thiệt hại theo quy địnhcủa Chính phủ.

3. Đối với công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xãhội gắn liền với đất đang sử dụng không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1và khoản 2 Điều này thì mức bồi thường tính bằng giá trị xây dựng mới của côngtrình có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương theo quy định của pháp luật chuyênngành.

Điều 90. Bồi thường đối với cây trồng, vậtnuôi

1. Khi Nhà nước thu hồi đấtmà gây thiệt hại đối với cây trồng thì việc bồi thường thực hiện theo quy địnhsau đây:

a) Đối với cây hàng năm, mức bồi thường được tính bằnggiá trị sản lượng của vụ thu hoạch. Giá trị sản lượng của vụ thu hoạch đượctính theo năng suất của vụ cao nhất trong 03 năm trước liền kề của cây trồngchính tại địa phương và giá trung bình tại thời điểm thu hồi đất;

b) Đối với cây lâu năm, mức bồi thường được tính bằnggiá trị hiện có của vườn cây theo giá ở địa phương tại thời điểm thu hồi đất màkhông bao gồm giá trị quyền sử dụng đất;

c) Đối với cây trồng chưa thuhoạch nhưng có thể di chuyển đến địa điểm khác thì được bồi thường chi phí dichuyển và thiệt hại thực tế do phải di chuyển, phải trồng lại;

d) Đối với cây rừng trồng bằngnguồn vốn ngân sách nhà nước, cây rừng tự nhiên giao cho tổ chức, hộ gia đình,cá nhân trồng, quản lý chăm sóc, bảo vệ thì bồi thường theo giá trị thiệt hạithực tế của vườn cây; tiền bồi thường được phân chia cho người quản lý, chămsóc, bảo vệ theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.

2. Khi Nhà nước thu hồi đất mà gây thiệt hại đối vớivật nuôi là thủy sản thì việc bồi thường thực hiện theo quy định sau đây:

a) Đối với vật nuôi là thủy sản mà tại thời điểmthu hồi đất đã đến thời kỳ thu hoạch thì không phải bồi thường;

b) Đối với vật nuôi là thủy sản mà tại thời điểmthu hồi đất chưa đến thời kỳ thu hoạch thì được bồi thường thiệt hại thực tế dophải thu hoạch sớm; trường hợp có thể di chuyển được thì được bồi thường chiphí di chuyển và thiệt hại do di chuyển gây ra; mức bồi thường cụ thể do Ủy bannhân dân cấp tỉnh quy định.

Điều 91. Bồi thường chi phí di chuyển khi Nhànước thu hồi đất

1. Khi Nhànước thu hồi đất mà phải di chuyển tài sản thì được Nhà nước bồi thường chi phíđể tháo dỡ, di chuyển, lắp đặt; trường hợp phải di chuyển hệ thống máy móc, dây chuyềnsản xuất cònđược bồi thường đối với thiệt hại khi tháo dỡ, vậnchuyển, lắp đặt.

          2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnhquy định mức bồi thường tại khoản 1 Điều này.

Điều 92. Trường hợp Nhà nước thu hồi đất không đượcbồi thường tài sản gắn liền với đất

1. Tài sản gắn liền với đất thuộc một trong các trườnghợp thu hồi đất quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, i khoản 1 Điều 64 và điểm b, d khoản1 Điều 65 củaLuật này.

2. Tài sản gắn liền với đất được tạo lập trái quy địnhcủa pháp luật hoặc tạo lập từ sau khi có thông báo thu hồi đất của cơquan nhà nước có thẩm quyền.

3. Công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội vàcông trình xây dựng khác không còn sử dụng.

Điều 93. Chi trả tiền bồi thường,hỗ trợ, tái định cư

1. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyềncó hiệu lực thi hành, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm bồi thường phải chi trảtiền bồi thường, hỗ trợ cho người có đất thu hồi. Trường hợp chậm chi trả thìgiải quyết theo quy định sau đây:

a) Do cơ quan, tổ chức có trách nhiệm bồi thườnggây ra thì khi thanh toán tiền bồi thường, hỗ trợ cho người có đất thu hồi,ngoài tiền bồi thường, hỗ trợ theo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đượccấp có thẩm quyền phê duyệt thì người có đất thu hồi còn được thanh toán thêm mộtkhoản tiền bằng mức tiền chậm nộp theo quy định của Luật quản lý thuế tính trênsố tiền chậm trả và thời gian chậm trả;

b) Do người có đất thu hồi gây ra thì tiền bồi thường,hỗ trợ theo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được cấp có thẩm quyềnphê duyệt và được gửi vào tài khoản tạm giữ của Kho bạc nhà nước.

2.Người sử dụng đất được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất mà chưa thực hiệnnghĩa vụ tài chính về đất đai đối với Nhà nước theo quy định của pháp luật thìphải trừ đi khoản tiền phải thực hiện nghĩa vụ tài chính vào số tiền được bồithường để hoàn trả ngân sách nhà nước.

3. Kinh phí để chi trả bồi thường, hỗ trợ, tái địnhcư được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Điều 94. Bồi thường thiệt hại đối với đất thuộc hành lang an toàn khixây dựng công trình có hành lang bảo vệ an toàn

Khi Nhà nước xây dựng công trình công cộng, quốc phòng, an ninh có hành lang bảo vệ an toàn không thu hồi đất nằm trong phạm vi hành lang an toàn thì người sử dụng đất được bồi thường thiệthại do hạn chế khả năng sử dụng đất, thiệt hại tài sản gắn liền với đất theo quy định của Chínhphủ.

Chương VII

ĐĂNG KÝ ĐẤT ĐAI, CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬDỤNG ĐẤT, QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở VÀ TÀI SẢN KHÁC GẮN LIỀN VỚI ĐẤT

Mục 1

ĐĂNG KÝ ĐẤT ĐAI, NHÀ Ở VÀ TÀI SẢN KHÁC GẮNLIỀN VỚI ĐẤT

 

Điều95. Đăng ký đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

1. Đăng ký đất đai là bắtbuộc đối với người sử dụng đất và người được giao đất để quản lý; đăng ký quyềnsở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thực hiện theo yêu cầu của chủ sởhữu.

2. Đăng kýđất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất gồm đăng ký lần đầu và đăng kýbiến động, được thực hiện tại tổ chức đăng ký đất đai thuộc cơ quan quản lý đấtđai, bằng hình thức đăng ký trên giấy hoặc đăng ký điện tử và có giá trị pháplý như nhau.

3. Đăng ký lần đầu được thực hiệntrong các trường hợp sau:

a) Thửa đất được giao, cho thuêđể sử dụng;

b) Thửa đất đang sử dụng mà chưađăng ký;

c) Thửa đất được giao để quản lýmà chưa đăng ký;

d) Nhà ở và tài sản khác gắn liềnvới đất chưa đăng ký.

4. Đăng ký biến động được thựchiện đối với trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận hoặc đã đăng ký mà có thayđổi sau đây:

a) Người sử dụng đất, chủ sở hữutài sản gắn liền với đất thực hiện các quyền chuyểnđổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụngđất, tài sản gắn liền với đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tàisản gắn liền với đất;

b) Người sử dụng đất, chủ sở hữutài sản gắn liền với đất được phép đổi tên;

c) Có thay đổi về hình dạng, kíchthước, diện tích, số hiệu, địa chỉ thửa đất;

d) Có thay đổi về tài sản gắnliền với đất so với nội dung đã đăng ký;

đ) Chuyển mục đích sử dụng đất;

e) Có thay đổi thời hạn sử dụngđất;

g) Chuyển từ hình thức Nhà nướccho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm sang hình thức thuê đất thu tiền mộtlần cho cả thời gian thuê; từ hình thức Nhà nước giao đất không thu tiền sửdụng đất sang hình thức thuê đất; từ thuê đất sang giao đất có thu tiền sử dụngđất theo quy định của Luật này.

h) Chuyểnquyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của vợhoặc của chồng thành quyền sử dụng đất chung, quyền sở hữu chung của vợ vàchồng;

i) Chia tách quyền sử dụng đất,quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của tổ chức hoặc của hộ giađình hoặc của vợ và chồng hoặc của nhóm người sử dụng đất chung, nhóm chủ sởhữu tài sản chung gắn liền với đất;

k) Thay đổi quyền sử dụng đất,quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo kết quả hoà giải thành về tranh chấpđất đai được Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền công nhận; thoả thuận trong hợpđồng thế chấp để xử lý nợ; quyết định hành chính của cơ quan nhà nước có thẩmquyền về giải quyết tranh chấp đất đai, khiếu nại, tố cáo về đất đai, quyếtđịnh hoặc bản án của Toà án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thihành án đã được thi hành; văn bản công nhận kết quả đấu giá quyền sử dụng đấtphù hợp với pháp luật;

l) Xác lập hoặc thay đổi, chấmdứt quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề;

m) Có thay đổi về những hạn chếquyền của người sử dụng đất.

5. Người sử dụng đất, chủ sở hữutài sản gắn liền với đất đã kê khai đăng ký được ghi vào Sổ địa chính, được cấpGiấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liềnvới đất nếu có nhu cầu và có đủ điều kiện theo quy định của Luật này và quyđịnh khác của pháp luật có liên quan; trường hợp đăng ký biến động đất đai thìngười sử dụng đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhàở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc chứng nhận biến động vào Giấy chứngnhận đã cấp.

Trường hợp đăng ký lần đầu màkhông đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở vàtài sản khác gắn liền với đất thì người đang sử dụng đất được tạm thời sử dụngđất cho đến khi Nhà nước có quyết định xử lý theo quy định của Chính phủ.

6. Cáctrường hợp đăng ký biến động quy định tại các điểm a, b, h, i, k và l khoản 4Điều này thì trong thời hạn không quá 30 ngày, kể từ ngày có biến động, ngườisử dụng đất phải thực hiện thủ tục đăng ký biến động; trường hợp thừa kế quyềnsử dụng đất thì thời hạn đăng ký biến động được tính từ ngày phân chia xongquyền sử dụng đất là di sản thừa kế.

7. Việc đăngký đất đai, tài sản gắn liền với đất có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào Sổđịa chính.

Điều 96. Hồ sơ địa chính

1. Hồ sơ địa chính bao gồm các tài liệu dạng giấy hoặc dạng số thể hiệnthông tin chi tiết về từng thửa đất, người được giao quản lý đất, người sử dụngđất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, các quyền và thay đổi quyền sử dụng đất,quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về hồ sơ địachính và việc lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính; lộ trình chuyển đổi hồ sơđịa chính dạng giấy sang hồ sơ địa chính dạng số.

 

Mục 2

CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT,

QUYỀN SỞ HỮUNHÀ Ở VÀ TÀI SẢN KHÁC GẮN LIỀN VỚI ĐẤT

Điều 97. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

1. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ởvà tài sản khác gắn liền với đất được cấp cho người có quyền sử dụng đất, quyềnsở hữu nhà ở, quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất theo một loại mẫuthống nhất trong cả nước.

BộTài nguyên và Môi trường quy định cụ thể về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

2. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyềnsở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấychứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã được cấp theo quy định của phápluật về đất đai, pháp luật về nhà ở, pháp luật về xây dựng trước ngày 10 tháng12 năm 2009 vẫn có giá trị pháp lý và không phải đổi sang Giấy chứng nhận quyềnsử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; trường hợpngười đã được cấp giấy chứng nhận trước ngày 10 tháng 12 năm 2009 có nhu cầu cấpđổi thì được đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở vàtài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này.

Điều 98. Nguyên tắc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở vàtài sản khác gắn liền với đất

1.Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liềnvới đất được cấp theo từng thửa đất. Trường hợp người sử dụng đất đang sử dụngnhiều thửa đất nông nghiệp tại cùng một xã, phường, thị trấn mà có yêu cầu thìđược cấp một Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sảnkhác gắn liền với đất chung cho các thửa đất đó.

2.Thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất, nhiều người sở hữu chung nhà ở,tài sản khác gắn liền với đất thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữunhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phải ghi đầy đủ tên của những người có chung quyền sử dụng đất, người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và cấp cho mỗi người 01 Giấy chứng nhận; trường hợp các chủ sử dụng, chủ sở hữu có yêu cầu thì cấp chung một Giấy chứng nhận vàtrao cho người đại diện.

3.Người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất được nhận Giấychứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đấtsau khi đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.

Trườnghợp người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất khôngthuộc đối tượng phải thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc được miễn, được ghi nợnghĩa vụ tài chính và trường hợp thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm thì đượcnhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắnliền với đất ngay sau khi cơ quan có thẩm quyền cấp.

4. Trường hợp quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất,quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc quyền sở hữu nhà ở vàtài sản khác gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng thì phải ghi cảhọ, tên vợ và họ, tên chồng vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữunhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, trừ trường hợp vợ và chồng có thỏa thuận ghi tên một người.

Trườnghợp quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sảnkhác gắn liền với đất hoặc quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất làtài sản chung của vợ và chồng mà Giấy chứng nhận đã cấp chỉ ghi họ, tên của vợ hoặcchồng thì được cấp đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhàở và tài sản khác gắn liền với đất để ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng nếu cóyêu cầu.

5.Trường hợp có sự chênh lệch diện tích giữa số liệu đo đạc thực tế với số liệu ghitrên giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 100 của Luật này hoặc Giấychứng nhận đã cấp mà ranh giới thửa đất đang sử dụng không thay đổi so với ranhgiới thửa đất tại thời điểm có giấy tờ về quyền sử dụng đất, không có tranh chấpvới những người sử dụng đất liền kề thì khi cấp hoặc cấp đổi Giấy chứng nhậnquyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất diệntích đất được xác định theo số liệu đo đạc thực tế. Người sử dụng đất không phảinộp tiền sử dụng đất đối với phần diện tích chênh lệch nhiều hơn nếu có.

Trườnghợp đo đạc lại mà ranh giới thửa đất có thay đổi so với ranh giới thửa đất tại thờiđiểm có giấy tờ về quyền sử dụng đất và diện tích đất đo đạc thực tế nhiều hơndiện tích ghi trên giấy tờ về quyền sử dụng đất thì phần diện tích chênh lệchnhiều hơn (nếu có) được xem xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sởhữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại Điều 99 của Luậtnày.

Điều 99.Trườnghợp sử dụng đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụngđất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

1.Nhà nước cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sảnkhác gắn liền với đất cho những trường hợp sau đây:

a)Người đang sử dụng đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại các điều 100,101 và 102 của Luật này;

b)Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ sau ngày Luật này có hiệu lực thihành;

c)Người được chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, được thừa kế, nhận tặng cho quyền sửdụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất; người nhận quyền sử dụng đất khixử lý hợp đồng thế chấp bằng quyền sử dụng đất để thu hồi nợ;

d)Người được sử dụng đất theo kết quả hòa giải thành đối với tranh chấp đất đai; theobản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quanthi hành án hoặc quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đaicủa cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành;

đ)Người trúng đấu giá quyền sử dụng đất;

e)Người sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khucông nghệ cao, khu kinh tế;

g)Người mua nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất;

h)Người được Nhà nước thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; người mua nhà ởthuộc sở hữu nhà nước;

i)Người sử dụng đất tách thửa, hợp thửa; nhóm người sử dụng đất hoặc các thànhviên hộ gia đình, hai vợ chồng, tổ chức sử dụng đất chia tách, hợp nhất quyền sửdụng đất hiện có;

k)Người sử dụng đất đề nghị cấp đổi hoặc cấp lại Giấy chứng nhận bị mất.

2. Chínhphủ quy định chi tiết Điều này.

Điều100. Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụngđất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất chohộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có giấy tờ về quyền sửdụng đất

1.Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định mà có một trong các loại giấy tờsau đây thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở vàtài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất:

a)Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơquan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nướcViệt Nam dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam ViệtNam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

b)Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyềncấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước ngày 15 tháng 10năm 1993;

c)Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền vớiđất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất;

d)Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trướcngày 15 tháng 10 năm 1993 được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đã sử dụngtrước ngày 15 tháng 10 năm 1993;

đ) Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; giấytờ mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật;

e)Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp chongười sử dụng đất;

g)Các loại giấy tờ khác được xác lập trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 theo quy địnhcủa Chính phủ.

2.Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ quy định tạikhoản 1 Điều này mà trên giấy tờ đó ghi tên người khác, kèm theo giấy tờ về việcchuyển quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên có liên quan, nhưng đến trướcngày Luật này có hiệu lực thi hành chưa thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụngđất theo quy định của pháp luật và đất đó không có tranh chấp thì được cấp Giấychứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đấtvà không phải nộp tiền sử dụng đất.

3. Hộ gia đình, cá nhân được sử dụng đất theo bản án hoặcquyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án,văn bản công nhận kết quả hòa giải thành, quyết định giải quyết tranh chấp, khiếunại về đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành thì được cấpGiấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liềnvới đất; trường hợp chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính thì phải thực hiện theoquy định của pháp luật.

4.Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từngày 15 tháng 10 năm 1993 đến ngày Luật này có hiệu lực thi hành mà chưa được cấpGiấy chứng nhận thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữunhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; trường hợp chưa thực hiện nghĩa vụ tàichính thì phải thực hiện theo quy định của pháp luật.

5.Cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có công trình là đình, đền, miếu, am, từ đường,nhà thờ họ; đất nông nghiệp quy định tại khoản 3 Điều 131 của Luật này và đấtđó không có tranh chấp, được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận là đấtsử dụng chung cho cộng đồng thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyềnsở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Điều101. Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụngđất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộgia đình, cá nhân đang sửdụng đất mà không có giấy tờ về quyền sử dụng đất

1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất trước ngàyLuật này có hiệu lực thi hành mà không có các giấy tờ quy định tại các khoản 1,2 và 3 Điều 100 của Luật này, có hộ khẩu thường trú tại địa phương và trực tiếpsản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối tại vùng cóđiều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặcbiệt khó khăn, nay được Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận là người đãsử dụng đất ổn định, không có tranh chấp thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sửdụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sảnkhác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất.

2. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các giấy tờ quy địnhtại các khoản 1, 2 và 3 Điều 100 của Luật này nhưng đất đã được sử dụng ổn địnhtừ trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 và không vi phạm pháp luật đất đai, nay đượcUỷ ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xâydựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đốivới nơi đã có quy hoạch thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sửdụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sảnkhác gắn liền với đất.

3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 102. Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụngđất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho tổ chức, cơ sở tôn giáo đang sử dụng đất

1. Tổ chức đang sử dụng đất được cấp Giấy chứng nhận quyềnsử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với phầndiện tích đất sử dụng đúng mục đích.

2.Phần diện tích đất mà tổ chức đang sử dụng nhưng không được cấp Giấy chứng nhậnquyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được giảiquyết như sau:

a)Nhà nước thu hồi phần diện tích đất không sử dụng, sử dụng không đúng mục đích,cho mượn, cho thuê trái pháp luật, diện tích đất để bị lấn, bị chiếm;

b)Tổ chức phải bàn giao phần diện tích đã sử dụng làm đất ở cho Ủy ban nhân dân cấphuyện để quản lý; trường hợp đất ở phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được cơquan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt thì người sử dụng đất ở được cấp Giấy chứngnhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;trường hợp doanh nghiệp nhà nước sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồngthủy sản, làm muối đã được Nhà nước giao đất mà doanh nghiệp đó cho hộ giađình, cá nhân sử dụng một phần quỹ đất làm đất ở trước ngày 01 tháng 7 năm 2004thì phải lập phương án bố trí lại diện tích đất ở thành khu dân cư trình Ủy bannhân dân cấp tỉnh nơi có đất phê duyệt trước khi bàn giao cho địa phương quảnlý.

3.Đối với tổ chức đang sử dụng đất thuộc trường hợp Nhà nước cho thuê đất quy địnhtại Điều 56 của Luật này thì cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh làm thủ tục ký hợpđồng thuê đất trước khi cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhàở và tài sản khác gắn liền với đất.

4.Cơ sở tôn giáo đang sử dụng đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyềnsở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất khi có đủ các điều kiện sau đây:

a)Được Nhà nước cho phép hoạt động;

b)Không có tranh chấp;

c) Không phải là đất nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho saungày 01 tháng 7 năm 2004.

5.Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều103. Xác định diện tích đất ở đối với trường hợp có vườn, ao

1.Đất vườn, ao của hộ gia đình, cá nhân được xác định là đất ở phải trong cùng mộtthửa đất đang có nhà ở.

2.Đối với trường hợp thửa đất ở có vườn, ao được hình thành trước ngày 18 tháng12 năm 1980 và người đang sử dụng có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụngđất quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 100 của Luật này thì diện tích đất ởđược xác định theo giấy tờ đó.

Trường hợp trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đấtquy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 100 của Luật này chưa xác định rõ diệntích đất ở thì diện tích đất ở được công nhận không phải nộp tiền sử dụng đấtđược xác định bằng không quá 05 lần hạn mức giao đất ở quy định tại khoản 2 Điều143 và khoản 4 Điều 144 của Luật này.

3. Đối với trường hợp thửa đất ở có vườn, ao được hìnhthành từ ngày 18 tháng 12 năm 1980 đến trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 và ngườiđang sử dụng có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tạicác khoản 1, 2 và 3 Điều 100 của Luật này mà trong giấy tờ đó ghi rõ diện tíchđất ở thì diện tích đất ở được xác định theo giấy tờ đó.

