Giả dụ bạn là một doanh nhân trẻ tuổi, mới bước chân vào lĩnh vực game với tất cả niềm đam mê cũng như nhiệt huyết của mình để tung ra sản phẩm free-to-play đầu tay. Bạn thậm chí còn mạnh tay chi ra tới hàng trăm triệu cho chiến dịch marketing và tựa game của bạn cũng nhận được những bài review rất tốt từ giới chuyên môn.
Nhưng đến khi bạn kiểm tra cơ sở dữ liệu người chơi thì lại ngẩn người ra vì thấy số lượng đăng ký mới cũng như người chơi cũ ngày càng giảm, chắc chắn chuyện đó sẽ mang lại cho bạn nhiều điều phải ngẫm nghĩ.
Thật không may, tình huống trên là chuyện thường xảy ra ngay cả với những doanh nghiệp đã có kinh nghiệm lâu năm. Các chuyên gia tại DeltaDNA đã tiến hành nghiên cứu và thu thập được top 10 lý do tại sao người chơi thường bỏ game, qua đó giúp đỡ những doanh nghiệp có thể nâng câp chất lượng cho sản phẩm free-to-play của mình.
1. Độ khó không được cân bằng
Thông thường, các game tuyến tính hay có độ khó cao ngay từ những level đầu tiên, khiến người chơi gặp nhiều vất vả trong quá trình trải nghiệm và có được niềm vui. Bộ phận người chơi cần được cảm nhận phần lớn gameplay hay những điểm thú vị của một tựa game trước khi nó trở nên thực sự thử thách. Họ sẽ bỏ đi nếu họ thấy tựa game đó khó quá sớm, do vậy bạn cần đảm bảo độ khó sẽ được ra tăng dần dần trong suốt quá trình trải nghiệm của người chơi.
2. Thiếu nguồn tài nguyên
Hầu hết game đều có một dạng tài nguyên giới hạn nào đó để giúp người chơi phiêu lưu hết game, nhưng nếu nguồn tài nguyên đó chỉ có thể mua bằng tiền thật hoặc quá khó kiếm thì chắc chắn đại bộ phận người chơi sẽ quit game. Hãy cho người chơi có cơ hội để “cày cuốc” lấy tài nguyên, hoặc tặng thưởng xứng đáng mỗi khi họ đạt đến một cột mốc nào đó hay khi hoàn thành một nhiệm vụ.
3. Phần hướng dẫn nghèo nàn
Người chơi sẽ cần được hướng dẫn chi tiết để hiểu rõ và khám phá tất cả những tính năng trong game. Nếu người chơi cảm thấy họ không biết phải làm gì tiếp theo ở ngay giai đoạn khởi đầu game, chắc chắn họ sẽ màng tới sản phẩm đó nữa. Các nhà phát triển cần thiết kế một hệ thống hướng dẫn hoàn chỉnh, bao phủ tất cả khía cạnh của game và đảm bảo rằng người chơi sẽ luôn biết phải làm gì tiếp theo.
4. Thiếu phần thưởng
Tăng thưởng cho người chơi mỗi khi họ đạt được một thành tựu nào đó trong game sẽ giúp họ có thêm động lực, được khuyến khích và giữ chân họ tiếp tục chơi để nhận lấy những phần thưởng ngày càng lớn hơn. Không có điều này, người chơi sẽ mất phương hướng cũng như động cơ để nỗ lực, và rồi sẽ sớm từ bỏ game mà thôi. Hãy đảm bảo rằng mỗi cột mốc quan trọng như thăng cấp hay hoàn thành nhiệm đều sẽ có những phần thưởng xứng đáng ở đằng sau.
5. Ấn tượng ban đầu kém
Giống như trong cuộc sống thực vậy, ấn tượng ban đầu đối với một ai đó hay bất cứ thứ gì đều rất quan trọng, do vậy những phút trải nghiệm đầu tiên của người chơi trong một sản phẩm có thể quyết định cả chặng đường phía trước. Một game có thiết kế không tốt với giao diện xấu xí hoặc quá nhiều lỗi sẽ đẩy người chơi ra xa.
6. Ít nhiệm vụ
Điều này tương đối dễ hiểu và rõ ràng, nếu người chơi không việc gì để làm, chắc chắn họ sẽ không buồn đăng nhập vào game của bạn. Bên cạnh gameplay chính, các nhà phát triển có thể tạo thêm nhiều nhiệm vụ phụ, mini-games để người chơi trải nghiệm.
7. Thiếu các hoạt động
Bằng những hoạt động đặc biệt theo từng khoảng thời gian định trước, bạn sẽ đưa ra thêm lý do để người chơi phải ghi nhớ và thường xuyên quay lại game để kiểm tra. Hãy tổ chức những giải đấu hàng tuần, tạo event nhân đôi kinh nghiệm trong một khoảng thời gian, hoặc tặng thưởng vật phẩm khi người chơi đăng nhập hàng ngày.
8. Không hấp dẫn
Nếu một trò chơi yều cầu người choi cày cuốc lặp đi lặp lại quá nhiều với những khoản phần thưởng ít ỏi hoặc chẳng có tí thành tựu gì, thì chắc chắn nó sẽ tạo ra sự khó chịu và “đuổi” người chơi đi. Các khoản chi tiêu tài nguyên trong game cũng không nên quá đắt đỏ ngay từ ban đầu và nên tăng chậm theo quá trình trải nghiệm của người chơi.
9. Nội dung không độc đáo
Nếu game của bạn không thể mang lại những trải nghiệm mới lạ hoặc thử thách đặc sắc, người chơi sẽ từ bỏ nó và quay về với món ăn ưa thích của họ. Hãy tập trung để tạo nên một cái đó thật đặc biệt để tách rời nó khỏi cũng các sản phẩm cùng thể loại, ví dụ như có một bối cảnh khác lạ, cốt truyện hay, phong cách đồ họa mới mẻ hoặc một cơ chế gameplay sáng tạo.
10. Thiếu các gameplay mang tính lặp lại
Những hệ thống gameplay mang tính lặp lại sẽ là một phần không thể thiếu trong game online, nó là một cách thức tốt để giữ chân người chơi trong một thời gian dài, nếu không họ sẽ nghỉ chơi ngay khi hoàn thành hết nội dung. Hãy tạo ra những lý do thích đáng để chơi lại các nhiệm vụ hay phụ bản, ví như trang phục mới cho nhân vật, chọn được phần khó hơn và có tỷ lệ rớt đồ hiếm tốt hơn.