Ngày 10/3, Đoàn ĐBQH TP.HCM đã có buổi giám sát tại Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn (Sagri) về việc thực hiện chính sách pháp luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trên địa bàn.

Báo cáo với đoàn, ông Phạm Thiết Hòa - Tổng giám đốc Sagri cho biết, công ty xin trả lại 16 mặt bằng cho UBND TP 'càng sớm càng tốt'.

{keywords}
Ông Phạm Thiết Hòa, Tổng giám đốc Sagri phát biểu tại phiên giám sát

Theo ông Hòa, tổng số mặt bằng nhà, đất do Sagri đang quản lý, sử dụng là 42. Trước đó, Sagri đã có văn bản đề xuất bàn giao lại 18 mặt bằng nhà, đất cho TP.HCM. Đến nay, mới có 2/18 mặt bằng nhà, đất có quyết định thu hồi là khu đất Xa lộ Hà Nội (phường An Phú, TP Thủ Đức) và khu đất đường Lâm Văn Bền (quận 7).

"18 mặt bằng mà chúng tôi đề xuất trả lại cho UBND TP là những mặt bằng không được sử dụng, nhưng Sagi vẫn đang phải nộp tiền thuê đất hàng năm rất lớn”, ông Hòa cho biết.

Cũng theo ông Hòa, việc Sagri trả lại mặt bằng không sử dụng để tránh lãng phí nguồn lực đất đai. Nguyên nhân theo ông Hòa, do quy hoạch sử dụng đất ở những khu đất này không còn phù hợp với ngành nghề kinh doanh của Sagri. Hiện nay, các khu đất này đã quy hoạch vào các mục đích công cộng.

Ông cũng cho biết, đây không chỉ là vấn đề của Sagri mà là vấn đề mà nhiều Tổng công ty khác cũng gặp vướng, liên quan đến mặt bằng đất đai.

“Chúng tôi mong được trả lại càng sớm càng tốt để không phải đóng tiền thuê đất hàng năm, mà Nhà nước có thêm quỹ nhà đất để tạo nguồn ngân sách", ông Hòa đề xuất.

Trao đổi tại buổi giám sát, bà Văn Thị Bạch Tuyết - Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM cho rằng có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc lãng phí nguồn lực đất đai do đơn vị này quản lý.

Bà Tuyến đề nghị Sagri nhận định, đánh giá nguyên nhân và kiến nghị rõ các giải pháp để khắc phục vấn đề này. Theo đó, Sagri phải đeo bám, xử lý sớm vướng mắc trong việc giao trả lại các mặt bằng nhà đất không sử dụng.

Được biết, Sagri là một trong 8 công ty vốn Nhà nước trực thuộc UBND TP.HCM. Tổng Công ty này được thành lập năm 1996, trên cơ sở sáp nhập các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm, thủy hải sản của thành phố. Đến tháng 7/1997 Sagri chính thức hoạt động với 24 đơn vị.

Năm 2007, Sagri chuyển đổi hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con gồm 5 đơn vị trực thuộc, 7 công ty con và 16 công ty liên kết. Năm 2010, Sagri chuyển thành Công ty TNHH một thành viên hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, gồm 6 đơn vị trực thuộc, 9 công ty con, 14 công ty liên kết và một công ty liên doanh.

Năm 2021, ông Lê Tấn Hùng, cựu Tổng giám đốc Sagri đã bị TAND TP.HCM tuyên án 25 năm tù vì vi phạm các quy định về quản lý, sử dụng tài sản gây thất thoát lãng phí, tham ô tài sản xảy ra tại đơn vị này. Một số cán bộ thuộc cấp của ông Hùng cũng vướng vòng lao lý với các lý do tương tự.
Vụ SAGRI: Bị cáo xin đổi tội danh tham ô vì thấy rất nhục cho gia đình

Vụ SAGRI: Bị cáo xin đổi tội danh tham ô vì thấy rất nhục cho gia đình

Ngày 14/12, phiên tòa sơ thẩm của TAND TP.HCM, xử vụ SAGRI chuyển nhượng dự án cho tư nhân, gây thiệt hại 672 tỷ đồng và các bị cáo tham ô tài sản tại SAGRI, tiếp tục với phần bào chữa.

Hồ Văn