4. Đối với trường hợp thửa đất ở có vườn, ao được hìnhthành từ ngày 18 tháng 12 năm 1980 đến trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 và ngườiđang sử dụng có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tạicác khoản 1, 2 và 3 Điều 100 của Luật này mà trong giấy tờ đó không ghi rõ diệntích đất ở thì diện tích đất ở được xác định như sau:

a) Ủyban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào điều kiện, tập quán tại địa phương quy định hạnmức công nhận đất ở cho mỗi hộ gia đình phù hợp với tập quán ở địa phương theosố lượng nhân khẩu trong hộ gia đình;

b) Trường hợp diện tích thửa đất lớn hơn hạn mức công nhậnđất ở tại địa phương thì diện tích đất ở được xác định bằng hạn mức công nhận đấtở tại địa phương;

c)Trường hợp diện tích thửa đất nhỏ hơn hạn mức công nhận đất ở tại địa phươngthì diện tích đất ở được xác định là toàn bộ diện tích thửa đất.

5.Đối với trường hợp không có giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản1, 2 và 3 Điều 100 của Luật này mà đất đã sử dụng ổn định từ trước ngày 15tháng 10 năm 1993 thì diện tích đất ở được xác định theo mức quy định tại khoản4 Điều này; trường hợp đất đã sử dụng ổn định kể từ ngày 15 tháng 10 năm 1993thì diện tích đất ở được xác định theo mức đất ở giao cho mỗi hộ gia đình, cánhân quy định tại khoản 2 Điều 143 và khoản 4 Điều 144 của Luật này.

6.Phần diện tích đất vườn, ao còn lại sau khi đã xác định diện tích đất ở theoquy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 của Điều này thì được xác định sử dụng vào mụcđích hiện trạng đang sử dụng theo quy định tại khoản 1 Điều 10 của Luật này.

7. Chínhphủ quy định chi tiết Điều này.

Điều104. CấpGiấy chứng nhận đối với tài sản gắn liền vớiđất

1. Tài sản gắn liền với đất được cấp Giấy chứng nhận quyềnsử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất bao gồm nhà ở,công trình xây dựng khác, rừng sản xuất là rừng trồng và cây lâu năm hiện có tạithời điểm cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sảnkhác gắn liền với đất.

2. Việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữunhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với tài sản gắn liền với đất thực hiệntheo quy định của Chính phủ.

Điều105. Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

1. Ủyban nhân dân cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ởvà tài sản khác gắn liền với đất cho tổ chức, cơ sở tôn giáo; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầutư nước ngoài thựchiện dự án đầu tư; tổ chức nước ngoài có chức năng ngoạigiao.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được ủy quyền cho cơ quan tài nguyên và môi trường cùng cấp cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhàở và tài sản khác gắn liền với đất.

2. Ủyban nhân dân cấp huyện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ởvà tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư,người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụngđất ở tại Việt Nam.

3.Đối với những trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sởhữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng mà thực hiện cácquyền của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc cấp đổi,cấp lại Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhậnquyền sở hữu công trình xây dựng thì do cơ quan tài nguyên và môi trường thựchiện theo quy định của Chính phủ.

 

Điều106. Đính chính, thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp

1. Cơ quan có thẩm quyền cấpGiấy chứng nhận có tráchnhiệm đính chính Giấy chứng nhận đã cấp có sai sót trong các trường hợp sau:

a) Cósai sót thông tin về tên gọi, giấy tờ pháp nhân hoặc nhân thân, địa chỉ củangười sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất so với giấy tờ pháp nhânhoặc nhân thân tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận của người đó;

b) Cósai sót thông tin về thửa đất, tài sản gắn liền với đất so với hồ sơ kê khaiđăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất đã được cơ quan đăng ký đất đai kiểmtra xác nhận.

2. Nhànước thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp trong các trường hợp sau đây:

a) Nhànước thu hồi toàn bộ diện tích đất trên Giấy chứng nhận đã cấp;

b) Cấpđổi Giấy chứng nhận đã cấp;

c)Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất đăng ký biến động đấtđai, tài sản gắn liền với đất mà phải cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụngđất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

d) Giấychứng nhận đã cấp không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng sử dụng đất,không đúng diện tích đất, không đủ điều kiện được cấp, không đúng mục đích sửdụng đất hoặc thời hạn sử dụng đất hoặc nguồn gốc sử dụng đất theo quy định củapháp luật đất đai, trừ trường hợp người được cấp Giấy chứng nhận đó đã thựchiện chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quyđịnh của pháp luật đất đai.

3. Việc thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp đối với trường hợp quy định tạiđiểm d khoản 2 Điều này do cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sửdụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất quy định tại Điều105 của Luật này quyết định sau khi đã có kết luận của cơ quan thanh tra cùngcấp, văn bản có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giải quyết tranhchấp đất đai.

 

CHƯƠNG VIII

TÀI CHÍNH VỀ ĐẤT ĐAI, GIÁ ĐẤT

VÀ ĐẤU GIÁ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT

Mục 1

TÀI CHÍNH VỀ ĐẤT ĐAI

 

Điều 107. Các khoản thu tài chính từ đất đai

1.Các khoản thu tài chính từ đất đai bao gồm:

a) Tiền sử dụng đất khi được Nhànước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất,công nhận quyền sử dụng đất mà phải nộp tiền sử dụng đất;

b) Tiền thuê đất khi được Nhànước cho thuê;

c) Thuế sử dụng đất;

d) Thuế thu nhập từ chuyển quyềnsử dụng đất;

đ) Tiền thu từ việc xử phạt viphạm pháp luật về đất đai;

e) Tiền bồithường cho Nhà nước khi gây thiệt hại trong quản lý và sử dụng đất đai;

g) Phí và lệ phí trong quản lý,sử dụng đất đai.

2.Chính phủ quy định chi tiết việc thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, tiền xửphạt vi phạm pháp luật về đất đai, tiền bồi thường cho Nhà nước khi gây thiệt hạitrong quản lý và sử dụng đất đai.

Điều108. Căn cứ, thời điểmtính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất

1.Căn cứ tính tiền sử dụng đất:

a)Diện tích đất được giao, được chuyển mục đích sử dụng, được công nhận quyền sửdụng đất;

b)Mục đích sử dụng đất;

c)Giá đất theo quy định tại Điều 114 của Luật này; trường hợp đấu giá quyền sử dụngđất thì giá đất là giá trúng đấu giá.

2.Căn cứ tính tiền cho thuê đất:

a)Diện tích đất cho thuê;

b)Thời hạn cho thuê đất;

c)Đơn giá thuê đất; trường hợp đấu giá quyền thuê đất thì giá đất thuê là đơn giátrúng đấu giá;

d)Hình thức Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm hoặc cho thuê đấtthu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê.

3.Thời điểm tính thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất là thời điểm Nhà nước quyếtđịnh giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, công nhậnquyền sử dụng đất.

Điều 109.Nộp tiền sử dụng đất,tiền thuê đất khi chuyển mục đích sử dụng đất, gia hạn sử dụng đất

1. Khichuyển mục đích sử dụng đất quy định tại các điểm d, đ, e và g khoản 1 Điều 57của Luật này thì người sử dụng đất phải nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đấttheo quy định sau đây:

a) Nộp tiền sử dụng đất, tiềnthuê đất trả một lần cho cả thời gian thuê bằng mức chênh lệch giữa tiền sửdụng đất, tiền thuê đất của loại đất sau khi chuyển mục đích sử dụng đất vàtiền sử dụng đất, tiền thuê đất của loại đất trước khi chuyển mục đích sử dụngđất;

b) Nộp tiền thuê đất hàng nămtheo loại đất sau khi chuyển mục đích sử dụng đất.

2. Khi đượcgia hạn sử dụng đất mà người sử dụng đất thuộc đối tượng phải trả tiền sử dụngđất, tiền thuê đất thì phải thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với thời gian được gia hạn.

3. Chính phủ quy định chi tiếtĐiều này.

Điều110. Miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất

1. Việc miễn, giảm tiền sử dụngđất, tiền thuê đất được thực hiện trong các trường hợp sau đây:

a) Sử dụng đất vào mục đíchsản xuất, kinh doanh thuộc lĩnh vực ưu đãi đầu tư hoặc địa bàn ưu đãi đầu tưtheo quy định của pháp luật về đầu tư, trừ dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại;

b) Sửdụng đất để thực hiện chính sách nhà ở, đất ở đối với người có công với cách mạng,hộ gia đình nghèo; hộ gia đình, cá nhân là dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiệnkinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng biên giới, hải đảo; sử dụng đất để xâydựng nhà ở xã hội theo quy định của pháp luật về nhà ở; đất ở cho người phải didời khi Nhà nước thu hồi đất do có nguy cơ đe dọa tính mạng con người;

c) Sử dụng đất sản xuấtnông nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân là dân tộc thiểu số;

d) Sử dụng đất xây dựng côngtrình sự nghiệp của các tổ chức sự nghiệp công lập;

đ) Đất xây dựng kết cấu hạtầng cảng hàng không, sân bay; đất xây dựng cơ sở, công trình cung cấp dịch vụhàng không;

e) Sửdụng đất làm mặt bằng xây dựng trụ sở, sân phơi, nhà kho; xây dựng các cơ sởdịch vụ trực tiếp phục vụ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷsản, làm muối đối với Hợp tác xã nông nghiệp;

g) Các trường hợp khác theoquy định của Chính phủ.

2. Chính phủ quy định chitiết Điều này.

Điều 111. Quỹ phát triển đất

1. Quỹ phát triển đất của địa phương do Ủy ban nhân dân cấptỉnh thành lập hoặc ủy thác cho Quỹ đầu tư phát triển, quỹ tài chính khác của địaphương để ứng vốn cho việc bồi thường, giải phóng mặt bằng và tạo quỹ đất theoquy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã đượccơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

2. Nguồntài chính của Quỹ phát triển đất được phân bổ từ ngân sách nhà nước và huy độngcác nguồn khác theo quy định của pháp luật.

3.Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

 

Mục 2

GIÁ ĐẤT

 

Điều 112. Nguyên tắc, phương pháp định giáđất

1. Việc định giá đất phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:

a)Theo mục đích sử dụng đất hợp pháp tại thời điểm định giá;

b)Theo thời hạn sử dụng đất;

c)Phù hợp với giá đất phổ biến trên thị trường của loại đất có cùng mục đích sử dụngđã chuyển nhượng hoặc giá trúng đấu giá quyền sử dụng đất đối với những nơi cóđấu giá quyền sử dụng đất hoặc thu nhập từ việc sử dụng đất;

d)Cùng một thời điểm các thửa đất liền kề nhau có cùng mục đích sử dụng, khả năngsinh lợi, thu nhập từ việc sử dụng đất tương tự như nhau thì có mức giá nhưnhau.

2.Chính phủ quy định phương pháp định giá đất.

Điều 113. Khung giá đất

Chínhphủ ban hành khung giá đất định kỳ 05 năm một lần đối với từng loại đất, theo từngvùng. Trong thời gian thực hiện khung giá đất mà giá đất phổ biến trên thịtrường tăng từ 20% trở lên so với giá tối đa hoặc giảm từ 20% trở lên so vớigiá tối thiểu trong khung giá đất thì Chính phủ điều chỉnh khung giá đất chophù hợp.

Điều114. Bảng giá đất và giá đất cụ thể

1.Căn cứ nguyên tắc, phương pháp định giá đất và khung giá đất, Ủy ban nhân dâncấp tỉnh xây dựng và trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua bảng giá đấttrước khi ban hành. Bảng giá đất được xây dựng định kỳ 05 năm một lần và côngbố công khai vào ngày 01 tháng 01 của năm đầu kỳ. 

Trong thời gian thực hiệnbảng giá đất, khi Chính phủ điều chỉnh khung giá đất hoặc giá đấtphổ biến trên thị trường có biến động thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnhđiều chỉnh bảng giá đất cho phù hợp.

Trước khitrình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua bảng giá đất ít nhất 60 ngày, Ủy bannhân dân cấp tỉnh gửi dự thảo bảng giá đất đến cơ quan có chức năng xây dựngkhung giá đất xem xét, trường hợp có chênh lệch lớn về giá đất giáp ranh giữacác tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyếtđịnh.

2. Bảng giá đất được sử dụng đểlàm căn cứ trong các trường hợp sau đây:

a) Tính tiền sử dụng đất khi Nhànước công nhận quyền sử dụng đất ở của hộ gia đình, cá nhân đối với phần diệntích trong hạn mức; cho phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp,đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở đối với phần diện tích tronghạn mức giao đất ở cho hộ gia đình, cá nhân;

b) Tính thuế sử dụng đất;

c) Tính phí và lệ phí trong quảnlý, sử dụng đất đai;

d) Tính tiền xử phạt vi phạm hànhchính trong lĩnh vực đất đai;

đ) Tính tiền bồi thường cho Nhànước khi gây thiệt hại trong quản lý và sử dụng đất đai;

e) Tính giá trị quyền sử dụng đấtđể trả cho người tự nguyện trả lại đất cho Nhà nước đối với trường hợp đất trảlại là đất Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, công nhận quyền sử dụngđất có thu tiền sử dụng đất, đất thuê trả tiền thuê đất một lần cho cả thờigian thuê.

3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyếtđịnh giá đất cụ thể. Cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh có trách nhiệm giúpỦy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức việc xác định giá đất cụ thể. Trongquá trình thực hiện, cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh được thuê tổ chức có chứcnăng tư vấn định giá đất để tư vấn xác định giá đất cụ thể.

Việc xác định giá đất cụ thể phảidựa trên cơ sở điều tra, thu thập thông tin về thửa đất, giá đất thị trường vàthông tin về giá đất trong cơ sở dữ liệu đất đai; áp dụng phương pháp định giáđất phù hợp. Căn cứ kết quả tư vấn giá đất, cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnhtrình Hội đồng thẩm định giá đất xem xét trước khi trình Ủy ban nhân dân cùng cấpquyết định.

Hội đồng thẩm định giá đất gồm: Chủ tịch Ủyban nhân dân cấp tỉnh làm Chủ tịch và đại điện của cơ quan, tổ chức cóliên quan, tổ chức có chức năng tư vấn định giá đất.

4. Giá đất cụ thể được sử dụngđể làm căn cứ trong các trường hợp sau đây:

a) Tính tiền sử dụng đất khi Nhànước công nhận quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân đối với phần diệntích đất ở vượt hạn mức; cho phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nôngnghiệp, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở đối với phần diệntích vượt hạn mức giao đất ở cho hộ gia đình, cá nhân. Tính tiền thuê đất đốivới đất nông nghiệp vượt hạn mức giao đất, vượt hạn mức nhận chuyển quyền sửdụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân;

b) Tính tiền sử dụng đất khi Nhànước giao đất có thu tiền sử dụng đất không thông qua hình thức đấu giá quyềnsử dụng đất; công nhận quyền sử dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đấtđối với tổ chức mà phải nộp tiền sử dụng đất;

c) Tính tiềnthuê đất đối với trường hợp Nhà nước cho thuê đất không thông qua hình thức đấugiá quyền sử dụng đất;

d) Tính giá trị quyền sử dụng đấtkhi cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước mà doanh nghiệp cổ phần sử dụng đất thuộctrường hợp Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiềnthuê đất một lần cho cả thời gian thuê; tính tiền thuê đất đối với trường hợpdoanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa được Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đấthàng năm;

đ)Tính tiền bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất.

5. Chính phủ quy định chitiết Điều này.

Điều115. Tư vấn định giáđất

1. Tư vấn định giá đất được thực hiện trong các trường hợp sau đây:

a)Khi xây dựng, điều chỉnh khung giá đất; xây dựng, điều chỉnh bảng giá đất và địnhgiá đất cụ thể mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền có yêu cầu;

b)Khi giải quyết khiếu nại về giá đất theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩmquyền, các bên có liên quan;

c) Khi các bên thực hiện giao dịch dân sự liên quan đếngiá đất cụ thể mà có yêu cầu.

2.Điều kiện hoạt động của tư vấn định giá đất, hànhnghề tư vấn định giá đất thực hiện theo quy định của Chính phủ.

3. Việcxác định giá đất của tư vấn định giá đất phải độc lập, khách quan, trung thựcvà tuân theo các nguyên tắc, phương pháp định giá đất quy định tại Điều 112 củaLuật này.

4. Giáđất do tư vấn xác định là một trong các căn cứ để cơ quan nhà nước có thẩmquyền quy định, quyết định giá đất.

Điều 116.Quyền và nghĩavụ của tổ chứccó chức năng tư vấn địnhgiá đất

1.Quyền của tổ chức có chức năng tư vấn định giá đất:

a)Thực hiện tư vấn định giá đất theo quy định của Luật này, Luật giá và các quy địnhkhác của pháp luật có liên quan;

b)Yêu cầu bên thuê tư vấn cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến việc tư vấnđịnh giá đất; được nhận tiền dịch vụ theo thỏa thuận trong hợp đồng;

c)Đơn phương chấm dứt hoặc hủy bỏ hợp đồng tư vấn định giá đất khi bên thuê tư vấnvi phạm điều kiện do hai bên thỏa thuận trong hợp đồng hoặc theo quy định củapháp luật;

d)Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

2. Nghĩavụ của tổ chức có chức năng tư vấn định giá đất:

a)Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, khách quan củakết quả tư vấn giá đất;

b) Thực hiện thỏa thuận theo hợp đồng tư vấn định giá đấtvới bên thuê tư vấn;

c)Chịu sự thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; báo cáo cơ quannhà nước có thẩm quyền về tổ chức, kết quả hoạt động tư vấn định giá đất định kỳhàng năm hoặc trong trường hợp đột xuất;

d)Thực hiện nghĩa vụ về thuế và các nghĩa vụ tài chính khác có liên quan theo quyđịnh của pháp luật;

đ) Đăng ký danh sách định giá viên và việc thay đổi, bổsung danh sách định giá viên với cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi tổ chức tưvấn định giá đất đặt trụ sở chính;

e)Lưu trữ hồ sơ, tài liệu về kết quả tư vấn giá đất;

g)Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Mục 3

ĐẤU GIÁ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT

 

Điều 117. Nguyên tắc đấu giá quyền sử dụngđất

1. Đấu giá quyền sử dụng đất được thực hiện công khai, liên tục, khách quan,trung thực, bình đẳng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia.

2.Việc đấu giá quyền sử dụng đất phải đúng trình tự, thủ tục theo quy định củapháp luật về đất đai và pháp luật về đấu giá tài sản.

Điều 118. Các trường hợp đấu giá quyền sửdụng đất và các trường hợp không đấu giá quyền sử dụng đất

1.Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất theo hình thức đấu giá quyền sử dụng đất trong các trường hợp sau đây, trừcác trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này:

a)Đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc cho thuê;

b)Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng để chuyển nhượng hoặc cho thuê;

c)Sử dụng quỹ đất để tạo vốn cho đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng;

d)Sử dụng đất thương mại, dịch vụ; đất cơsở sản xuất phi nông nghiệp;

đ)Cho thuê đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích để sản xuấtnông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối;

e)Giao đất, cho thuê đất đối với đất Nhà nước thu hồi do sắp xếp lại, xử lý trụ sởlàm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh mà tài sản gắnliền với đất thuộc sở hữu Nhà nước;

g)Giao đất ở tại đô thị, nông thôn cho hộ gia đình, cá nhân;

h)Giao đất, cho thuê đất đối với các trường hợp được giảm tiền sử dụng đất, tiềnthuê đất.

2.Các trường hợp không đấu giá quyền sử dụng đất khi Nhà nước giao đất, cho thuêđất bao gồm:

a) Giaođất không thu tiền sử dụng đất;

b) Sửdụng đất được miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất quy định tại Điều 110 của Luậtnày;

c) Sửdụng đất quy định tại các điểm b, g khoản 1 và khoản 2 Điều 56 của Luật này;

d) Sửdụng đất vào mục đích hoạt động khoáng sản;

đ) Sử dụng đất để thực hiệndự án đầu tư xây dựng nhà ở tái định cư, nhà ở xã hội và nhà ở công vụ;

e) Giao đất ở cho cán bộ,công chức, viên chức chuyển nơi công tác theo quyết định điều động của cơ quancó thẩm quyền;

g) Giao đất ở cho hộ giađình, cá nhân có hộ khẩu thường trú tại xã mà không có đất ở và chưa được Nhànước giao đất ở;

h) Giao đất ở cho hộ giađình, cá nhân có hộ khẩu thường trú tại thị trấn thuộc vùng có điều kiệnkinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn mà không có đất ở vàchưa được Nhà nước giao đất ở;

i) Các trường hợp khác doThủ tướng Chính phủ quyết định.

3.Trường hợp đất đưa ra đấu giáquyền sử dụng đất theo quy định tại khoản 1 Điều nàymà không có người tham gia hoặc trường hợp chỉ có một người đăng ký tham gia đấugiá hoặc đấu giá ít nhất là 02 lầnnhưng không thành thìNhà nước thực hiện việc giao đất, cho thuê đất mà không phải đấu giá quyền sử dụngđất.

Điều119. Thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất

1. Điều kiện để tổ chức thực hiện đấugiá quyền sử dụng đất khiNhà nước giao đất, cho thuê đất:

a) Đã có kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

b) Đất đã được giải phóng mặt bằng, đất có tài sản gắn liền với đất mà tài sản thuộc sở hữu nhà nước;

c) Có phương án đấu giá quyền sử dụng đất được cấpcó thẩm quyền phê duyệt.

2. Tổ chức, cá nhân tham gia đấu giá quyền sử dụng đất phảicó đủ các điều kiện sau đây:

a)Thuộc đối tượng được Nhà nước giao đất, cho thuê đất theo quy định tại Điều 55và Điều 56 của Luật này;

b)Phải bảo đảm các điều kiện để thực hiện dự án đầu tư theo quy định tại Điều 58của Luật này đối với trường hợp giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầutư.

 

Chương IX

HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐẤT ĐAI

VÀ CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐẤT ĐAI

 

Điều120. Hệ thống thông tin đất đai

1. Hệ thống thông tin đất đaiđược thiết kế tổng thể và xây dựng thành một hệ thống thống nhất trên phạm vicả nước, phục vụ đa mục tiêu; theo tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia, quốc tế đượccông nhận tại Việt Nam.

2. Hệ thống thông tin đất đai gồmcác thành phần cơ bản sau:

a) Hạ tầng kỹ thuật công nghệthông tin đất đai;

b) Hệ thống phần mềm hệ điều hành, phần mềmhệ thống và phần mềm ứng dụng;

c) sở dữ liệu đất đai quốcgia.

Điều121. Cơ sở dữ liệu đất đaiquốc gia

1. Cơsở dữ liệu đất đai quốc gia được xây dựng thống nhất trong phạm vi cả nước.

2.Cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia gồm các thành phần:

a) Cơsở dữ liệu về văn bản quy phạm pháp luật về đất đai;

b) Cơsở dữ liệu địa chính;

c)Cơ sở dữ liệu điều tra cơ bản về đất đai;

d)Cơ sở dữ liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;

đ)Cơ sở dữ liệu giá đất;

e)Cơ sở dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai;

g) Cơ sở dữ liệu về thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranhchấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai;

h)Cơ sở dữ liệu khác liên quan đến đất đai.

3. Nội dung, cấu trúc và kiểu thông tin cơ sở dữ liệuđất đai được thực hiện theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Điều122. Quản lý, khai thác cơ sở dữ liệu đất đai

1. Thông tin trong cơ sở dữ liệu đất đai được cơ quannhà nước có thẩm quyền cung cấp thì có giá trị pháp lý như trong hồ sơ dạng giấy.

2.Cơ sở dữ liệu đất đai là tài sản của Nhà nước phải được bảo đảm an ninh, antoàn chặt chẽ; nghiêm cấm mọi hành vi truy cập trái phép, phá hoại, làm sai lệchthông tin trong cơ sở dữ liệu đất đai.

3.Tổ chức, cá nhân có nhu cầu về thông tin, dữ liệu đất đai được khai thác, sử dụngqua cổng thông tin đất đai ở trung ương, địa phương và phải nộp phí; khi thựchiện khai thác thông tin, dữ liệu đất đai phải thực hiện đúng quy định của phápluật.

Điều123. Dịch vụ công điện tử trong lĩnh vực đất đai

1.Các dịch vụ công điện tử được thực hiện gồm: đăng ký đất đai, tài sản gắnliền với đất; thực hiện các giao dịch về đất đai và tài sản gắn liền với đất;cung cấp thông tin, dữ liệu về đất đai.

2.Cơ quan quản lý đất đai có trách nhiệm thực hiện các dịch vụ công quy định tạikhoản 1 Điều này; cung cấp các dịch vụ thuận tiện, đơn giản, an toàn cho tổ chứcvà cá nhân trên môi trường mạng.

Điều124. Trách nhiệm xây dựng hệ thống thông tin đất đai

1. Nhà nước có chính sách đầu tưxây dựng hệ thống thông tin đất đai, cơsở dữ liệu đất đai; bảo đảm kinh phí vận hành, duy trì hệ thống thông tin đất đai, cơ sở dữ liệu đất đai.

2. Bộ Tàinguyên và Môi trường có trách nhiệm tổ chức xây dựng, quản lý, khai thác hệthống thông tin, cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia; thực hiện dịch vụ công điện tửtrong lĩnh vực đất đai theo quy định của Chính phủ.

3. Bộ, ngành,cơ quan có liên quan có trách nhiệm cung cấp kết quả điều tra cơ bản và các dữliệu, thông tin có liên quan đến đất đai cho Bộ Tài nguyên và Môi trường để cậpnhật vào cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia, hệ thống thông tin đất đai.

4. Ủy bannhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức xây dựng, quản lý, khai thác hệ thốngthông tin, cơ sở dữ liệu đất đai ở địa phương; cung cấp dữ liệu đất đai cho BộTài nguyên và Môi trường để tích hợp vào cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia.

5. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môitrường quy định chi tiết về xây dựng, quản lý, khai thác hệ thống thông tin đấtđai, điều kiện của tổ chức, cá nhân hoạt động tư vấn về xây dựng cơ sở dữ liệu,hệ thống thông tin đất đai.

Chương X

CHẾ ĐỘ SỬ DỤNG CÁC LOẠI ĐẤT

Mục 1

THỜI HẠN SỬ DỤNG ĐẤT

 

Điều125. Đất sử dụng ổn định lâu dài

Người sử dụng đất được sử dụng đất ổn định lâu dài trongcác trường hợp sau đây:

1.Đất ở do hộ gia đình, cá nhân sử dụng;

2.Đất nông nghiệp do cộng đồng dân cư sử dụng quy định tại khoản 3 Điều 131 củaLuật này;

3.Đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên;

4. Đất thương mại,dịch vụ, đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhânđang sử dụng ổn định mà không phải là đất được Nhà nước giao có thời hạn, chothuê;

5.Đất xây dựng trụ sở cơ quan quy định tại khoản 1 Điều 147 của Luật này; đấtcông trình sự nghiệp của tổ chức sự nghiệp công lập chưa tự chủ tài chính;

6.Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh;

7.Đất cơ sở tôn giáo quy định tại Điều 159 của Luật này;

8.Đất tín ngưỡng;

9. Đất giao thông, thủy lợi, đất có di tích lịchsử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, đất xây dựng các công trình công cộng kháckhông có mục đích kinh doanh;

10.Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa.

11.Đất tổ chức kinh tế sử dụng quy định tại khoản 3 Điều 127 và khoản 2 Điều 128 củaLuật này.

Điều126. Đất sử dụng có thời hạn

1. Thờihạn giao đất,công nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp theo quy định tạikhoản 1, khoản 2, điểm b khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều 129 của Luật này là 50 năm. Khi hết thời hạn, hộ giađình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp nếu có nhu cầu thì được tiếp tục sử dụng đất theo thời hạn quy định tại khoản này.

2. Thờihạn cho thuê đất nông nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân không quá 50 năm. Khihết thời hạn thuê đất, hộ gia đình, cá nhân nếu có nhu cầu thì được Nhà nướcxem xét tiếp tục cho thuê đất.

3.Thời hạn giao đất, cho thuê đất đối với tổ chức để sử dụng vào mục đích sản xuấtnông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối; tổ chức, hộ gia đình,cá nhân để sử dụng vào mục đích thương mại, dịch vụ, làm cơ sở sản xuất phinông nghiệp; tổ chức để thực hiện các dự án đầu tư; người Việt Nam định cư ở nướcngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để thực hiện các dự án đầu tư tạiViệt Nam được xem xét, quyết định trên cơ sở dự án đầu tư hoặc đơn xin giao đất,thuê đất nhưng không quá 50 năm.

Đốivới dự án có vốn đầu tư lớn nhưng thu hồi vốn chậm, dự án đầu tư vào địa bàn cóđiều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặcbiệt khó khăn mà cần thời hạn dài hơn thì thời hạn giao đất, cho thuê đất khôngquá 70 năm.

Đốivới dự án kinh doanh nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp với cho thuê thì thời hạngiao đất cho chủ đầu tư được xác định theo thời hạn của dự án; người mua nhà ởgắn liền với quyền sử dụng đất được sử dụng đất ổn định lâu dài.

Khihết thời hạn, người sử dụng đất nếu có nhu cầu tiếp tục sử dụng thì được Nhà nướcxem xét gia hạn sử dụng đất nhưng không quá thời hạn quy định tại khoản này.

4.Thời hạn cho thuê đất để xây dựng trụ sở làm việc của tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao là không quá 99 năm. Khihết thời hạn, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao nếu có nhu cầu sử dụngđất thì được Nhà nước xem xét gia hạn hoặc cho thuê đất khác, mỗi lần gia hạn khôngquá thời hạn quy định tại khoản này.

5.Thời hạn cho thuê đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích củaxã, phường, thị trấn là không quá 05 năm.

6. Đất xây dựng công trình sự nghiệp của tổ chức sự nghiệpcông lập tự chủ tài chính quy định tại khoản 2 Điều 147 của Luật này và cáccông trình công cộng có mục đích kinh doanh là không quá 70 năm.

Khihết thời hạn, người sử dụng đất nếu có nhu cầu tiếp tục sử dụng thì được Nhà nướcxem xét gia hạn sử dụng đất nhưng không quá thời hạn quy định tại khoản này.

7. Đốivới thửa đất sử dụng cho nhiều mục đích thì thời hạn sử dụng đất được xác định theothời hạn của loại đất sử dụng vào mục đích chính.

8. Thời hạn giao đất, cho thuêđất quy định tại Điều này được tính từ ngày có quyết định giao đất, cho thuêđất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Điều127. Thời hạn sử dụng đất khi chuyển mục đích sử dụng đất

1.Thời hạn sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân khi chuyển mục đích sử dụng đấtđược quy định như sau:

a)Trường hợp chuyển đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng sang sử dụng vào mụcđích khác thì thời hạn được xác định theo thời hạn của loại đất sau khi đượcchuyển mục đích sử dụng. Thời hạn sử dụng đất được tính từ thời điểm có quyết địnhcho phép chuyển mục đích sử dụng đất;

b) Trường hợp chuyển đất trồng lúa, đất trồng cây hàngnăm khác, đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất, đất nuôi trồng thủy sản, đấtlàm muối sang trồng rừng phòng hộ, trồng rừng đặc dụng thì hộ gia đình, cá nhânđược sử dụng đất ổn định lâu dài;

c)Trường hợp chuyển mục đích sử dụng giữa các loại đất bao gồm đất trồng cây hàngnăm khác, đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất, đất nuôi trồng thủy sản, đấtlàm muối thì hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất được tiếp tục sử dụng đất đó theothời hạn đã được giao, cho thuê.

Khihết thời hạn, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất được Nhà nước xem xét gia hạn sửdụng đất nhưng không quá thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 126 của Luật này nếucó nhu cầu tiếp tục sử dụng;

d)Trường hợp chuyển đất nông nghiệp sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp thìthời hạn sử dụng đất được xác định theo thời hạn của loại đất sau khi được chuyểnmục đích sử dụng. Thời hạn sử dụng đất được tính từ thời điểm có quyết định chophép chuyển mục đích sử dụng đất;

đ)Trường hợp chuyển mục đích sử dụng từ đất phi nông nghiệp sử dụng ổn định lâudài sang đất phi nông nghiệp sử dụng có thời hạn hoặc từ đất phi nông nghiệp sửdụng có thời hạn sang đất phi nông nghiệp sử dụng ổn định lâu dài thì hộ giađình, cá nhân được sử dụng đất ổn định lâu dài.

2.Thời hạn sử dụng đất đối với tổ chức, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanhnghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư không thuộc khu côngnghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao khi chuyển mục đích sửdụng đất được xác định theo dự án đầu tư quy định tại khoản 3 Điều 126 của Luậtnày.

3.Tổ chức kinh tế chuyển mục đích sử dụng từ đất phi nông nghiệp sử dụng ổn địnhlâu dài sang đất phi nông nghiệp sử dụng có thời hạn hoặc từ đất phi nông nghiệpsử dụng có thời hạn sang đất phi nông nghiệp sử dụng ổn định lâu dài thì tổ chứckinh tế được sử dụng đất ổn định lâu dài.

Điều128. Thời hạn sử dụng đất khi nhận chuyển quyền sử dụng đất

1.Thời hạn sử dụng đất khi nhận chuyển quyền sử dụng đất đối với loại đất có quyđịnh thời hạn là thời gian sử dụng đất còn lại của thời hạn sử dụng đất trướckhi nhận chuyển quyền sử dụng đất.

2.Người nhận chuyển quyền sử dụng đất đối với loại đất được sử dụng ổn định lâudài thì được sử dụng đất ổn định lâu dài.

 

Mục 2

ĐẤT NÔNG NGHIỆP

 

Điều129. Hạn mức giao đất nông nghiệp

1.Hạn mức giao đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối chomỗi hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp như sau:

a) Không quá 03 héc ta cho mỗi loại đất đối với các tỉnh,thành phố trực thuộc trung ương thuộc khu vực Đông Nam Bộ và khu vực đồng bằngsông Cửu Long;

b)Không quá 02 héc ta cho mỗi loại đất đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc trungương khác.

2.Hạn mức giao đất trồng cây lâu năm cho mỗi hộ gia đình, cá nhân không quá 10héc ta đối với các xã, phường, thị trấn ở đồng bằng; không quá 30 héc ta đối vớicác xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi.

3.Hạn mức giao đất cho mỗi hộ gia đình, cá nhân không quá 30 héc ta đối với mỗiloại đất:

a) Đấtrừng phònghộ;

b) Đấtrừng sản xuất.

4.Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được giao nhiều loại đất bao gồm đất trồng câyhàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối thìtổng hạn mức giao đất không quá 05 héc ta.

Trườnghợp hộ gia đình, cá nhân được giao thêm đất trồng cây lâu năm thì hạn mức đấttrồng cây lâu năm là không quá 05 héc ta đối với các xã, phường, thị trấn ở đồngbằng; không quá 25 héc ta đối với các xã, phường, thị trấn ở trung du, miềnnúi.

Trườnghợp hộ gia đình, cá nhân được giao thêm đất rừng sản xuất thì tổng hạn mức giaođất rừng sản xuất là không quá 25 héc ta.

5.Hạn mức giao đất trống, đồi núi trọc, đất có mặt nước thuộc nhóm đất chưa sử dụngcho hộ gia đình, cá nhân đưa vào sử dụng theo quy hoạch để sản xuất nông nghiệp,lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối không quá hạn mức giao đất quy định tạicác khoản 1, 2 và 3 Điều này và không tính vào hạn mức giao đất nông nghiệp chohộ gia đình, cá nhân quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.

Ủyban nhân dân cấp tỉnh quy định hạn mức giao đất trống, đồi núi trọc, đất có mặtnước chưa sử dụng cho hộ gia đình, cá nhân đưa vào sử dụng theo quy hoạch, kếhoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhànước có thẩm quyền phê duyệt.

6. Hạn mức giao đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, trồngcây lâu năm, trồng rừng, nuôi trồng thủy sản, làm muối thuộc vùng đệm của rừngđặc dụng cho mỗi hộ gia đình, cá nhân được thực hiện theo quy định tại các khoản1, 2, 3, 4 và 5 của Điều này.

7.Đối với diện tích đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng ngoàixã, phường, thị trấn nơi đăng ký hộ khẩu thường trú thì hộ gia đình, cá nhân đượctiếp tục sử dụng, nếu là đất được giao không thu tiền sử dụng đất thì được tínhvào hạn mức giao đất nông nghiệp của mỗi hộ gia đình, cá nhân.

Cơ quan quản lý đất đai nơi đã giao đất nông nghiệp khôngthu tiền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân gửi thông báo cho Ủy ban nhân dâncấp xã nơi hộ gia đình, cá nhân đó đăng ký hộ khẩu thường trú để tính hạn mứcgiao đất nông nghiệp.

8.Diện tích đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân do nhận chuyển nhượng, thuê,thuê lại, nhận thừa kế, được tặng cho quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyềnsử dụng đất từ người khác, nhận khoán, được Nhà nước cho thuê đất không tínhvào hạn mức giao đất nông nghiệp quy định tại Điều này.

Điều130. Hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp củahộ gia đình, cá nhân

1. Hạn mức nhận chuyểnquyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân không quá 10 lần hạn mứcgiao đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân đối với mỗi loại đất quy định tạicác khoản 1, 2 và 3 Điều 129 của Luật này.

2.Chính phủ quy định hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộgia đình, cá nhân phù hợp với điều kiện cụ thể theo từng vùng và từng thời kỳ.

Điều 131. Đất nông nghiệp do hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dâncư sử dụng

1. Đất nông nghiệp do hộ gia đình, cá nhân sử dụng bao gồmđất nông nghiệp được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất; do thuê quyền sử dụng đất của tổ chức, hộ giađình, cá nhân khác; do nhận chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, nhận thừa kế, được tặng cho quyền sử dụngđất theo quy định của pháp luật.

2.Việc sử dụng đất nông nghiệp do Nhà nước giao cho hộ gia đình, cá nhân được quyđịnh như sau:

a)Hộ gia đình, cá nhân đã được Nhà nước giao đất trước ngày Luật này có hiệu lựcthi hành thì được tiếp tục sử dụng theo quy định của Luật này;

b) Đối với những địa phương chưa thực hiện việc giao đấtcho hộ gia đình, cá nhân theo quy định của pháp luật về đất đai thì Ủy ban nhândân cấp xã nơi có đất lập phương án giao đất và đề nghị Ủy ban nhân dân cấp huyệnquyết định giao đất;

c)Đối với những địa phương mà Ủy ban nhân dân các cấp đã hướng dẫn hộ gia đình,cá nhân thương lượng điều chỉnh đất cho nhau trong quá trình thực hiện cácchính sách, pháp luật về đất đai trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 và đang sử dụngổn định thì được tiếp tục sử dụng.

3.Đất nông nghiệp do cộng đồng dân cư sử dụng được quy định như sau:

a) Cộng đồng dân cư được Nhà nước giao đất, công nhận quyềnsử dụng đất để bảo tồn bản sắc dân tộc gắn với phong tục, tập quán của các dântộc;

b) Cộng đồng dân cư được Nhà nước giao đất, công nhận quyềnsử dụng đất có trách nhiệm bảo vệ đất được giao, được sử dụng đất kết hợp với mụcđích sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản, không được chuyển sang sử dụngvào mục đích khác.

Điều132. Đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích

1. Căn cứ vào quỹ đất, đặc điểmvà nhu cầu của địa phương, mỗi xã, phường, thị trấn được lập quỹ đất nôngnghiệp sử dụng vào mục đích công ích không quá 5% tổng diện tích đất trồng câyhàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản để phục vụ cho các nhucầu công ích của địa phương.

Đất nôngnghiệp do tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trả lại hoặc tặng cho quyền sử dụng choNhà nước, đất khai hoang, đất nông nghiệp thu hồi là nguồn để hình thành hoặcbổ sung cho quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường,thị trấn.

Đối với những nơi đã để lại quỹđất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích vượt quá 5% thì diện tích ngoàimức 5% được sử dụng để xây dựng hoặc bồi thường khi sử dụng đất khác để xâydựng các công trình công cộng của địa phương; giao cho hộ gia đình, cá nhântrực tiếp sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản tại địa phương chưa đượcgiao đất hoặc thiếu đất sản xuất.

2. Quỹ đất nông nghiệp sử dụngvào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn để sử dụng vào các mục đích sau:

a) Xây dựngcác công trình công cộng của xã, phường, thị trấn bao gồm công trình văn hóa,thể dục, thể thao, vui chơi, giải trí công cộng, y tế, giáo dục, chợ, nghĩatrang, nghĩa địa và các công trình công cộng khác theo quy định của Ủy ban nhândân cấp tỉnh;

b) Bồi thường cho người có đấtđược sử dụng để xây dựng các công trình công cộng quy định tại điểm a khoảnnày;

c) Xây dựng nhà tình nghĩa, nhàtình thương.

3. Đối với diện tích đất chưa sửdụng vào các mục đích quy định tại khoản 2 Điều này thì Ủy ban nhân dân cấp xã chohộ gia đình, cá nhân tại địa phương thuê để sản xuất nông nghiệp, nuôi trồngthủy sản theo hình thức đấu giá để cho thuê. Thời hạn sử dụng đất đối với mỗilần thuê không quá 05 năm.

Tiền thu đượctừ việc cho thuê đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công íchphải nộp vào ngân sách nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý và chỉ đượcdùng cho nhu cầu công ích của xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật.

4. Quỹ đất nông nghiệp sửdụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn do Ủy ban nhân dân cấp xãnơi có đất quản lý sử dụng theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phêduyệt.

Điều133. Đất nông nghiệp do tổ chức, người Việt Nam định cư ởnước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầutư nước ngoài sử dụng

1. Tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanhnghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có nhucầu sử dụng đất để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làmmuối thì được Nhà nước xem xét cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư.

2. Tổ chức kinh tế, tổ chức sự nghiệp cônglập đã đượcNhà nước giao đất, cho thuê đất trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành để sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp thì phải rà soát hiệntrạng sử dụng đất, lập phương án sử dụng đất. Nội dung phương án sử dụng đấtphải xác định rõ diện tích, ranh giới sử dụng, diện tích từng loại đất được giữlại sử dụng, thời hạn sử dụng đất, diện tích đất bàn giao cho địa phương.

Ủyban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo việc rà soát, phê duyệt phương ánsử dụng đất; giao đất, cho thuê đất theo phương án sử dụng đất được phê duyệt;thu hồi diện tích đất không sử dụng, sử dụng không đúng mục đích, giao khoán,cho thuê, cho mượn trái pháp luật, bị lấn, bị chiếm để tạo quỹ đất giao, chothuê cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân. Việc giao đất, cho thuê đất phải ưutiên cho hộ gia đình, cá nhân là đồng bào dân tộc thiểu số không có đất hoặcthiếu đất sản xuất ở địa phương.

3. Tổchức kinh tế đã được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất để sử dụngvào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muốitrước ngày Luật này có hiệu lực thi hành phải chuyển sang thuê đất.

Điều134. Đất trồng lúa

1. Nhà nước có chính sách bảovệ đất trồng lúa, hạn chế chuyển đất trồng lúa sang sử dụng vào mục đích phinông nghiệp. Trường hợp cần thiết phải chuyển một phần diện tích đất trồng lúasang sử dụng vào mục đích khác thì Nhà nước có biện pháp bổ sung diện tích đấthoặc tăng hiệu quả sử dụng đất trồng lúa.

Nhà nước có chính sách hỗ trợ, đầu tư xây dựng kếtcấu hạ tầng, áp dụng khoa học và công nghệ hiện đại cho vùng quy hoạch trồnglúa có năng suất, chất lượng cao.

2. Người sử dụng đất trồng lúa có trách nhiệm cải tạo,làm tăng độ màu mỡ của đất; không được chuyển sang sử dụng vào mục đích trồngcây lâu năm, trồng rừng, nuôi trồng thủy sản, làm muối và vào mục đích phi nôngnghiệp nếu không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

3. Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để sửdụng vào mục đích phi nông nghiệp từ đất chuyên trồng lúa nước phải nộp một khoảntiền để Nhà nước bổ sung diện tích đất chuyên trồng lúa nước bị mất hoặc tănghiệu quả sử dụng đất trồng lúa theo quy định của Chính phủ.

Điều 135. Đất rừng sản xuất

1. Nhànước giao đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên cho tổ chức quản lý rừng để quảnlý, bảo vệ và phát triển rừng.

2. Nhà nước giao đất, cho thuê đất rừng sản xuất là rừngtrồng theo quy định sau đây:

a)Giao đất cho hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp theo hạn mứcquy định tại điểm b khoản 3 Điều 129 của Luật này để sử dụng vào mục đích sảnxuất lâm nghiệp. Đối với diện tích đất rừng sản xuất do hộ gia đình, cá nhân sửdụng vượt hạn mức thì phải chuyển sang thuê đất;

b)Cho thuê đất đối với tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam địnhcư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thuê đất để thực hiện dựán đầu tư trồng rừng;

c)Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanhnghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được Nhà nước giao đất, cho thuê đất rừng sảnxuất theo quy định tại điểm a, điểm b khoản này thì được sử dụng diện tích đấtchưa có rừng để trồng rừng hoặc trồng cây lâu năm.

3.Tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầutư nước ngoài sử dụng đất rừng sản xuất được kết hợp kinh doanh cảnh quan, du lịchsinh thái - môi trường dưới tán rừng.

4.Đất rừng sản xuất tập trung ở những nơi xa khu dân cư không thể giao trực tiếpcho hộ gia đình, cá nhân thì được Nhà nước giao cho tổ chức để bảo vệ và pháttriển rừng kết hợp với sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản.

Điều136. Đất rừng phòng hộ

1. Nhà nước giao đất rừng phòng hộ cho tổ chức quản lý rừngphòng hộ để quản lý, bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh rừng và trồng rừng theo quyhoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt,được kết hợp sử dụng đất vào mục đích khác theo quy định của pháp luật về bảo vệvà phát triển rừng.

2. Tổ chức quản lý rừng phòng hộ giao khoán đất rừngphòng hộ cho hộ gia đình, cá nhân đang sinh sống tại đó để bảo vệ, phát triển rừng;Ủy ban nhân dân cấp huyện giao đất ở, đất sản xuất nông nghiệp cho hộ gia đình,cá nhân đó sử dụng.

3.Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu, khả năng bảo vệ, phát triển rừng vàđang sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ mà chưa có tổ chức quản lý và khu vựcquy hoạch trồng rừng phòng hộ thì được Nhà nước giao đất rừng phòng hộ để bảo vệ,phát triển rừng và được kết hợp sử dụng đất vào mục đích khác theo quy định củapháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.

4. Ủyban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho tổ chức kinh tế thuê đất rừng phòng hộ thuộckhu vực được kết hợp với kinh doanh cảnh quan, du lịch sinh thái - môi trườngdưới tán rừng.

5. Cộng đồng dân cư được Nhà nướcgiao rừng phòng hộ theo quy định của Luật bảo vệ và phát triển rừng thì đượcgiao đất rừng phòng hộ để bảo vệ, phát triển rừng; có quyền và nghĩa vụ theoquy định của Luật bảo vệ và phát triển rừng.

Điều137. Đất rừng đặc dụng

1.Nhà nước giao đất rừng đặc dụng cho tổ chức quản lý rừng đặc dụng để quản lý, bảovệ theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phêduyệt, đượckết hợp sử dụng đất vào mục đích khác theo quy định của pháp luật về bảo vệ vàphát triển rừng.

2.Tổ chức quản lý rừng đặc dụng giao khoán ngắn hạn đất rừng đặc dụng trong phânkhu bảo vệ nghiêm ngặt cho hộ gia đình, cá nhân chưa có điều kiện chuyển ra khỏikhu vực đó để bảo vệ rừng.

3.Tổ chức quản lý rừng đặc dụng giao khoán đất rừng đặc dụng thuộc phân khu phụchồi sinh thái cho hộ gia đình, cá nhân sinh sống ổn định tại khu vực đó để bảovệ và phát triển rừng.

4. Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định giao đất,cho thuê đất vùng đệm của rừng đặc dụng đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đểsử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm về lâm nghiệp hoặc kết hợpquốc phòng, an ninh theo quy hoạch phát triển rừng của vùng đệm và đượckết hợp sử dụng đất vào mục đích khác theo quy định của pháp luật về bảo vệ vàphát triển rừng.

5. Ủyban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho tổ chức kinh tế thuê đất rừng đặc dụng thuộckhu vực được kết hợp với kinh doanh cảnh quan, du lịch sinh thái - môi trườngdưới tán rừng.

Điều 138. Đất làm muối

1.Đất làm muối được Nhà nước giao cho hộ gia đình, cá nhân trong hạn mức giao đấttại địa phương để sản xuất muối. Trường hợp sử dụng vượt hạn mức thì phải chuyểnsang thuê đất.

Đấtlàm muối được Nhà nước cho thuê đối với tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cưở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để thực hiện dự án đầu tư sảnxuất muối.

2.Những vùng đất làm muối có năng suất, chất lượng cao phải được bảo vệ và ưutiên cho việc sản xuất muối.

3.Nhà nước khuyến khích việc sử dụng những vùng đất có khả năng làm muối để sảnxuất muối phục vụ cho nhu cầu công nghiệp và đời sống.

Điều139. Đất có mặt nước nội địa

1.Ao, hồ, đầm được Nhà nước giao theo hạn mức đối với hộ gia đình, cá nhân để sửdụng vào mục đích nuôi trồng thủy sản, sản xuất nông nghiệp.

Ao,hồ, đầm được Nhà nước cho thuê đối với tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân,người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đểthực hiện dự án đầu tư nuôi trồng thủy sản, sản xuất nông nghiệp hoặc nông nghiệpkết hợp với mục đích phi nông nghiệp.

2.Đối với hồ, đầm thuộc địa phận nhiều xã, phường, thị trấn thì việc sử dụng do Ủyban nhân dân cấp huyện quyết định. Đối với hồ, đầm thuộc địa phận nhiều huyện,quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì việc sử dụng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnhquyết định. Đối với hồ, đầm thuộc địa phận nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trungương thì việc sử dụng do Chính phủ quy định.

Điều140. Đất có mặt nước ven biển

1.Đất có mặt nước ven biển được Nhà nước cho thuê đối với tổ chức kinh tế, hộ giađình, cá nhân,người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầutư nước ngoài để sử dụng vào mục đích nuôi trồng thủy sản, sản xuấtnông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, phi nông nghiệp.

2.Việc sử dụng đất có mặt nước ven biển theo quy định sau đây:

a)Đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đãđược cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

b)Bảo vệ đất, làm tăng sự bồi tụ đất ven biển;

c)Bảo vệ hệ sinh thái, môi trường và cảnh quan;

d)Không cản trở việc bảo vệ an ninh quốc gia và giao thông trên biển.

Điều141. Đất bãi bồi ven sông, ven biển

1.Đất bãi bồi ven sông, ven biển bao gồm đất bãi bồi ven sông, đất cù lao trênsông, đất bãi bồi ven biển và đất cù lao trên biển.

2.Đất bãi bồi ven sông, ven biển thuộc địa phận xã, phường, thị trấn nào thì do Ủyban nhân dân cấp xã đó quản lý.

Đấtbãi bồi ven sông, ven biển thường xuyên được bồi tụ hoặc thường bị sạt lở do Ủyban nhân dân cấp huyện quản lý và bảo vệ.

3.Đất bãi bồi ven sông, ven biển được Nhà nước cho thuê đối với tổ chức kinh tế,hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốnđầu tư nước ngoài để thực hiện dự án đầu tư sản xuất kinh doanh nông nghiệp,phi nông nghiệp.

4.Hộ gia đình, cá nhân đã được Nhà nước giao đất bãi bồi ven sông, ven biển trướcngày Luật này có hiệu lực thi hành để sử dụng vào mục đích nông nghiệp thì đượctiếp tục sử dụng trong thời hạn giao đất còn lại. Khi hết thời hạn giao đất nếucó nhu cầu sử dụng đất, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phêduyệt và không vi phạm pháp luật đất đai thì Nhà nước xem xét cho thuê đất.

5.Nhà nước khuyến khích tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân đầu tư đưa đất bãibồi ven sông, ven biển vào sử dụng.

6.Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều142. Đất sử dụng cho kinh tế trang trại

1.Nhà nước khuyến khích hình thức kinh tế trang trại của hộ gia đình, cá nhân nhằmkhai thác có hiệu quả đất đai để phát triển sản xuất, mở rộng quy mô và nângcao hiệu quả sử dụng đất trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủysản, làm muối gắn với dịch vụ, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

2. Đất sử dụng cho kinh tế trang trại bao gồm đất đượcNhà nước giao không thu tiền sử dụng đất trong hạn mức giao đất cho hộ giađình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản,làm muối quy định tại Điều 129 của Luật này; đất do Nhà nước cho thuê; đất dothuê, nhận chuyển nhượng, nhận thừa kế, được tặng cho; đất do nhận khoán của tổchức; đất do hộ gia đình, cá nhân góp.

3.Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất làm kinh tế trang trại được chuyển đổi mụcđích sử dụng các loại đất theo quy định của pháp luật.

4.Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất làm kinh tế trang trại phù hợp quy hoạch,kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quannhà nước có thẩm quyền phê duyệt, không có tranh chấp thì được tiếp tụcsử dụng theo quy định sau đây:

a)Trường hợp đất được giao không thu tiền sử dụng đất trong hạn mức cho hộ giađình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản,làm muối quy định tại khoản 1 Điều 54 của Luật này thì được tiếp tục sử dụng theoquy định tại khoản 1 Điều 126 của Luật này;

b)Trường hợp đất được giao không thu tiền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhânkhông trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muốithì phải chuyển sang thuê đất;

c)Trường hợp sử dụng đất do được Nhà nước cho thuê, nhận chuyển nhượng, được thừakế, được tặng cho, nhận khoán của tổ chức; do hộ gia đình, cá nhân góp vốn thìđược tiếp tục sử dụng theo quy định của Luật này.

5.Nghiêm cấm việc lợi dụng hình thức kinh tế trang trại để bao chiếm, tích tụ đấtđai không vì mục đích sản xuất.

 

Mục 3

ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP

Điều143. Đất ở tại nông thôn

1.Đất ở do hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng tạinông thôn bao gồm đất để xây dựng nhà ở, xây dựng các công trình phục vụ đời sống,vườn, ao trong cùng thửa đất thuộc khu dân cư nông thôn, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩmquyền phê duyệt.

2. Căn cứ vào quỹ đất của địa phương và quy hoạch pháttriển nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, Ủy ban nhândân cấp tỉnh quy định hạn mức đất giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân để làm nhà ởtại nông thôn; diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở phù hợp với điều kiện và tập quán tại địa phương.

3.Việc phân bổ đất ở tại nông thôn trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải đồngbộ với quy hoạch các công trình công cộng, công trình sự nghiệp bảo đảm thuậntiện cho sản xuất, đời sống của nhân dân, vệ sinh môi trường và theo hướng hiệnđại hóa nông thôn.

4.Nhà nước có chính sách tạo điều kiện cho những người sống ở nông thôn có chỗ ởtrên cơ sở tận dụng đất trong những khu dân cư sẵn có, hạn chế việc mở rộng khudân cư trên đất nông nghiệp.

Điều144. Đất ở tại đô thị

1.Đất ở tại đô thị bao gồm đất để xây dựng nhà ở, xây dựng các công trình phục vụđời sống, vườn,ao trong cùng một thửa đất thuộc khu dân cư đô thị, phù hợpvới quy hoạchsử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị đã được cơ quan nhà nướccó thẩm quyền phê duyệt.

2.Đất ở tại đô thị phải bố trí đồng bộ với đất sử dụng cho mục đích xây dựng cáccông trình công cộng, công trình sự nghiệp, bảo đảm vệ sinh môi trường và cảnhquan đô thị hiện đại.

3.Nhà nước có quy hoạch sử dụng đất để xây dựng nhà ở tại đô thị, có chính sách tạođiều kiện để những người sống ở đô thị có chỗ ở.

4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào quy hoạch sử dụngđất, quy hoạch xây dựng đô thị và quỹ đất của địa phương quy định hạn mức đất ởgiao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân tự xây dựng nhà ở đối với trường hợp chưa đủđiều kiện để giao đất theo dự án đầu tư xây dựng nhà ở; diện tíchtối thiểu được tách thửa đối với đất ở.

5.Việc chuyển đất ở sang đất xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh phải phù hợp vớiquy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phêduyệt và tuân thủ các quy định về trật tự, an toàn, bảo vệ môi trường đôthị.

Điều145. Đất xây dựng khu chung cư

1.Đất xây dựng khu chung cư bao gồm đất để xây dựng nhà chung cư, xây dựng các côngtrình phục vụ trực tiếp cho đời sống của những hộ gia đình trong nhà chung cưvà các công trình phục vụ cộng đồng theo quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhànước có thẩm quyền phê duyệt.

2.Việc quy hoạch đất xây dựng khu chung cư phải bảo đảm đồng bộ với quy hoạch cáccông trình công cộng, bảo vệ môi trường.

3.Chính phủ quy định chi tiết chế độ sử dụng đất xây dựng khu chung cư.

Điều 146. Đất sử dụng để chỉnh trang, pháttriển đô thị và khu dân cư nông thôn

1. Đất sử dụng để chỉnh trang, phát triển đô thị bao gồmđất chỉnh trang khu vực nội thành, nội thị hiện có; đất được quy hoạch để mở rộngđô thị hoặc phát triển đô thị mới.

Đấtsử dụng để chỉnh trang, phát triển khu dân cư nông thôn bao gồm đất chỉnh trangtrong khu dân cư hiện có, đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đíchcông ích, đất được quy hoạch để mở rộng khu dân cư nông thôn.

2.Việc sử dụng đất để chỉnh trang, phát triển đô thị, khu dân cư nông thôn phảiphù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạchxây dựng điểm dân cư nông thôn đã đượccơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và các quy chuẩn, tiêu chuẩnxây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

3. Ủyban nhân dân cấp tỉnh tổ chức việc lập và giao cho tổ chức kinh tế, người ViệtNam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện dự ántheo quy định của pháp luật để chỉnh trang hoặc xây dựng khu đô thị mới, khudân cư nông thôn mới. Đất cho các dự án này phải được phân bổ đồng bộ trong quyhoạch, kế hoạch sử dụng đất cho toàn khu vực, bao gồm đất sử dụng để xây dựng kếtcấu hạ tầng, đất ở, đất xây dựng các công trình công cộng, công trình sự nghiệp,đất thương mại, dịch vụ, đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp.

Khithực hiện các dự án hạ tầng kỹ thuật, xây dựng, chỉnh trang khu đô thị, khu dâncư nông thôn, Nhà nước chủ động thu hồi đất, bao gồm đất để xây dựng công trìnhkết cấu hạ tầng và đất vùng phụ cận theo quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất.

4.Cộng đồng dân cư xây dựng, chỉnh trang các công trình phục vụ lợi ích chung củacộng đồng bằng nguồn vốn do nhân dân đóng góp hoặc Nhà nước hỗ trợ thì việc tựnguyện góp quyền sử dụng đất, bồi thường hoặc hỗ trợ do cộng đồng dân cư và ngườisử dụng đất đó thỏa thuận.

Điều147. Đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp

1. Đất xây dựng trụ sở cơ quan gồm đất trụ sở cơ quan nhà nước, tổchức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.

2. Đất xây dựng công trình sự nghiệp gồm đất xây dựngcác công trình sự nghiệp thuộc các ngành và lĩnh vực về kinh tế, văn hóa, xã hội,y tế, giáo dục đào tạo, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, môi trường,ngoại giao và cáccông trình sự nghiệp khác.

3.Việc sử dụng đất quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải phù hợp với quyhoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểmdân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

4.Người đứng đầu cơ quan, tổ chức được giao đất, thuê đất có trách nhiệm bảo toàndiện tích đất được giao, được thuê và phải sử dụng đất đúng mục đích.

Nghiêmcấm việc sử dụng đất được giao để xây dựng trụ sở cơ quan, xây dựng công trìnhsự nghiệp vào mục đích khác.

5. Nhà nước khuyến khích việc sửdụng đất vào mục đích phát triển văn hóa, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dụcthể thao, khoa học và công nghệ, môi trường.

Điều148. Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh

1.Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh bao gồm đất sử dụng vào các mụcđích quy định tại Điều 61 củaLuật này.

2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện việc quản lý nhà nướcđối với đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh thuộc địa bàn quản lý hànhchính của địa phương.

BộQuốc phòng, Bộ Công an có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnhtrong quá trình lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, anninh bảo đảm phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốcphòng, an ninh; rà soát, xác định ranh giới đất sử dụng cho mục đích quốcphòng, an ninh; xác định vị trí, diện tích đất quốc phòng, anninh không còn nhu cầu sử dụng, sử dụng không đúng mục đích để bàn giao cho địaphương quản lý, sử dụng.

3.Đối với những khu vực nằm trong quy hoạch sử dụng đất vào mục đích quốc phòng,an ninh nhưng chưa có nhu cầu sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh thì ngườiđang sử dụng đất được tiếp tục sử dụng đến khi có quyết định thu hồi đất của cơquan nhà nước có thẩm quyền nhưng không được làm biến dạng địa hình tự nhiên.

4.Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 149.Đất khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp, làngnghề

1. Việc sử dụng đất xây dựngkhu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp, làng nghề phải phù hợp với quyhoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đã được cơ quan nhànước có thẩm quyền phê duyệt.

Khi quy hoạch, thành lập khu côngnghiệp, khu chế xuất phải đồng thời lập quy hoạch, xây dựng khu nhà ở, côngtrình công cộng nằm ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất phục vụ đời sống ngườilao động làm việc trong khu công nghiệp, khu chế xuất.

 2. Nhà nước cho thuê đất đối với tổ chức kinhtế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoàiđể đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp,khu chế xuất. Đối với phần diện tích thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm thì ngườiđược Nhà nước cho thuê đất có quyền cho thuê lại đất với hình thức trả tiềnthuê đất hàng năm; đối với phần diện tích thuê đất trả tiền thuê đất một lầncho cả thời gian thuê thì người được Nhà nước cho thuê đất có quyền cho thuê lạiđất với hình thức trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê hoặc trả tiềnthuê đất hàng năm.

Nhàđầu tư được miễn tiền thuê đất đối với diện tích đất xây dựng kết cấu hạ tầng sửdụng chung trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất.

3. Tổchức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanhnghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư vào sản xuất, kinh doanh trong khu côngnghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất được thuê lại đất gắn với kết cấu hạ tầngcủa tổ chức kinh tế khác, người Việt Nam địnhcư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư xây dựng kinhdoanh kết cấu hạ tầng và có các quyền và nghĩa vụ như sau:

a)Trường hợp thuê lại đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê thì cócác quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 174 của Luật này.

b)Trường hợp thuê lại đất trả tiền thuê đất hàng năm thì có các quyền và nghĩa vụquy định tại Điều 175 của Luật này;

4.Người sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất phải sửdụng đất đúng mục đích đã được xác định, được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụngđất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khácgắn liền với đất và có các quyền, nghĩa vụ theo quy định của Luật này.

5. Tổ chức kinh tế, hộ gia đình,cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư vào sản xuất, kinh doanhtrong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất đã được Nhà nước giao đất,nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với kết cấu hạ tầng của tổ chức kinhtế khác, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấuhạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất trước ngày Luật này cóhiệu lực thi hành thì được tiếp tục sử dụng đất theo thời hạn còn lại của dựán, không phải chuyển sang thuê đất. Khi hết thời hạn thực hiện dự án nếu cónhu cầu được Nhà nước xem xét cho thuê đất theo quy định của Luật này.

6. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều150. Đất sử dụng cho khu công nghệ cao

1. Đất sử dụng cho khu côngnghệ cao theo quyết định thành lập của Thủ tướng Chính phủ bao gồm các loại đấtcó chế độ sử dụng khác nhau phục vụ sản xuất, kinh doanh sản phẩm công nghệcao; nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ cao; đào tạo nhân lực côngnghệ cao.

Khi quy hoạch, thành lập khucông nghệ cao phải đồng thời lập quy hoạch, xây dựng khu nhà ở, công trình côngcộng nằm ngoài khu công nghệ cao để phục vụ đời sống chuyên gia, người lao độnglàm việc trong khu công nghệ cao.

2. Ban quản lý khu công nghệcao được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao đất cho toàn khu công nghệ cao và đượccho thuê đất đối với tổ chức, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng đất trong khu côngnghệ cao.

3. Ban quản lý khu công nghệ cao lập quyhoạch chi tiết xây dựng của khu công nghệ cao vàtrình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có đất phê duyệt.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao đấtcho Ban quản lý khu công nghệ cao để tổ chức xây dựng, phát triển khu công nghệcao theo quy hoạch đã được phê duyệt. Ban quản lý khu công nghệ cao được chothuê đất theo quy định của Luật này.

4. Ban quản lý khu công nghệ caocho thuê đất đối với người có nhu cầu sử dụng đất trong khu công nghệ cao theoquy định tại Điều 56 của Luật này.

          5. Người sử dụng đất được Ban quản lý khu côngnghệ cao cho thuê đất trong khu công nghệ cao có các quyền và nghĩa vụ như đượcNhà nước cho thuê đất theo quy định của Luật này.

6. Doanh nghiệp phát triển khucông nghệ cao, doanh nghiệp phát triển hạ tầng được Ban quản lý khu công nghệcao cho thuê đất; người có nhu cầu sử dụng đất trong khu công nghệ cao đượcthuê lại đất của doanh nghiệp phát triển khu công nghệ cao, doanh nghiệp pháttriển hạ tầng.

7. Người sử dụng đất trong khucông nghệ cao phải sử dụng đất đúng mục đích đã được ghi trong hợp đồng thuêđất, được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sảnkhác gắn liền với đất và có các quyền, nghĩa vụ theo quy định của Luật này.

Trường hợpchuyển nhượng quyền sử dụng đất trong khu công nghệ cao thì người nhận chuyểnnhượng phải tiếp tục sử dụng đất đúng mục đích đã được xác định.

8. Nhà nước khuyến khích các tổchức, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanhnghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng trong khucông nghệ cao và khuyến khích tổ chức, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nướcngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng đất vào mục đíchphát triển khoa học và công nghệ.

9. Việc xác định giá cho thuê đấtvà tính thu tiền thuê đất trong khu công nghệ cao thực hiện theo quy định củaLuật này.

Điều151. Đất sử dụng cho khu kinh tế

1.Đất sử dụng cho khu kinh tế bao gồm đất để xây dựng khu kinh tế, khu kinh tế cửakhẩu được thành lập theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Đất sử dụng chokhu kinh tế là diện tích đất sử dụng cho các khu chức năng gồm: khu phi thuếquan, khu bảo thuế, khu chế xuất, khu công nghiệp, khu giải trí, khu du lịch,khu đô thị, khu dân cư, khu hành chính và các khu chức năng khác phù hợp vớiđặc điểm của từng khu kinh tế nhằm tạo môi trường đầu tư và kinh doanh đặc biệtthuận lợi cho các nhà đầu tư.

 Việc xây dựng, mở mới các khu kinh tế phải phùhợp với quy hoạch tổng thể hệ thống các khu kinh tế trong cả nước.

2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao đất cho Ban quản lý khu kinh tế để tổchức xây dựng khu kinh tế theo kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt trong quy hoạch chitiết xây dựng của khu kinh tế.

3. Ban quản lý khu kinh tế có trách nhiệmthực hiện việc bồi thường, giải phóng mặt bằng đối với diện tích đất được cơquan nhà nước có thẩm quyền thu hồi để giao cho mình trước khi giao lại đất,cho thuê đất. Ban quản lý khu kinh tế được giao lại đất có thu tiền sử dụngđất, giao lại đất không thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất cho người có nhu cầusử dụng đất trong các khu chức năng của khu kinh tế theo quy định tại các Điều 54,55 và 56 của Luật này.

Thời hạn sửdụng đất để sản xuất, kinh doanh trong khu kinh tế là không quá 70 năm.

4. Người sử dụng đất trong khukinh tế được đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở, kết cấu hạ tầng, được sản xuấtkinh doanh, hoạt động dịch vụ và có các quyền, nghĩa vụ như sau:

a) Trường hợp được Ban quản lýkhu kinh tế giao lại đất trong khu kinh tế có các quyền và nghĩa vụ như đượcNhà nước giao đất theo quy định của Luật này;

b) Trườnghợp được Ban quản lý khu kinh tế cho thuê đất trong khu kinh tế có các quyền vànghĩa vụ như được Nhà nước cho thuê đất theo quy định của Luật này.

5.Nhà nước khuyến khích đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng trong khu kinhtế và khuyến khích sử dụng đất vào mục đích phát triển kinh tế.

6.Chế độ sử dụng đất, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất trong khu kinh tếđược áp dụng đối với từng loại đất theo quy định của Luật này.

7. Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nướcngoài đầu tư vào sản xuất, kinh doanh trong khu kinh tế đã được Nhà nước giaođất, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế khác, người ViệtNam định cư ở nước ngoài trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thì được tiếptục sử dụng đất theo thời hạn còn lại của dự án, không phải chuyển sang thuêđất. Khi hết thời hạn thực hiện dự án nếu có nhu cầu được Ban quản lý khu kinhtế xem xét cho thuê đất theo quy định của Luật này.

8. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều152. Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản

1.Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản bao gồm đất để thăm dò, khai thác, chế biếnkhoáng sản vàkhu vực các công trình phụ trợ cho hoạt động khoáng sản và hành lang an toàntrong hoạt động khoáng sản.

2.Đất để thăm dò, khai thác khoáng sản được Nhà nước cho thuê đối với tổ chức, cánhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nướcngoài được phép thực hiện dự án thăm dò, khai thác khoáng sản.

Đấtđể làm mặt bằng chế biến khoáng sản thuộc loại đất sản xuất, kinh doanh phinông nghiệp có chế độ sử dụng đất như đất thương mại, dịch vụ, đất cơ sở sản xuấtphi nông nghiệp quy định tại Điều 153 của Luật này.

3. Việc sử dụng đất cho hoạt động khoáng sản phảituân theo các quy định sau đây:

a)Có giấy phép hoạt động khoáng sản và quyết định cho thuê đất để thăm dò, khaithác khoáng sản hoặc quyết định cho thuê đất để làm mặt bằng chế biến khoáng sảncủa cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Chính phủ;

b) Thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, xử lýchất thải và các biện pháp khác để không gây thiệt hại cho người sử dụng đấttrong khu vực và xung quanh;

c)Sử dụng đất phù hợp với tiến độ thăm dò, khai thác khoáng sản; người sử dụng đấtcó trách nhiệm trả lại đất đúng với tiến độ thăm dò, khai thác khoáng sản và trạngthái lớp đất mặt được quy định trong hợp đồng thuê đất;

d) Trường hợp thăm dò,khai thác khoáng sản mà không sử dụng lớp đất mặt hoặc không ảnh hưởng đến việcsử dụng mặt đất thì không phải thuê đất mặt.

Điều 153.Đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp

1. Đất thương mại, dịch vụ bao gồm đất xây dựngcơ sở kinh doanh thương mại, dịch vụ và các công trình khác phục vụ cho kinhdoanh, thương mại, dịch vụ.

Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp bao gồm đấtđể xây dựng các cơ sở sản xuất phi nông nghiệp nằm ngoài khu công nghiệp, cụmcông nghiệp, khu chế xuất.

2. Việc sử dụng đất thương mại, dịch vụ; đất cơsở sản xuất phi nông nghiệp phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất,quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đãđược cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và các quy định về bảovệ môi trường.

3. Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân sử dụngđất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp thông qua hình thứcNhà nước cho thuê đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất, thuê đất, thuê lại đất,nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhânkhác, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; thuê lại đất gắn với kết cấu hạ tầngcủa doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài sử dụng đấtthương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp thông qua hình thức Nhànước cho thuê đất; thuê đất, thuê lại đất của tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cánhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài khác; thuê lại đất gắn với kết cấu hạtầng của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Người Việt Nam định cư ở nướcngoài thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 186 của Luật này còn được nhậnthừa kế, được tặng cho quyền sử dụng đất để làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuấtphi nông nghiệp, thương mại, dịch vụ.

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng đấtthương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp thông qua hình thức Nhànước cho thuê đất; thuê đất, thuê lại đất của tổ chức kinh tế, người Việt Nam địnhcư ở nước ngoài; thuê lại đất gắn với kết cấu hạ tầng của doanh nghiệp có vốn đầutư nước ngoài.

Điều154. Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm        

1.Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm bao gồm đất, đất có mặt nước để khaithác nguyên liệu và đất làm mặt bằng để chế biến, sản xuất vật liệu xây dựng,làm đồ gốm.

Việc sử dụng đất để khai thácnguyên liệu cho sản xuất gạch ngói, làm đồ gốm phải tận dụng các loại đất đồi,gò không canh tác, đất bãi hoang, đất lòng sông hoặc ao, hồ cần khơi sâu, đấtven sông ngòi không sản xuất nông nghiệp, đất đê bối không còn sử dụng, đất docải tạo đồng ruộng.

2.Đất, đất có mặt nước để khai thác nguyên liệu được Nhà nước cho thuê đối với hộgia đình, cá nhân được phép khai thác nguyên liệu để sản xuất vật liệu xây dựng,làm đồ gốm; đối với tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanhnghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được phép thực hiện dự án đầu tư khai thácnguyên liệu để sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm.

Đấtđể làm mặt bằng sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm thuộc loại đất sản xuất,kinh doanh phi nông nghiệp có chế độ sử dụng đất như đất thương mại, dịch vụ, đấtcơ sở sản xuất phi nông nghiệp quy định tại Điều 153 của Luật này.

3.Việc sử dụng đất để sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm phải tuân theo cácquy định sau đây:

a)Có quyết định cho thuê đất vào mục đích khai thác nguyên liệu, chế biến, sản xuấtvật liệu xây dựng, làm đồ gốm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

b)Thực hiện các biện pháp cần thiết để không gây thiệt hại cho sản xuất, đời sốngvà ảnh hưởng xấu đến môi trường, dòng chảy, giao thông;

c)Người sử dụng đất có trách nhiệm trả lại đất đúng với tiến độ khai thác nguyênliệu và trạng thái mặt đất được quy định trong hợp đồng thuê đất.

4. Nghiêm cấm sử dụng những loại đất sau đây để khai tháclàm nguyên liệu cho sản xuất gạch ngói, làm đồ gốm:

a) Đất có di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnhđã được xếp hạng hoặc được Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trungương quyết định bảo vệ;

b)Đất nằm trong phạm vi hành lang bảo vệ an toàn công trình.

5.Trong quá trình sử dụng đất để khai thác nguyên liệu cho sản xuất gạch ngói,làm đồ gốm, người sử dụng đất phải áp dụng các biện pháp công nghệ thích hợp đểkhai thác sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm; phải thực hiện các biện pháp cần thiếtđể không gây thiệt hại cho sản xuất, đời sống của những người sử dụng đất xungquanh và không ảnh hưởng xấu đến môi trường.

Điều 155. Đất sử dụng vào mục đích công cộng; đất để thực hiện dự ánxây dựng - chuyển giao và dự án xây dựng - kinh doanh - chuyển giao

1.Việc sử dụng đất vào mục đích công cộng phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sửdụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đãđược cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

2.Đối với đất sử dụng vào mục đích công cộng phải lập quy hoạch chi tiết xây dựngtrong đó phân định rõ các khu chức năng sử dụng vào mục đích công cộng không cómục đích kinh doanh và các khu chức năng sử dụng vào mục đích công cộng có mụcđích kinh doanh.

Đối với đất thuộc khu chức năng không có mục đích kinhdoanh thì Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất theo quy định tại Điều 54của Luật này; có mục đích kinh doanh thì Nhà nước cho thuê đất theo quy định tạiĐiều 56 của Luật này.

3.Nhà nước giao cho nhà đầu tư quản lý diện tích đất để thực hiện dự án xây dựng- chuyển giao (BT); giao đất hoặc cho thuê đất đối với nhà đầu tư để thực hiệndự án xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT) và các hình thức khác theo quyđịnh của pháp luật về đầu tư.

4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều156. Đất cảng hàng không, sân bay dân dụng

1. Đất phục vụ cho hoạt động hàng không dân dụng tại cảng hàngkhông, sân bay bao gồm:

a) Đất xây dựng trụ sở các cơ quan quản lý nhànước hoạt động thường xuyên tại cảng hàng không, sân bay;

b) Đất sử dụng xây dựng các hạng mục thuộc kết cấu hạ tầngcảng hàng không, sân bay gồm đất để xây dựng đường cất hạ cánh, đường lăn, sânđỗ tàu bay, cơ sở bảo đảm hoạt động bay, bảo đảm an ninh hàng không, khẩn nguysân bay, hàng rào, đường công vụ, đường giao thông nội cảng và các công trình,khu phụ trợ khác của sân bay;

c) Đất xâydựng cơ sở, công trình phục vụ kinh doanh dịch vụ hàng không tại cảng hàngkhông, sân bay;

d) Đất xâydựng công trình phục vụ kinh doanh dịch vụ phi hàng không.

2. Cảng vụ hàng khôngđược Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giao đất theo quyhoạch, kế hoạch sử dụng đất và quy hoạch cảng hàng không, sân bay đã được cơquan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyềnsở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phục vụ hoạt động hàng không dândụng tại cảng hàng không, sân bay được cấp cho Cảng vụ hàng không.

3. Căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đấtđược cơ quan quản lý nhà nước về hàng không dân dụng phê duyệt, Cảng vụ hàngkhông giao đất không thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất theo quy định sau:

a) Giao đất không thu tiền sử dụng đất đối vớiđất quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này;

b) Cho thuê đất trảtiền thuê đất hàng năm đối với đất quy định tại điểm c và điểm d khoản 1 Điềunày. Việc tính, thu tiền thuê đất được thực hiện theo quy định của Luật này.

4. Tổ chức, cá nhân sử dụng đất tại cảng hàngkhông, sân bay có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

a) Sử dụng đất đúng mục đích; không đượcchuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê quyền sử dụng đất, thế chấp, gópvốn bằng quyền sử dụng đất;

b) Được dùng tài sản thuộc sở hữu của mình gắnliền với đất thuê để thế chấp tại tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại ViệtNam; được bán, cho thuê tài sản, góp vốn bằng tài sản thuộc sở hữu của mình gắnliền với đất thuê.

5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 157. Đất xây dựng các côngtrình công cộng có hành lang bảo vệ an toàn

1. Đất xây dựng công trình côngcộng có hành lang bảo vệ an toàn bao gồm đất xây dựng các hệ thống giao thông,thủy lợi, đê điều, hệ thống cấp nước, hệ thống thoát nước, hệ thống xử lý chấtthải, hệ thống dẫn điện, dẫn xăng dầu, dẫn khí, thông tin liên lạc và đất thuộchành lang bảo vệ an toàn các công trình này.

2. Việc sửdụng đất xây dựng công trình công cộng có hành lang bảo vệ an toàn phải bảo đảmkết hợp khai thác cả phần trên không và trong lòng đất, bố trí kết hợp các loạicông trình trên cùng một khu đất nhằm tiết kiệm đất và phải tuân theo các quyđịnh của pháp luật chuyên ngành có liên quan về bảo vệ an toàn công trình.

3. Ngườiđang sử dụng đất được pháp luật thừa nhận mà đất đó nằm trong hành lang bảo vệan toàn công trình thì được tiếp tục sử dụng đất theo đúng mục đích đã được xácđịnh và không được gây cản trở cho việc bảo vệ an toàn công trình.

Trường hợp việc sử dụng đất gâyảnh hưởng đến việc bảo vệ an toàn công trình thì chủ công trình và người sửdụng đất phải có biện pháp khắc phục, nếu không khắc phục được thì Nhà nước thuhồi đất và bồi thường theo quy định của pháp luật.

4. Cơ quan, tổ chức trực tiếpquản lý công trình có hành lang bảo vệ an toàn có trách nhiệm công bố công khaimốc giới hành lang bảo vệ an toàn công trình, chịu trách nhiệm chính về việcbảo vệ an toàn công trình; trường hợp hành lang bảo vệ an toàn công trình bịlấn, chiếm, sử dụng trái phép thì phải kịp thời báo cáo và yêu cầu Ủy ban nhândân cấp xã nơi có hành lang bảo vệ an toàn bị lấn, chiếm, sử dụng trái phép đểxử lý.

5. Ủy ban nhân dân các cấp nơi cócông trình có hành lang bảo vệ an toàn có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổchức trực tiếp quản lý công trình tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ antoàn công trình; công bố mốc giới sử dụng đất trong hành lang bảo vệ an toàncông trình; kịp thời xử lý những trường hợp lấn, chiếm, sử dụng trái phép hànhlang bảo vệ an toàn công trình.

6. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều158. Đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh

1.Đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng hoặc đượcỦy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định bảo vệ thì phải được quản lý nghiêm ngặttheo quy định sau đây:

a)Đối với đất có di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh do tổ chức, hộgia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư trực tiếp quản lý theo quy định của pháp luậtvề di sản văn hoá thì tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đó chịutrách nhiệm chính trong việc sử dụng đất có di tích lịch sử - văn hoá, danh lamthắng cảnh;

b)Đối với đất có di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh không thuộc quy địnhtại điểm a khoản này thì Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi có di tích lịch sử - vănhoá, danh lam thắng cảnh chịu trách nhiệm chính trong việc quản lý diện tích đấtcó di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh;

c)Đối với đất có di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh bị lấn, bị chiếm,sử dụng không đúng mục đích, sử dụng trái pháp luật thì Chủ tịch Uỷ ban nhândân cấp xã nơi có đất có trách nhiệm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời.

2. Trong trường hợp đặc biệt cần thiết phải sử dụng đấtcó di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh vào mục đích khác thì việcchuyển mục đích phải phù hợp với quy hoạch, kếhoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và phải có văn bản chấp thuận của cơ quan nhànước có thẩm quyền quyết định xếp hạng đối với di tích lịch sử - văn hóa, danhlam thắng cảnh đó.

Điều159. Đất cơ sở tôn giáo

1. Đất cơ sở tôn giáo gồm đất thuộc chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, niệm phật đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở củatổ chức tôn giáo, các cơ sở khác của tôn giáo được Nhà nước cho phép hoạt động.

2.Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào chính sách tôn giáo của Nhà nước, quy hoạch,kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nướccó thẩm quyền phê duyệt quyết định diện tích đất giao cho cơ sở tôn giáo.

Điều160. Đất tín ngưỡng

1. Đấttín ngưỡng bao gồm đất có công trình đình, đền, miếu, am, từ đường, nhàthờ họ.

2. Việc sử dụng đất tín ngưỡng phải đúng mục đích, phù hợp với quy hoạch,kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cưnông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

3. Việc xây dựng, mở rộng các công trình đình,đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ của cộng đồng phảiđược phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Điều161. Đất xây dựng công trình ngầm

1. Việc sử dụng đất để xây dựng công trình ngầm phải phùhợp với quy hoạch xây dựng công trình ngầm, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất vàcác quy hoạch khác có liên quan đã được cơ quan nhà nước có thẩmquyền phê duyệt.

2. Ủyban nhân dân cấp tỉnh quyết định giao đất, cho thuê đất để xây dựng công trìnhngầm theo quy định của Chính phủ.

Điều162. Đất làm nghĩa trang,nghĩa địa

1. Đất làm nghĩa trang,nghĩa địa phải quy hoạch thành khu tập trung, phù hợp với quy hoạch sử dụngđất, xa khu dân cư, thuận tiện cho việc chôn cất, thăm viếng, hợp vệ sinh, bảođảm môi trường và tiết kiệm đất.

2. Ủyban nhân dân cấp tỉnh quy định mức đất và chế độ quản lý việc xây dựng phần mộ,tượng đài, bia tưởng niệm trong nghĩa trang, nghĩa địa bảo đảm tiết kiệm và cóchính sách khuyến khích việc an táng không sử dụng đất.

3. Nghiêm cấm việc lập nghĩatrang, nghĩa địa trái với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phêduyệt.

Điều163. Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng

1. Căn cứ vào mục đích sử dụng chủ yếu đã xác định, đấtsông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng được quản lý và sử dụngtheo quy định sau đây:

a)Nhà nước giao cho tổ chức để quản lý kết hợp sử dụng, khai thác đất có mặt nướcchuyên dùng vào mục đích phi nông nghiệp hoặc phi nông nghiệp kết hợp với nuôitrồng và khai thác thủy sản;

b) Nhà nước cho thuê đất sông,ngòi, kênh, rạch, suối thu tiền thuê đất hàng năm đối với tổ chức kinh tế, hộgia đình, cá nhân để nuôi trồng thủy sản;

c) Nhà nước cho thuê đất sông,ngòi, kênh, rạch, suối thu tiền thuê đất hàng năm đối với người Việt Nam địnhcư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để thực hiện dự án đầutư nuôi trồng thủy sản.

2.Việc khai thác, sử dụng đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyêndùng phải bảo đảm không ảnh hưởng đến mục đích sử dụng chủ yếu đã được xác định;phải tuân theo quy định về kỹ thuật của các ngành, lĩnh vực có liên quan và cácquy định về bảo vệ cảnh quan, môi trường; không làm cản trở dòng chảy tự nhiên;không gây cản trở giao thông đường thủy.

 

Mục 4

ĐẤT CHƯA SỬ DỤNG

 

Điều 164. Quản lý đất chưa sử dụng

1. Ủyban nhân dân cấp xã có trách nhiệm quản lý, bảo vệ đất chưa sử dụng tại địaphương và đăng ký vào hồ sơ địa chính.

2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý đất chưa sử dụng tạicác đảo chưa có người ở.

3. Việc quản lý đất chưa sử dụng được thực hiện theo quyđịnh của Chính phủ.

Điều165. Đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng

1.Căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, Ủy ban nhân dâncác cấp có kế hoạch đầu tư, khai hoang, phục hóa, cải tạo đất để đưa đất chưa sửdụng vào sử dụng.

 2. Nhà nước khuyến khích tổ chức, hộ gia đình,cá nhân đầu tư để đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng theo quy hoạch, kế hoạch sửdụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

3. Đối vớidiện tích đất được quy hoạch sử dụng vào mục đích nông nghiệp thì ưu tiên giaocho hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồngthủy sản, làm muối tại địa phương chưa được giao đất hoặc thiếu đất sản xuất.

Chương XI

QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI SỬDỤNG ĐẤT

Mục 1

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều166. Quyền chung của người sử dụng đất

1. Được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụngđất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

2. Hưởng thành quả lao động, kếtquả đầu tư trên đất.

3. Hưởng các lợi ích do côngtrình của Nhà nước phục vụ việc bảo vệ, cải tạo đất nông nghiệp.

4. Được Nhànước hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo, bồi bổ đất nông nghiệp.

5. Được Nhà nước bảo hộ khi ngườikhác xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp về đất đai của mình.

6. Được bồi thường khi Nhà nướcthu hồi đất theo quy định của Luật này.

7. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiệnvề những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những hành vikhác vi phạm pháp luật về đất đai.

Điều167. Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuêlại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất

1. Người sử dụng đất được thựchiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặngcho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này.

2. Nhóm người sử dụng đất mà cóchung quyền sử dụng đất thì có các quyền và nghĩa vụ như sau:

a) Nhóm người sử dụng đất gồm hộ giađình, cá nhân thì có quyền và nghĩa vụ như quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình,cá nhân theoquy định củaLuật này.

Trường hợp trong nhóm người sửdụng đất có thành viên là tổ chức kinh tế thì có quyền và nghĩa vụ như quyền vànghĩa vụ của tổ chức kinh tế theo quy định của Luật này;

b) Trường hợp nhóm người sử dụngđất mà quyền sử dụng đất phân chia được theo phần cho từng thành viên trong nhóm,nếu từng thành viên của nhóm muốn thực hiện quyền đối với phần quyền sử dụngđất của mình thì phải thực hiện thủ tục tách thửa theo quy định, làm thủ tụccấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắnliền với đất và được thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất theo quyđịnh của Luật này.

Trường hợp quyền sử dụng đất củanhóm người sử dụng đất mà không chia được theo phần thì ủy quyền cho người đạidiện để thực hiện quyền và nghĩa vụ của nhóm người sử dụng đất.

3. Việc công chứng, chứng thựchợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện nhưsau:

a) Hợp đồng chuyểnnhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đấtvà tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trườnghợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này;

b) Hợp đồng cho thuê, cho thuêlại quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, hợp đồngchuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp; hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụngđất, tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổchức hoạt động kinh doanh bất động sản được công chứng hoặc chứng thực theo yêucầu của các bên;

c) Văn bản về thừa kế quyền sửdụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất được công chứng hoặcchứng thực theo quy định của pháp luật dân sự;

d) Việc công chứng thực hiện tạicác tổ chức hành nghề công chứng, việc chứng thực thực hiện tại Ủy ban nhân dâncấp xã.

Điều 168. Thời điểm được thực hiện các quyềncủa người sử dụng đất

1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất khi cóGiấy chứng nhận. Đối với trường hợp chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệpthì người sử dụng đất được thực hiện quyền sau khi có quyết định giao đất, chothuê đất; trường hợp nhận thừa kế quyền sử dụng đất thì người sử dụng đất đượcthực hiện quyền khi có Giấy chứng nhận hoặc đủ điều kiện để cấp Giấy chứng nhậnquyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Trườnghợp người sử dụng đất được chậm thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc được ghi nợnghĩa vụ tài chính thì phải thực hiện xong nghĩa vụ tài chính trước khi thực hiện các quyền.

2. Thời điểm người thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong dự án đầutư xây dựng kinh doanh nhà ở để bán hoặc cho thuê; chuyển nhượng quyền sử dụng đất đồng thời chuyển nhượng toàn bộ dự ánđối với dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng sau khi có Giấy chứngnhận và có đủ điều kiện theo quyđịnh tại Điều 194 của Luậtnày.

Điều 169. Nhận quyền sử dụng đất

1.Người nhận quyền sử dụng đất được quy định như sau:

a) Hộgia đình, cá nhân được nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp thông quachuyển đổi quyền sử dụng đất quy định tại điểm b khoản 1 Điều 179 của Luật này;

b) Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân được nhận chuyển quyền sử dụngđất thông qua nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, trừ trường hợp quy định tạiĐiều 191 của Luật này; người Việt Nam định cư ở nước ngoài được nhận chuyểnquyền sử dụng đất thông qua nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong khu côngnghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được nhận chuyển nhượng vốn đầu tư là giá trị quyềnsử dụng đất theo quy định của Chính phủ;

c) Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư được nhận chuyển quyềnsử dụng đất thông qua nhận tặng cho quyền sử dụng đất theo quy định tại điểm ckhoản 2 Điều 174 và điểm e khoản 1 Điều 179 của Luật này, trừ trường hợp quyđịnh tại Điều 191 của Luật này;

d) Tổchức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư được nhận chuyển quyền sử dụng đấtthông qua nhận thừa kế quyền sử dụng đất;

đ)Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Namtheo quy định của pháp luật về nhà ở được nhận chuyển quyền sử dụng đất ở thôngqua hình thức mua, thuê mua, nhận thừa kế, nhận tặng cho nhà ở gắn liền vớiquyền sử dụng đất ở hoặc được nhận quyền sử dụng đất ở trong các dự án pháttriển nhà ở;

e) Tổchức kinh tế, doanh nghiệp liên doanh nhận chuyển quyền sử dụng đất thông quanhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất;

g) Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân,cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được nhậnquyền sử dụng đất thông qua việc Nhà nước giao đất; doanh nghiệp có vốn đầu tưnước ngoài nhận quyền sử dụng đất thông qua việc Nhà nước giao đất để thực hiện các dự án đầu tư xây dựngnhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê;

h) Tổ chức kinh tế, tổ chức sựnghiệp công lập, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài,doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoạigiao được nhận quyền sử dụng đất thông qua việc Nhà nước cho thuê đất;

i) Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân,cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo được nhận quyền sử dụng đất thông qua việc Nhànước công nhận quyền sử dụng đất đối với đất đang được sử dụng ổn định;

k) Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài,doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được nhận quyền sử dụng đất theo kết quảhoà giải thành về tranh chấp đất đai được Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyềncông nhận; thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp để xử lý nợ; quyết định hànhchính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giải quyết tranh chấp đất đai,khiếu nại, tố cáo về đất đai, quyết định hoặc bản án của Tòa án nhân dân, quyếtđịnh thi hành án của cơ quan thi hành án đã được thi hành; văn bản công nhậnkết quả đấu giá quyền sử dụng đất phù hợp với pháp luật; văn bản về việc chiatách quyền sử dụng đất phù hợp với pháp luật đối với hộ gia đình hoặc nhómngười có quyền sử dụng đất chung;

l) Cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, được nhận quyền sử dụng đất theo kếtquả hoà giải thành về tranh chấp đất đai được Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyềncông nhận; quyết định hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giảiquyết tranh chấp đất đai, khiếu nại, tố cáo về đất đai, quyết định hoặc bản áncủa Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án đã được thihành;

m) Tổchức là pháp nhân mới được hình thành thông qua việc chia tách hoặc sáp nhậptheo quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc văn bản về việc chiatách hoặc sáp nhập tổ chức kinh tế phù hợp với pháp luật được nhận quyền sửdụng đất từ các tổ chức là pháp nhân bị chia tách hoặc sáp nhập.

2. Hộgia đình, cá nhân được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất không phụ thuộc vàonơi cư trú, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 191 và Điều 192của Luật này.

Điều170. Nghĩa vụ chung của người sử dụng đất

1. Sử dụng đất đúng mục đích,đúng ranh giới thửa đất, đúng quy định về sử dụng độ sâu trong lòng đất vàchiều cao trên không, bảo vệ các công trình công cộng trong lòng đất và tuântheo các quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Thực hiện kê khai đăng ký đấtđai; làm đầy đủ thủ tục khi chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại,thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đấttheo quy định của pháp luật.

3. Thực hiện nghĩa vụ tài chínhtheo quy định của pháp luật.

4. Thực hiện các biện pháp bảo vệđất.

5. Tuân theo các quy định về bảovệ môi trường, không làm tổn hại đến lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất cóliên quan.

6. Tuân theo các quy định củapháp luật về việc tìm thấy vật trong lòng đất.

7. Giao lại đất khi Nhà nước cóquyết định thu hồi đất, khi hết thời hạn sử dụng đất mà không được cơ quan nhànước có thẩm quyền gia hạn sử dụng.

Điều171. Quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề 

1. Quyền sửdụng hạn chế đối với thửa đất liền kề bao gồm quyền về lối đi; cấp, thoát nước;tưới nước, tiêu nước trong canh tác; cấp khí ga; đường dây tải điện, thông tinliên lạc và các nhu cầu cần thiết khác một cách hợp lý trên thửa đất liền kề.

2. Việc xác lập quyền sử dụng hạnchế đối với thửa đất liền kề thực hiện theo quy định của pháp luật dân sự vàphải thực hiện đăng ký theo quy định tại Điều 95 của Luật này.

Điều172. Quyền lựa chọn hình thức trả tiền thuê đất

 1. Tổ chức kinh tế, tổ chức sự nghiệp công lậptự chủ tài chính, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài quyđịnh tại khoản 1 Điều 56 của Luật này được lựa chọn hình thức thuê đất trả tiềnthuê đất hàng năm hoặc thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê.

2. Tổ chức kinh tế, tổ chức sựnghiệp công lập tự chủ tài chính, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cưở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang được Nhà nước chothuê đất trả tiền thuê đất hàng năm được chuyển sang thuê đất trả tiền thuê đấtmột lần cho cả thời gian thuê và phải xác định lại giá đất cụ thể để tính tiềnthuê đất tại thời điểm có quyết định cho phép chuyển sang thuê đất theo hìnhthức trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê theo quy định của Luật này.

Mục 2

QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA TỔ CHỨC SỬDỤNG ĐẤT

 

Điều 173.Quyền và nghĩa vụ của tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất

1.Tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có quyền và nghĩa vụchung quy định tại Điều 166 và Điều 170 của Luật này.

2.Tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất không có quyền chuyểnđổi, chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê quyền sử dụng đất; thế chấp, góp vốn bằngquyền sử dụng đất; không được bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất.

Điều174. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức được Nhà nước giao đất cóthu tiền sử dụng đất, cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gianthuê

1.Tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, chothuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê có quyền và nghĩa vụ chung quy định tại Điều 166 và Điều 170 của Luậtnày.

2.Tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất thutiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê ngoài quyền và nghĩa vụ quy định tạikhoản 1 Điều này còn có các quyền sau đây:

a)Chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất;

b)Cho thuê quyền sử dụng đất, tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất đốivới trường hợp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất; cho thuê lại quyềnsử dụng đất, tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất đối với trường hợpđược Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê;

c) Tặng cho quyền sử dụng đất cho Nhà nước; tặng cho quyền sử dụngđất cho cộng đồng dân cư để xây dựng các công trình phục vụ lợi ích chung củacộng đồng; tặng cho nhà tình nghĩa gắn liền với đất theo quy định của phápluật;

d) Thế chấp bằng quyền sử dụng đất, tài sản thuộc sở hữucủa mình gắn liền với đất tại các tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại ViệtNam;

đ) Góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tài sản thuộc sở hữu củamình gắn liền với đất để hợp tác sản xuất, kinh doanh với tổ chức, cá nhân, ngườiViệt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo quy địnhcủa pháp luật.

3.Tổ chức sự nghiệp công lập tự chủ tài chính được Nhà nước cho thuê đất trả tiềnthuê đất một lần cho cả thời gian thuê mà tiền thuê đất đã trả không có nguồn gốctừ ngân sách nhà nước thì có quyền và nghĩa vụ quy định tại khoản 1 và khoản 2Điều này; việc thực hiện các quyền phải được sự chấp thuận bằng văn bản của cơquan nhà nước có thẩm quyền.

Trườnghợp tổ chức sự nghiệp công lập tự chủ tài chính được Nhà nước cho thuê đất trảtiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê mà tiền thuê đất đã trả có nguồn gốctừ ngân sách nhà nước thì có quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 173 của Luậtnày.

4.Tổ chức được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiềnthuê đất một lần cho cả thời gian thuê nhưng được miễn, giảm tiền sử dụng đất,tiền thuê đất thì có các quyền và nghĩa vụ sau:

a) Trường hợp đượcNhà nước giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án xây dựng kinh doanh nhà ở màđược miễn hoặc giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất thì có quyền và nghĩa vụ theoquy định của pháp luật về đất đai như trường hợp không được miễn hoặc không đượcgiảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất;

b) Trường hợp được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để thựchiện dự án đầu tư vì mục đích lợi nhuận không thuộc trường hợp quy định tại điểma khoản này mà được giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất thì có quyền và nghĩavụ theo quy định của pháp luật về đất đai như trường hợp không được miễn hoặckhông được giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với loại đất có mục đích sửdụng tương ứng;

c) Trường hợp được Nhà nướcgiao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư vì mục đích lợi nhuận khôngthuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này mà được miễn tiền sử dụng đất,tiền thuê đất thì có quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về đất đainhư trường hợp Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm đối với loại đấtcó mục đích sử dụng tương ứng.

Điều 175.Quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế, tổ chức sự nghiệp cônglập sử dụng đất thuê trả tiền thuê đất hàngnăm

1.Tổ chức kinh tế, tổ chức sự nghiệp công lập được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đấthàng năm có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

a) Các quyền và nghĩa vụ chung quy định tại Điều 166 vàĐiều 170 của Luật này;

b) Thếchấp tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất tại các tổ chức tín dụng đượcphép hoạt động tại Việt Nam;

c) Bán tài sản thuộc sở hữu củamình gắn liền với đất thuê khi có đủ điều kiện quy định tại Điều 189 của Luậtnày, người mua tài sản được Nhà nước tiếp tục cho thuê đất theo mục đích đãđược xác định;

d) Góp vốnbằng tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê; người nhận góp vốnbằng tài sản được Nhà nước tiếp tục cho thuê đất theo mục đích đã được xác định;

đ)Cho thuê lại quyền sử dụng đất theo hình thức trả tiền thuê đất hàng năm đối vớiđất đã được xây dựng xong kết cấu hạ tầng trong trường hợp được phép đầu tư xâydựng kinh doanh kết cấu hạ tầng đối với đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp,khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.

2.Tổ chức kinh tế, tổ chức sự nghiệp công lập sử dụng đất thuê của tổ chức, hộgia đình, cá nhân ngoài khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất thì cócác quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về dân sự.

Điều176. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế nhận chuyểnnhượng quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất

1. Tổ chức kinh tế nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất,chuyển mục đích sử dụng đất có quyền và nghĩa vụ chung quy định tại Điều 166 vàĐiều 170 của Luật này.

2.Tổ chức kinh tế nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất có nguồn gốc do được Nhànước giao có thu tiền sử dụng đất hoặc Nhà nước cho thuê đất trả trước tiền mộtlần cho cả thời gian thuê mà tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đã trả không cónguồn gốc từ ngân sách nhà nước thì có quyền và nghĩa vụ quy định tại khoản 2Điều 174 của Luật này.

3.Tổ chức kinh tế nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp theo quy địnhcủa pháp luật thì có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

a)Trường hợp nhận chuyển nhượng và không chuyển mục đích sử dụng đất thì có quyềnvà nghĩa vụ quy định tại khoản 2 Điều 174 của Luật này;

b)Trường hợp nhận chuyển nhượng và chuyển mục đích sử dụng đất mà thuộc trường hợpđược Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trả tiền thuêđất một lần cho cả thời gian thuê thì có các quyền và nghĩa vụ quy định tại khoản2 Điều 174 của Luật này;

c)Trường hợp nhận chuyển nhượng và chuyển mục đích sử dụng đất mà thuộc trường hợpđược Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm thì có quyền và nghĩa vụquy định tại Điều 175 của Luật này.

4. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế sử dụng đất đượccơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đấtkhông thu tiền sử dụng đất sang đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đấtđược quy định như sau:

a)Trường hợp tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặccho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê thì có quyền vànghĩa vụ quy định tại khoản 2 Điều 174 của Luật này;

b)Trường hợp tổ chức kinh tế được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàngnăm thì có quyền và nghĩa vụ quy định tại khoản 1 Điều 175 của Luật này.

Điều 177.Quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất; quyền sử dụng đất của tổchức kinh tế khi giải thể, phá sản

1. Tổ chức kinh tế nhận góp vốnbằng quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân, tổ chức kinh tế khác thì cóquyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 174 của Luật này trong các trườnghợp sau đây:

a) Đấtcủa tổ chức kinh tế góp vốn có nguồn gốc do được Nhà nước giao có thu tiền sử dụngđất hoặc được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gianthuê, do nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất;

b) Đấtcủa hộ gia đình, cá nhân góp vốn mà không phải là đất được Nhà nước cho thuê trảtiền thuê đất hàng năm.

2. Quyền sử dụng đất của hợp tác xã khi giải thể, phá sảnthực hiện theo quy định sau đây:

a) Đối với đất được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụngđất; được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất, do mua tài sảngắn liền với đất hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp từ ngườikhác mà tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, tiền mua tài sản gắn liền với đất, tiềnnhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước thì Nhànước thu hồi đất đó;

b) Đối với đất được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụngđất, thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê, do mua tài sản gắn liền vớiđất hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp từ người khác mà tiền sửdụng đất, tiền thuê đất, tiền mua tài sản gắn liền với đất, tiền nhận chuyểnnhượng quyền sử dụng đất không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước; đất do xãviên góp quyền sử dụng vào hợp tác xã thì Nhà nước không thu hồi đất đó, quyềnsử dụng đất là tài sản của hợp tác xã và được xử lý theo điều lệ của hợp tác xãhoặc Nghị quyết của đại hội thành viên.

3.Quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế là doanh nghiệp khi giải thể, phá sản thìđược xử lý theo quy định của pháp luật.

Điều178. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế được thuê đất đểxây dựng công trình ngầm

Tổchức kinh tế được Nhà nước cho thuê đất để đầu tư xây dựng công trình ngầm thìcó các quyền và nghĩa vụ như sau đây:

1.  Trường hợp thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cảthời gian thuê thì có quyền và nghĩa vụ như tổ chức kinh tế quy định tại khoản1 Điều 174 của Luật này;

2.  Trường hợp thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm thì có quyền và nghĩa vụ nhưtổ chức kinh tế quy định tại khoản 1 Điều 175 của Luật này.

Mục 3

QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN, CỘNG ĐỒNG DÂN CƯSỬ DỤNG ĐẤT

Điều 179.Quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất

1. Hộ gia đình, cá nhân sửdụng đất nông nghiệp được Nhà nước giao tronghạn mức; đất được Nhà nước giao có thu tiền sử dụngđất, cho thuê đất trả tiền thuê đấtmột lần cho cả thời gian thuê, được Nhà nước công nhận quyền sử dụngđất; đất nhậnchuyển đổi, nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho, nhận thừa kế thì có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

a)  Quyền và nghĩa vụ chung quy định tại Điều 166 và Điều170 của Luật này;

b) Chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp trong cùng một xã, phường, thị trấnvới hộ gia đình, cá nhân khác;

c)  Chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật;

d) Cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác, người Việt Nam định cư ở nướcngoài đầu tư tại Việt Nam thuê quyền sử dụng đất;

đ) Cá nhân sử dụng đất có quyền để thừa kế quyền sử dụng đất của mình theodi chúc hoặc theo pháp luật.

Hộ gia đình được Nhà nước giao đất, nếu trong hộ có thànhviên chết thì quyền sử dụng đất của thành viên đó được để thừa kế theo di chúchoặc theo pháp luật.

Trườnghợp người được thừa kế là người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượngquy định tại khoản 1 Điều 186 của Luật này thì được nhận thừa kế quyền sử dụngđất; nếu không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 186 của Luật này thìđược hưởng giá trị của phần thừa kế đó;

e) Tặng cho quyền sử dụng đất theo quy định tại điểm ckhoản 2 Điều 174 của Luật này; tặng cho quyền sử dụng đất đối với hộ gia đình,cá nhân hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng quy định tạikhoản 1 Điều 186 của Luật này;

g)Thế chấp quyền sử dụng đất tại tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại ViệtNam, tại tổ chức kinh tế hoặc cá nhân theo quy định của pháp luật;

h)Góp vốn bằng quyền sử dụng đất với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, người ViệtNam định cư ở nước ngoài để hợp tác sản xuất, kinh doanh;

i) Trườnghợp đất thuộc diện thu hồi để thực hiện dự án thì có quyền tự đầu tư trên đấthoặc cho chủ đầu tư dự án thuê quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụngđất với chủ đầu tư dự án để thực hiện dự án theo quy định của Chính phủ.

2.Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm cócác quyền và nghĩa vụ sau đây:

a) Các quyền và nghĩa vụ chung quy định tại Điều 166 vàĐiều 170 của Luật này;

b)Bán tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê, người mua tài sản được Nhà nướctiếp tục cho thuê đất theo mục đích đã được xác định;

c)Để thừa kế, tặng cho tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê; ngườinhận thừa kế, người được tặng cho tài sản được Nhà nước tiếp tục cho thuê đấttheo mục đích đã được xác định;

d)Cho thuê tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê theo quy định củapháp luật dân sự;

đ)Thế chấp bằng tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê tại tổ chứctín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam, tại tổ chức kinh tế hoặc cá nhân theoquy định của pháp luật;

e)Góp vốn bằng tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê trong thời hạnthuê đất với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoàiđể hợp tác sản xuất, kinh doanh. Người nhận góp vốn bằng tài sản được Nhà nướctiếp tục cho thuê đất theo mục đích đã được xác định.

3. Hộ gia đình, cá nhân thuê lại đất trong khu công nghiệp,cụm công nghiệp, khu chế xuất thì có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

a)Trường hợp thuê đất, thuê lại đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gianthuê thì có quyền và nghĩa vụ quy định tại khoản 1 Điều này;

b)Trường hợp thuê đất, thuê lại đất trả tiền thuê đất hàng năm thì có quyền vànghĩa vụ quy định tại khoản 2 Điều này.

4.Hộ gia đình, cá nhân được nhà nước giao đất, cho thuê đất mà được miễn, giảm tiềnsử dụng đất, tiền thuê đất thì có các quyền và nghĩa vụ như trường hợp không đượcmiễn, không được giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất.

5.Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất thuê của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khôngthuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này thì có quyền và nghĩa vụ theoquy định của pháp luật về dân sự.

Điều 180.Quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân chuyển mục đích sử dụng đất từ loạiđất không thu tiền sử dụng đất sang loại đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuêđất

1.Hộ gia đình, cá nhân chuyển mục đích sử dụng đất từ loại đất không thu tiền sửdụng đất sang loại đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất có các quyền vànghĩa vụchung quy định tại Điều 166 và Điều 170 của Luật này.

2.Quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất được cơ quan nhà nước cóthẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đất không thu tiền sử dụng đấtsang đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất được quy định như sau:

a)Trường hợp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất thu tiềnthuê đất một lần cho cả thời gian thuê thì có các quyền và nghĩa vụ quy định tạikhoản 1 Điều 179 của Luật này;

b)Trường hợp được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm thì có các quyềnvà nghĩa vụ quy định tại khoản 2 Điều 179 của Luật này.

Điều 181. Quyền và nghĩa vụ của cơ sở tôn giáo,cộng đồng dân cư sử dụng đất

1.Cơ sở tôn giáo, cộng đồng dân cư sử dụng đất có các quyền và nghĩa vụ chung quy định tại Điều 166 và Điều 170 của Luậtnày.

2.Cơ sở tôn giáo, cộng đồng dân cư sử dụng đất không được chuyển đổi, chuyển nhượng,cho thuê, tặng cho quyền sử dụng đất; không được thế chấp, góp vốn bằng quyền sửdụng đất.

Mục 4

QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI VIỆT NAM ĐỊNH CƯ Ở NƯỚC NGOÀI, TỔ CHỨC NƯỚC NGOÀI CÓ CHỨC NĂNGNGOẠI GIAO, DOANH NGHIỆP CÓ VỐNĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI SỬ DỤNG ĐẤT

Điều 182.Quyền và nghĩa vụ của tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao

1. Tổ chức nước ngoài có chứcnăng ngoại giao sử dụng đất tại Việt Nam có các quyền và nghĩa vụ sauđây:

a) Các quyền và nghĩa vụ chung quy định tại Điều 166 vàĐiều 170 của Luật này;

b)Xây dựng các công trình trên đất theo giấy phép của cơ quan nhà nước Việt Namcó thẩm quyền;

c)Sở hữu công trình do mình xây dựng trên đất thuê trong thời hạn thuê đất.

2. Trườnghợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quyđịnh khác thì tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao có quyền và nghĩa vụtheo điều ước quốc tế đó.

Điều183. Quyền và nghĩa vụ của người Việt Nam định cư ở nướcngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư tạiViệt Nam

1.Người Việt Nam định cư ở nước ngoài về đầu tư tại Việt Nam được Nhà nước ViệtNam giao đất có thu tiền sử dụng đất có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

a) Các quyền và nghĩa vụ chung quy định tại Điều 166 vàĐiều 170 của Luật này;

b)Các quyền và nghĩa vụ quy định tại khoản 2 Điều 174 của Luật này.

2.Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đượcNhà nước Việt Nam cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm có các quyền và nghĩavụ sau đây:

a) Các quyền và nghĩa vụ chung quy định tại Điều 166 vàĐiều 170 của Luật này;

b) Thế chấp bằng tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền vớiđất thuê tại các tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam; góp vốn bằngtài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê, người nhận góp vốn bằngtài sản được Nhà nước cho thuê đất theo đúng mục đích đã được xác định trong thờihạn còn lại;

c) Bán tài sản thuộc sở hữu củamình gắn liền với đất thuê khi có đủ điều kiện quy định tại Điều 189 của Luậtnày;

d)Cho thuê nhà ở trong trường hợp được phép đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở.

3.Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đượcNhà nước Việt Nam cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê;doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được Nhà nước Việt Nam giao đất có thu tiềnsử dụng đất để thực hiện dự án có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

a) Các quyền và nghĩa vụ chung quy định tại Điều 166 vàĐiều 170 của Luật này;

b)Chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đấttrong thời hạn sử dụng đất;

c) Chothuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền vớiđất trong thời hạn thuê đất;

d) Thế chấp bằng quyền sử dụng đất, tài sản thuộc sở hữucủa mình gắn liền với đất tại các tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại ViệtNam trong thời hạn sử dụng đất;

đ)Góp vốn bằng quyền sử dụng đất thuê, tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền vớiđất để hợp tác sản xuất, kinh doanh trong thời hạn thuê đất.

4.Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có sử dụng đất được hình thành do nhà đầutư nước ngoài mua cổ phần của doanh nghiệp Việt Nam thì có các quyền và nghĩa vụ như sau:

a) Trường hợp doanh nghiệp có vốnđầu tư nước ngoài hình thành do nhận chuyển nhượng cổ phần là doanh nghiệp 100%vốn đầu tư nước ngoài hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mà nhà đầu tưnước ngoài chiếm cổ phần chi phối theo quy định của pháp luật về doanh nghiệpthì doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có các quyền và nghĩa vụ quy định tạikhoản 2, khoản 3 Điều này tương ứng với hình thức nộp tiền sử dụng đất, tiềnthuê đất;

b) Trường hợp doanh nghiệp có vốnđầu tư nước ngoài hình thành do nhận chuyển nhượng cổ phần là doanh nghiệp màbên Việt Nam chiếm tỷ lệ cổ phần chi phối theo quy định của pháp luật về doanhnghiệp thì doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có các quyền và nghĩa vụ nhưtổ chức kinh tế quy định tại Điều 174 và Điều 175 của Luật này.

5. Người Việt Nam định cư ở nướcngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng đất để thực hiện các dự ánđầu tư tại Việt Nam được Nhà nước giao đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất mộtlần cho cả thời gian thuê nhưng được miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đấtthì có các quyền và nghĩa vụ quy định tại khoản 4 Điều 174 của Luật này.

Điều184. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp liên doanh sử dụng đất do nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất;doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài được chuyển đổi từ doanh nghiệp liêndoanh

1. Doanh nghiệp liên doanh giữatổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vớitổ chức kinh tế mà tổ chức kinh tế góp vốn bằng quyền sử dụng đất thì doanhnghiệp liên doanh có quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 174 của Luật này trongcác trường hợp sau đây:

a) Đất của tổ chức kinh tế gópvốn do được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuêđất một lần cho cả thời gian thuê mà tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đã nộpkhông có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước;

b) Đất của tổ chức kinh tế gópvốn do nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất không phải là đất thuê của Nhà nướctrả tiền thuê đất hàng năm mà tiền đã trả cho việc nhận chuyển nhượng không cónguồn gốc từ ngân sách nhà nước.

2. Doanh nghiệp nhà nước được Nhà nước cho thuê đất trước ngày 01 tháng 7năm 2004 mà được sử dụng giá trị quyền sử dụng đất như ngân sách nhà nước cấpcho doanh nghiệp, không phải ghi nhận nợ và không phải hoàn trả tiền thuê đấttheo quy định của pháp luật về đất đai để góp vốn liên doanh với tổ chức nướcngoài, cá nhân nước ngoài thì doanh nghiệp liên doanh có quyền, nghĩa vụ quyđịnh tại Điều 174 của Luật này. Giá trị quyền sử dụng đất là phần vốn của Nhànước đóng góp vào doanh nghiệp liên doanh.

3. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được Nhà nước giao đất có thu tiềnsử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê mà gópvốn bằng quyền sử dụng đất với tư cách là tổ chức kinh tế trong nước vào liêndoanh với tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài thì doanh nghiệp liên doanh cóquyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 174 của Luật này.

4. Doanh nghiệp liên doanh mà bên Việt Nam góp vốn bằngquyền sử dụng đất nay chuyển thành doanh nghiệp có 100% vốn nước ngoài thì cócác quyền và nghĩa vụ sau đây:

a) Quyền và nghĩa vụ theo quy định tại khoản 2 Điều 183 của Luật này đốivới trường hợp quyền sử dụng đất do nhận góp vốn trước đó không thuộc trườnghợp được sử dụng để thực hiện các dự án đầu tư nhà ở để bán và doanh nghiệp100% vốn nước ngoài được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm theoquy định tại khoản 1 Điều 56 của Luật này;

b) Quyền và nghĩa vụ theo quy định tại khoản 3 Điều 183 của Luật này đốivới trường hợp quyền sử dụng đất do nhận góp vốn trước đó không thuộc trườnghợp được sử dụng để thực hiện các dự án đầu tư nhà ở để bán và doanh nghiệp100% vốn nước ngoài được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cảthời gian thuê theo quy định tại khoản 1 Điều 56 của Luật này;

c) Quyền và nghĩa vụ theo quy định tại khoản 3 Điều 183 của Luật này đốivới trường hợp quyền sử dụng đất do nhận góp vốn trước đó được sử dụng để thựchiện các dự án đầu tư nhà ở để bán và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài được Nhànước giao đất theo quy định tại khoản 3 Điều 55 của Luật này.

Điều 185.Quyền và nghĩa vụ củangười Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng đất trong khucông nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế

1. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được nhận chuyểnnhượng quyền sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất,khu công nghệ cao, khu kinh tế và có các quyền, nghĩa vụ theo quy định tại Điều174 của Luật này.

2. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanhnghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thuê đất, thuê lại đất trong khu công nghiệp, cụm côngnghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế có các quyền và nghĩa vụsau đây:

a) Trường hợp trả tiền thuê đất, thuê lại đất một lần cho cả thời gian thuê,thuê lại thì có các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 174 của Luật này;

b) Trường hợp trả tiền thuê đất, thuê lại đất hàng năm thì có các quyền vànghĩa vụ quy định tại Điều 175 của Luật này.

Điều186. Quyền và nghĩa vụ về sử dụng đất ở của người Việt Namđịnh cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam;người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượngđược mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam

1. Người Việt Nam định cư ở nướcngoài thuộc các đối tượng có quyền sở hữu nhà ở theo quy định của pháp luật vềnhà ở thì có quyền sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.

2.Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụngđất ở tại Việt Nam có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

a) Các quyền và nghĩa vụ chung quy định tại Điều 166 vàĐiều 170 của Luật này;

b)Chuyển quyền sử dụng đất ở khi bán, tặng cho, để thừa kế, đổi nhà ở cho tổ chức,cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc diện được sở hữunhà ở tại Việt Nam để ở; tặng cho nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở choNhà nước, cộng đồng dân cư, tặng cho nhà tình nghĩa theo quy định tại điểm ckhoản 2 Điều 174 của Luật này. Trường hợp tặng cho, để thừa kế cho đối tượngkhông thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì đối tượng này chỉ được hưởnggiá trị của nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở;

c)Thế chấp nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại tổ chức tín dụng được phéphoạt động tại Việt Nam;

d) Cho thuê, ủy quyền quản lýnhà ở trong thời gian không sử dụng.

3.Trường hợp tất cả người nhận thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tàisản khác gắn liền với đất đều là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ởnước ngoài không thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ởtại Việt Nam quy định tại khoản 1 Điều này thì người nhận thừa kế không được cấpGiấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liềnvới đất nhưng được chuyển nhượng hoặc được tặng cho quyền sử dụng đất thừa kếtheo quy định sau đây:

a)Trong trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì người nhận thừa kế được đứngtên là bên chuyển nhượng trong hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất;

b)Trong trường hợp tặng cho quyền sử dụng đất thì người được tặng cho phải là đốitượng được quy định tại điểm e khoản 1 Điều 179 của Luật này và phù hợp với quyđịnh của pháp luật về nhà ở, trong đó người nhận thừa kế được đứng tên là bên tặngcho trong hợp đồng hoặc văn bản cam kết tặng cho;

c) Trong trường hợp chưa chuyển nhượng hoặc chưa tặng choquyền sử dụng đất thì người nhận thừa kế hoặc người đại diện có văn bản ủy quyềntheo quy định nộp hồ sơ về việc nhận thừa kế tại cơ quan đăng ký đất đai để cậpnhật vào Sổ địa chính.

4.Trường hợp trong số những người nhận thừa kế có người Việt Nam định cư ở nướcngoài không thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tạiViệt Nam còn những người khác thuộc diện được nhận thừa kế quyền sử dụng đấttheo quy định của pháp luật về đất đai mà chưa phân chia thừa kế quyền sử dụngđất cho từng người nhận thừa kế thì những người nhận thừa kế hoặc người đại diệncó văn bản ủy quyền theo quy định nộp hồ sơ về việc nhận thừa kế tại cơ quanđăng ký đất đai để cập nhật vào Sổ địa chính.

Saukhi giải quyết xong việc phân chia thừa kế thì cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụngđất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người thuộc đối tượngđược cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khácgắn liền với đất; đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đốitượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam thì phần thừakế được giải quyết theo quy định tại khoản 1 Điều này.

5.Người nhận thừa kế trong các trường hợp quy định tại điểm c khoản 3 và khoản 4Điều này được ủy quyền bằng văn bản cho người trông nom hoặc tạm sử dụng đất vàthực hiện nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về đất đai và quy định khác củapháp luật có liên quan.

Điều187. Quyền và nghĩa vụ của người Việt Nam định cư ở nướcngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thuê đất để xây dựng công trình ngầm

Người Việt Nam định cư ở nướcngoài, doanhnghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đầu xây dựng công trình ngầm được Nhà nước cho thuê đất cócác quyền và nghĩa vụ như sau đây:

1. Trường hợp thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê thìcó quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 174 của Luật này;

2. Trường hợp thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm thì có quyền và nghĩavụ quy định tại Điều 175 của Luật này.

 

Mục 5

ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÁC QUYỀN CỦA NGƯỜI SỬDỤNG ĐẤT

Điều188. Điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyểnnhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất;góp vốn bằng quyền sử dụng đất

1.Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê,cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyềnsử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:

a) CóGiấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhậnthừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;

b)Đất không có tranh chấp;

c)Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

d)Trong thời hạn sử dụng đất.

2. Ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, ngườisử dụng đất khi thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, chothuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; quyền thế chấp quyền sử dụng đất,góp vốn bằng quyền sử dụng đất còn phải có đủ điều kiện theo quy định tại các điều189, 190, 191, 192, 193, 194 và 195 của Luật này.

3. Việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại,thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất phảiđăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.

Điều189. Điều kiện bán, mua tài sản gắn liền với đất được Nhànước cho thuê thu tiền thuê đất hàng năm

1. Tổchức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầutư nước ngoài được bán tàisản gắn liền với đất thuê của Nhà nước khi có đủ các điều kiện sauđây:

a) Tài sản gắn liền với đất thuê được tạo lập hợp pháptheo quy định của pháp luật;

b)Đã hoàn thành việc xây dựng theo đúng quy hoạch xây dựng chi tiết và dự án đầutư đã được phê duyệt, chấp thuận.

2. Người mua tài sản gắn liền với đất thuê phải bảo đảmcác điều kiện sau đây:

a) Có năng lực tài chính để thựchiện dự án đầu tư;

b) Có ngành nghề kinh doanh phùhợp với dự án đầu tư;

c) Không vi phạm quy định củapháp luật về đất đai đối với trường hợp đã được Nhà nước giao đất, cho thuê đấtđể thực hiện dự án trước đó.

3. Người mua tài sản được Nhà nước tiếp tục cho thuê đấttrong thời hạn sử dụng đất còn lại theo giá đất cụ thể, sử dụng đất đúng mụcđích đã được xác định trong dự án.

4.Đối với trường hợp thuê đất để thực hiện dự án xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầngthì thực hiện theo quy định tại Điều 194 của Luật này.

Điều190. Điều kiện chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp

Hộgia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp do được Nhà nước giao đất, dochuyển đổi, nhận chuyển nhượng, nhận thừa kế, được tặng cho quyền sử dụng đất hợppháp từ người khác thì chỉ được chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp trongcùng xã, phường, thị trấn cho hộ gia đình, cá nhân khác để thuận lợi cho sản xuấtnông nghiệp và không phải nộp thuế thu nhập từ việc chuyển đổi quyền sử dụng đấtlệ phí trước bạ.

Điều191. Trường hợp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng choquyền sử dụng đất

1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân,cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầutư nước ngoài không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất đối vớitrường hợp mà pháp luật không cho phép chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụngđất.

2. Tổ chứckinh tế không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa, đất rừngphòng hộ, đất rừng đặc dụng của hộ gia đình, cá nhân, trừ trường hợp đượcchuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phêduyệt.

3. Hộ gia đình, cá nhân khôngtrực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng choquyền sử dụng đất trồng lúa.

4. Hộ gia đình, cá nhân khôngđược nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất nông nghiệptrong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặcdụng; trong khu vực rừng phòng hộ, nếu không sinh sống trong khu vực rừng đặcdụng, rừng phòng hộ đó.

Điều192. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân chuyển nhượng, tặng choquyền sử dụng đất có điều kiện

1. Hộ gia đình, cá nhânđang sinh sống xen kẽ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinhthái thuộc rừng đặc dụng nhưng chưa có điều kiện chuyển ra khỏi phân khu đó thìchỉ được chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất rừng kết hợp sản xuấtnông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản cho hộ gia đình, cá nhân sinh sốngtrong phân khu đó.

2. Hộ gia đình, cá nhânđược Nhà nước giao đất ở, đất sản xuất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộthì chỉ được chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất sản xuất nôngnghiệp cho hộ gia đình, cá nhân đang sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ đó.

3. Hộ gia đình, cá nhân là dân tộc thiểu số sử dụng đấtdo Nhà nước giao đất theo chính sách hỗ trợ của Nhà nước thì được chuyển nhượng,tặng cho quyền sử dụng đất sau 10 năm, kể từ ngày có quyết định giao đất theoquy định của Chính phủ.

Điều 193.Điều kiện nhận chuyển nhượng, nhận góp vốn, thuê quyền sử dụng đất nông nghiệp đểthực hiện dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp

Tổchức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân được nhận chuyển nhượng, nhận góp vốn, thuê quyền sử dụng đất nông nghiệp để thực hiện dự án đầu tư sản xuất, kinhdoanh phi nông nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:

1.Có văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với tổ chức kinh tếnhận chuyển nhượng, nhận góp vốn, thuê quyền sử dụng đất nông nghiệp để thực hiệndự án;

2.Mục đích sử dụng đối với diện tích đất nhận chuyển nhượng, nhận góp vốn, thuêquyền sử dụng đất phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơquan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

3.Đối với đất chuyên trồng lúa nước thì phải thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều134 của Luật này.

Điều194. Điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong thựchiện dự án đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở; dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạtầng để chuyển nhượng hoặc cho thuê

1. Việcchuyển nhượng quyền sử dụng đất trong dự án đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở đượcthực hiện theo quy định sau đây:

a) Ủyban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào quy định của Chính phủ về điều kiện, loại đôthị để cho phép chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng kinh doanhnhà ở được chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới hình thức phân lô sau khi đã hoàn thành đầu tư xâydựng kết cấu hạ tầng và nghĩa vụ tài chính về đất đai;

b)Đối với các dự án đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở thì được chuyển nhượng quyềnsử dụng đất gắn với việc chuyển nhượngtoàn bộ hoặc một phần dựán khi đã có Giấy chứng nhận. Người nhận chuyển nhượngquyền sử dụng đất phải thực hiện dự án đầu tư đúng theo tiến độ đã được phê duyệt.

2. Việcchuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với chuyển nhượng toàn bộ dự án đầu tư xâydựng kết cấu hạ tầng để chuyển nhượng hoặc cho thuê phải đáp ứng các điều kiệnsau đây:

a)Có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 188 của Luật này;

b)Dự án phải xây dựng xong các công trình hạ tầng kỹ thuật tương ứng theo tiến độghi trong dự án đã được phê duyệt.

3.Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

CHƯƠNG XII

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH VỀ ĐẤT ĐAI

 

Điều195. Các thủ tục hành chính về đất đai

1. Các thủ tục hành chính về đấtđai bao gồm:

a) Thủ tục thu hồi đất, giao đất,cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất;

b) Thủ tục đăng ký đất đai, tàisản gắn liền với đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ởvà tài sản khác gắn liền với đất;

c) Thủ tục cấp đổi, cấp lại, đínhchính, thu hồi Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứngnhận quyền sở hữu công trình xây dựng;

d) Thủ tục thực hiện các quyềncủa người sử dụng đất;

đ) Thủ tục cưỡng chế thực hiệnquyết định kiểm đếm bắt buộc, cưỡng chế thi hành quyết định thu hồi đất;

e) Thủ tục hòa giải tranh chấpđất đai, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai tại cơ quan hành chính;

g) Thủ tục xử phạt vi phạm hànhchính trong lĩnh vực đất đai.

2. Chính phủ quy định chi tiếtĐiều này.

Điều196. Công khai thủ tục hành chính về đất đai

1.Nội dung công khai thủ tục hành chính về đất đai bao gồm:

a)Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả;

b)Thời gian giải quyết đối với mỗi thủ tục hành chính;

c)Thành phần hồ sơ đối với từng thủ tục hành chính;

d)Quy trình và trách nhiệm giải quyết từng loại thủ tục hành chính;

đ)Nghĩa vụ tài chính, phí và lệ phí phải nộp đối với từng thủ tục hành chính.

2.Việc công khai về các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện bằnghình thức niêm yết thường xuyên tại trụ sở cơ quan tiếp nhận hồ sơ và trả kếtquả; đăng trên trang thông tin điện tử cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hànhchính, trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện.

Điều197. Thực hiện thủ tục hành chính về đất đai

1.  Bộ, ngành theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình cótrách nhiệm phối hợp trong chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện thủ tụchành chính về đất đai, bảo đảm thống nhất giữa thủ tục hành chính về đất đai vớicác thủ tục hành chính khác có liên quan.

2. Ủyban nhân dân các cấp có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thựchiện thủ tục hành chính tại địa phương; quy định việc phối hợp giữa các cơ quancó liên quan ở địa phương để giải quyết thủ tục hành chính về đất đai và các thủtục hành chính khác có liên quan.

3.Cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính về đất đai phải thực hiệnđúng trình tự, thủ tục theo quy định.

4.Người sử dụng đất và người khác có liên quan có trách nhiệm thực hiện đầy đủtrình tự, thủ tục hành chính về đất đai và các nghĩa vụ tài chính theo quy địnhcủa pháp luật.

 

CHƯƠNG XIII

GIÁM SÁT, THANH TRA, GIẢI QUYẾTTRANH CHẤP, KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ ĐẤT ĐAI

Mục 1

GIÁM SÁT, THEO DÕI VÀ ĐÁNH GIÁ VIỆCQUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

Điều 198. Giám sát của Quốc hội, Hội đồngnhân dân các cấp, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặttrận về việc quản lý và sử dụng đất đai

         1. Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp thực hiện quyền giámsát về quản lý và sử dụng đất đai theo quy định của Hiến pháp và Luật hoạt độnggiám sát của Quốc hội, Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân.

         2. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổchức thành viên của Mặt trận thực hiện quyền giám sát về quản lý và sử dụng đấtđai theo quy định của Hiến pháp, Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Điều 199. Giám sát của công dân đối với việcquản lý, sử dụng đất đai

1. Công dân có quyền tự mình hoặc thông qua các tổ chức đại diện thực hiệnquyền giám sát và phản ánh các sai phạm trong quản lý sử dụngđất đai.

2. Việc giám sát và phảnánh phải bảo đảm khách quan, trung thực, đúng pháp luật; không được lợi dụngquyền giám sát để khiếu kiện, tố cáo không đúng quy định của pháp luật, làm mấttrật tự xã hội; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác các thôngtin do mình phản ánh.

3. Nội dung giám sát củacông dân trong quản lý và sử dụng đất đai:

a) Việc lập, điều chỉnh, côngbố, thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;

b) Việc giao đất, chothuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất;

c) Việc thu hồi đất, bồithường, hỗ trợ và tái định cư;

d) Việc đăng ký đất đai,tài sản gắn liền với đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữunhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

đ) Việc thu, miễn, giảmtiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế liên quan đến đất đai; định giá đất;

e) Việc thực hiện các thủtục hành chính liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.

4. Hình thức giám sát củacông dân trong quản lý và sử dụng đất đai:

a) Trực tiếp thực hiệnquyền giám sát thông qua việc phản ánh, gửi đơn kiến nghị đến các cơ quan,người có thẩm quyền giải quyết;

b) Gửi đơn kiến nghị đếncác tổ chức đại diện được pháp luật công nhận để các tổ chức này thực hiện việcgiám sát.

5. Trách nhiệm của cơquan nhà nước có thẩm quyền khi nhận được ý kiến của công dân và tổ chức đạidiện cho người dân:

a) Kiểm tra, xử lý, trảlời bằng văn bản theo thẩm quyền;

b) Chuyển đơn đến cơ quannhà nước có thẩm quyền để giải quyết trong trường hợp không thuộc thẩm quyền;

c) Thông báo kết quả chotổ chức, cá nhân đã phản ánh.

Điều 200. Hệ thống theo dõi và đánh giá đốivới quản lý và sử dụng đất đai

         1. Hệ thống theo dõi và đánh giá đốivới quản lý và sử dụng đất đai được sử dụng để đánh giá việc thi hành pháp luậtđất đai, hiệu quả quản lý và sử dụng đất đai, sự tác động của chính sách, phápluật về đất đai đến kinh tế - xã hội và môi trường trên phạm vi cả nước và cácđịa phương.

         2. Hệ thống theo dõi và đánh giá đốivới quản lý và sử dụng đất đai được xây dựng dựa trên hệ thống thông tin đấtđai và việc thu thập các thông tin khác từ quá trình thi hành pháp luật về đấtđai trên phạm vi cả nước gồm:

a) Thông tin về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; thốngkê, kiểm kê đất đai; giá đất và thuế đất; giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất,cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; việc thực hiện các dự ánđầu tư có sử dụng đất; việc chấp hành pháp luật về đất đai; kiểm tra, thanh travà xử lý vi phạm về đất đai của các cơ quan hành chính;

b)Thông tin về giải quyết tranh chấp, khiếu kiện về đất đai;

c)Thông tin từ quá trình giám sát việc thực thi pháp luật đất đai của Quốc hội vàHội đồng nhân dân các cấp; Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chứcthành viên của Mặt trận; các tổ chức khác có liên quan và người dân;

d)Những thông tin cần thiết phải thu nhận bằng các giải pháp công nghệ gồm chụpảnh mặt đất từ vệ tinh, máy bay và các phương tiện bay khác; điều tra thực địavà các phương tiện kỹ thuật khác;

đ)Những thông tin cần thiết từ dữ liệu điều tra xã hội học về quản lý và sử dụngđất đai được thực hiện từ các hoạt động nghiên cứu, điều tra, khảo sát khácnhau và thực hiện điều tra xã hội học bổ sung khi cần thiết.

3.Cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệm quản lý hệ thống theo dõi vàđánh giá; tổ chức thực hiện đánh giá việc thực thi pháp luật, hiệu quả quản lývà sử dụng đất đai, tác động của chính sách, pháp luật về đất đai đến kinh tế -xã hội và môi trường trên phạm vi cả nước và các địa phương cấp tỉnh; kết quảđánh giá được gửi định kỳ lên Chính phủ, Quốc hội.

4. Cơ quan nhà nước lưu giữ thông tin quy định tạikhoản 2 Điều này có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời các thôngtin cho cơ quan quản lý hệ thống theo dõi và đánh giá. Cơ quan tài nguyên vàmôi trường có trách nhiệm cập nhật các thông tin trong hệ thống theo dõi, đánhgiá vào hệ thống thông tin đất đai.

5.Hệ thống theo dõi và đánh giá đối với quản lý và sử dụng đất đai được công khaiđể các tổ chức, cá nhân tìm hiểu thông tin theo quy định của pháp luật.

6.Chính phủ quy định chi tiết về việc xây dựng và vận hành hệthống theo dõi và đánh giá đối với quản lý và sử dụng đất đai.

 

Mục 2

THANH TRA, GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP, KHIẾU NẠI, TỐ CÁO

VÀ XỬ LÝ VIPHẠM PHÁP LUẬT VỀ ĐẤT ĐAI

Điều201. Thanh tra chuyên ngành đất đai

1.Thanh tra chuyên ngành đất đai là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước cóthẩm quyền đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật về đấtđai, quy định về chuyên môn, kỹ thuật, quản lý thuộc lĩnh vực đất đai.

BộTài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện thanh trachuyên ngành đất đai trong cả nước.

Cơquan quản lý đất đai ở địa phương chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện thanh trachuyên ngành đất đai tại địa phương.

2.Nội dung thanh tra chuyên ngành đất đai bao gồm:

a) Thanh tra việc chấp hành pháp luật về đất đai của Ủyban nhân dân các cấp;

b)Thanh tra việc chấp hành pháp luật về đất đai của người sử dụng đất và của tổchức, cá nhân khác có liên quan;

c)Thanh tra việc chấp hành các quy định về chuyên môn, nghiệp vụ trong lĩnh vực đấtđai.

3.Thanh tra chuyên ngành đất đai có các nhiệm vụ sau đây:

a)Thanh tra việc chấp hành pháp luật của cơ quan nhà nước, người sử dụng đấttrong việc quản lý và sử dụng đất đai;

b)Phát hiện, ngăn chặn và xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan nhà nướccó thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luật về đất đai.

4. Quyền và nghĩa vụ của trưởng đoàn thanh tra, thanh tra viên, công chứclàm công tác thanh tra chuyên ngành đất đai, quy trình tiến hành thanh trachuyên ngành đất đai thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra.

Điều202. Hòa giải tranh chấp đất đai

1. Nhà nước khuyến khích cácbên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông quahòa giải ở cơ sở.

2. Tranh chấp đất đai mà cácbên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơicó đất tranh chấp để hòa giải.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dâncấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địaphương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy banMặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổchức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xãđược thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.

4.Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhậnhòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bảnhòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cóđất tranh chấp.

5. Đối vớitrường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụngđất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên vàMôi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân,cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với cáctrường hợp khác.

Phòng Tàinguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cùngcấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Giấy chứngnhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Điều203. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai

Tranhchấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì đượcgiải quyết như sau:

1.Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấytờ quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tàisản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết.

2.Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trongcác loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 100 của Luật này thìđương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đấtđai theo quy định sau đây:

a)Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyềntheo quy định tại khoản 3 Điều này;

b)Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụngdân sự.

3.Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp cóthẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:

a) Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộngđồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết, nếukhông đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủyban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của phápluật về tố tụng hành chính;

b) Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức,cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tưnước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết, nếu không đồng ý vớiquyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môitrường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụnghành chính.

4.Người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai tại khoản 3 Điều này phải raquyết định giải quyết tranh chấp. Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lựcthi hành phải được các bên tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành. Trường hợp cácbên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành.

Điều204. Giải quyết khiếu nại, khiếu kiện về đất đai

1. Người sử dụng đất, người có quyền lợi vànghĩa vụ liên quan đến sử dụng đất cóquyền khiếu nại, khởi kiện quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính về quảnlý đất đai.

2.Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hànhchính về đất đai thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại. Trình tự,thủ tục giải quyết khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính về đấtđai thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.

Điều205. Giải quyết tố cáo về đất đai

1.Cá nhân có quyền tố cáo vi phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai.

2.Việc giải quyết tố cáo vi phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai thực hiệntheo quy định của pháp luật về tố cáo.

Điều206. Xử lý đối với người có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai

1. Người có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai thì tùy theo tính chất, mứcđộ vi phạm mà bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quyđịnh của pháp luật.

2. Người có hành vi viphạm pháp luật về đất đai mà gây thiệt hại cho Nhà nước, cho người khác, ngoàiviệc bị xử lý theo quy định của pháp luật còn phải bồi thường theo mức thiệthại thực tế cho Nhà nước hoặc cho người bị thiệt hại.

Điều 207.Xử lý đối với người có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai khi thi hành công vụtrong lĩnh vực đất đai

1. Người có hành vi viphạm pháp luật về đất đai khi thi hành công vụ thì tùy theo tính chất, mức độvi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy địnhcủa pháp luật đối với các hành vi vi phạm sau đây:

a) Lợi dụng chức vụ,quyền hạn làm trái với quy định của pháp luật trong giao đất, cho thuê đất,chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, chuyểnquyền sử dụng đất, thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, xác định nghĩa vụtài chính về đất đai, quản lý hồ sơ địa chính, ra quyết định hành chính trongquản lý đất đai;

b) Thiếutrách nhiệm trong quản lý để xảy ra vi phạm pháp luật về đất đai hoặc có hànhvi khác gây thiệt hại đến tài nguyên đất đai, quyền và nghĩa vụ của người sửdụng đất;

c)Vi phạm quy định về lấy ý kiến, công bố, công khai thông tin; vi phạm quy địnhtrình tự, thủ tục hành chính; vi phạm quy định về báo cáo trong quản lý đất đai.

2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 208.Trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp trong việc phát hiện, ngănchặn và xử lý vi phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệmphát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời những vi phạm pháp luật về quản lý và sửdụng đất đai tại địa phương.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm phát hiện, ngăn chặn và xửlý kịp thời việc chuyển quyền sử dụng đất trái phép, chuyển mục đích sử dụng đấttrái phép; phát hiện, áp dụng các biện pháp ngăn chặn và xử lý kịp thời việcxây dựng các công trình trên đất lấn, chiếm, đất sử dụng không đúng mục đích ởđịa phương và buộc người có hành vi vi phạm khôi phục lại tình trạng của đấttrước khi vi phạm.

Điều 209.Tiếp nhận và xử lý trách nhiệm của thủ trưởng, côngchức, viên chức thuộc cơ quan quản lý đất đai các cấp và công chức địa chính cấp xã trong việc vi phạm trình tự thực hiệncác thủ tục hành chính

1. Tổ chức, cá nhân khi phát hiện công chức, viên chức thuộc cơ quan quảnlý đất đai các cấp, công chức địa chính xã, phường, thị trấn vi phạm các quy địnhvề trình tự, thủ tục, thời hạn đối với việc giao đất, cho thuê đất, cho phépchuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất, làm thủ tục thực hiện các quyền củangười sử dụng đất, cấp Giấy chứng nhận thì có quyền gửi đơn kiến nghị đến người có thẩmquyền theo quy định sau đây:

a) Đối với vi phạm của côngchức địa chính xã, phường, thị trấn thì gửi kiến nghị đến Chủ tịch Ủy ban nhândân cấp xã;

b) Đối với những vi phạm củacông chức, viên chức thuộc cơ quan quản lý đất đai cấp nào thì gửi kiến nghị đếnthủ trưởng cơ quan quản lý đất đai cấp đó;

c) Đối với vi phạm của thủtrưởng cơ quan quản lý đất đai thì gửi kiến nghị đến Chủ tịch Ủy ban nhân dâncùng cấp.

2. Trong thời hạn không quá30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn kiến nghị, Chủ tịch Ủy ban nhân dân hoặc thủtrưởng cơ quan quản lý đất đai quy định tại khoản 1 Điều này có trách nhiệm xemxét, giải quyết và thông báo cho người có kiến nghị biết.

Chương XIV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

 

Điều210. Điều khoản chuyển tiếp

1. Ngườiđược Nhà nước cho thuê đấttrước ngày 01 tháng 7 năm 2004 đã trả tiền thuê đất cho cả thời gian thuê hoặc trả trướctiền thuê đất cho nhiều năm mà thời hạn thuê đất đã trả tiền còn lại ít nhất là05 năm thì tổ chức kinh tế cócác quyền và nghĩa vụ quy địnhtại Điều 174 của Luật này; hộ gia đình, cá nhân có các quyền vànghĩa vụ quy định tại khoản 1 Điều 179 của Luật này.

2. Trườnghợp nhà đầu tư được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm để đầu tưxây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chếxuất mà đã cho thuê lại đất có kết cấu hạ tầng theo hình thức trả tiền thuê đấtmột lần cho cả thời gian thuê trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thì phảinộp tiền cho Nhà nước theo quy định của Chính phủ; người thuê lại đất có cácquyền và nghĩa vụ như được Nhà nước cho thuê đất trả tiền một lần cho cả thờigian thuê sau khi chủ đầu tư đã nộp đủ tiền thuê đất vào ngân sách nhà nước.

3. Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp đã đượcgiao đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệptrước ngày Luật này có hiệu lực thi hành, khi hết thời hạn sử dụng đất nếu cónhu cầu thì được tiếp tục sử dụng đất theo thời hạn quy định tại khoản 1 Điều126 của Luật này. Thời hạn sử dụng đất được tính từ ngày 15 tháng 10 năm 2013 đốivới trường hợp hết hạn vào ngày 15 tháng 10 năm 2013 theo quy định của Luật đấtđai năm 2003; tính từ ngày hết thời hạn giao đất đối với trường hợp hết hạn saungày 15 tháng 10 năm 2013.

4. Trường hợp hộ gia đình,cá nhân sử dụng đất nông nghiệp trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành màchưa được cấp Giấy chứng nhận thì thời hạn sử dụng đất khi cấp Giấy chứng nhậntính từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành.

5. Đối với đất được Nhà nước giao chotổ chức kinh tế để tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng theo dự án, đấtcó nguồn gốc trúng đấu giá quyền sử dụng đất trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 củacác tổ chức kinh tế sử dụng mà không xác định thời hạn sử dụng đất thì thời hạnsử dụng đất được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

6. Đối với những dự án, hạng mụcđã chi trả xong bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trước ngày Luật này có hiệu lựcthi hành thì không áp dụng theo quy định của Luật này. Trường hợp những dự án,hạng mục đã phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư hoặc đang thựchiện chi trả bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo phương án đã được phê duyệttrước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thì thực hiện theo phương án đã phêduyệt, không áp dụng theo quy định của Luật này.

7. Đối với trường hợp được giaođất, thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất trướcngày Luật này có hiệu lực thi hành mà người sử dụng đất chưa hoàn thành nghĩavụ tài chính thì thời điểm tính thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theoquy định của Chính phủ.

8.Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng diện tích đất nông nghiệp được giao vượt hạnmức trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thì phải chuyển sang thuê đất theoquy định của Luật này.

9. Chínhphủ quy định việc xử lý đối với một số trường hợp cụ thể đang sử dụng đất viphạm pháp luật về đất đai và các trường hợp đã bảo lãnh bằng quyền sử dụng đấttrước ngày Luật này có hiệu lực thi hành.

Điều211. Hiệu lực thi hành

1.  Luậtnày có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7năm 2014.

         Luậtđất đai số 13/2003/QH11 và Nghị quyết số 49/2013/QH13 ngày 21 tháng 6 năm 2013của Quốc hội về kéo dài thời hạn sử dụng đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồngthủy sản, đất làm muối của hộ gia đình, cá nhân hết hiệu lực kể từ ngày Luậtnày có hiệu lực.

         2.Bãi bỏ Điều 57 của Luật hàng không dân dụng Việt Nam số 66/2006/QH11; Điều 2 củaLuật sửa đổi, bổ sung Điều 126 của Luật nhà ở và Điều 121 của Luật đất đai số34/2009/QH12; Điều 4 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liênquan đến đầu tư xây dựng cơ bản số 38/2009/QH12; Điều 264 của Luật tố tụng hànhchính số 64/2010/QH12; các quy định về trưng dụng đất trong Luật trưng mua,trưng dụng tài sản số 15/2008/QH12.

 Điều 212. Quy định chi tiết thi hành

Chính phủ quy định chi tiết các điều, khoản được giao trong Luật.


Luật này đã được Quốc hộinước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Khoá XIII, Kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 29 tháng 11 năm2013.

 

CHỦ TỊCH QUỐC HỘI

 

 

Nguyễn Sinh Hùng