Báo cáo mới nhất của Bloomberg về Top 10 người giàu có nhất hành tinh, dẫn đầu trong "câu lạc bộ" tỷ phú tài sản trăm tỷ USD là Elon Musk, Giám đốc điều hành hãng xe điện Tesla và startup hàng không vũ trụ SpaceX, với tài sản 213 tỷ USD.

Theo thống kê của Bloomberg Billionaire Index, tính tới ngày 28/9/2021. Ông Musk soán ngôi giàu nhất thế giới do tỷ phú Jeff Bezos, người sáng lập đế chế thương mại điện tử Amazon, nắm giữ nhiều năm qua.

Đặc biệt, những tỷ phú giàu nhất hành tinh này chủ yếu là các doanh nhân trong lĩnh vực công nghệ, trừ ông Bernard Arnault - chủ đế chế thời trang xa xỉ LVMH và ông Warren Buffett - Chủ tịch công ty đầu tư Berkshire Hathaway.

Xếp hạng

Tên

Tài sản

Quốc gia

Lĩnh vực

Nguồn tài sản

1

Elon Musk

213 tỷ USD

Mỹ

Công nghệ

SpaceX, Tesla

2

Jeff Bezos

197 tỷ USD

Mỹ

Công nghệ

Amazon

3

Bernard Arnault

160 tỷ USD

Pháp

Tiêu dùng

LVMH

4

Bill Gates

132 tỷ USD

Mỹ

Công nghệ

Microsoft

5

Mark Zuckerberg

128 tỷ USD

Mỹ

Công nghệ

Facebook

6

Larry Page

126 tỷ USD

Mỹ

Công nghệ

Google

7

Sergey Brin

121 tỷ USD

Mỹ

Công nghệ

Google

8

Steve Ballmer

106 tỷ USD

Mỹ

Công nghệ

Microsoft

9

Larry Ellison

105 tỷ USD

Mỹ

Công nghệ

Oracle

10

Warren Buffett

102 tỷ USD

Mỹ

Đa dạng

Berkshire Hathaway

Nguồn: Bloomberg Billionaire Index tính tới ngày 28/9/2021.

Đa số tỷ phú trong danh sách này đều là người Mỹ, ngoài ông Arnault là mang quốc tịch Pháp. Vậy khi nào lĩnh vực công nghệ Việt Nam đón nhận vị tỷ phú đầu tiên?

Vào đầu tháng 4/2021, Forbes công bố Việt Nam có 6 tỷ phú đô la gồm: Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng, CEO VietJet Air Nguyễn Thị Phương Thảo, Chủ tịch Hòa Phát Trần Đình Long, Chủ tịch Techcombank Hồ Hùng Anh, Chủ tịch Thaco Trần Bá Dương và Chủ tịch Masan Nguyễn Đăng Quang.

Các vị tỷ phú hoạt động tại nhiều lĩnh vực khác nhau như: hàng không, ngân hàng, thương mại,… nhưng chưa có khái niệm nào về "tỷ phú công nghệ" trong danh sách này.

Tính tới thời điểm hiện tại, doanh nghiệp Việt Nam duy nhất chính thức được gọi là "kì lân công nghệ" tại Việt Nam là Công ty VNG. VNG là một doanh nghiệp tư nhân chuyên phát triển các dịch vụ trên nền tảng Internet, được thành lập từ năm 2004. Năm 2014, VNG được World Startup Report định giá 1 tỷ USD, và trở thành kỳ lân đầu tiên của Việt Nam. Đến năm 2019, VNG được quỹ đầu tư Temasek của chính phủ Singapore định giá 2,2 tỷ USD. 

Vậy với định giá 2,2 tỷ USD, hiện ông Lê Hồng Minh – Tổng Giám đốc kiêm Chủ tịch HĐQT - đang sở hữu khoảng 9 – 10% cổ phần VNG, có thể sở hữu khối tài sản lên tới 198 triệu USD - 220 triệu USD. 

Tháng 7/2021, có nhiều thông tin cho rằng, CEO Sky Mavise, Nguyễn Thành Trung trở thành tỷ phú công nghệ đầu tiên của Việt Nam, sau thành công của tựa game trên nền tảng Blockchain Axie Infinity. Hiện vốn hóa trên thị trường của token AXS đã đạt trên 7 tỷ USD.

Trước thông tin này, CEO 29 tuổi Nguyễn Thành Trung khẳng định, việc cho rằng mình là tỷ phú USD là không chính xác, bởi vốn hóa thị trường của token AXS khác biệt hoàn toàn với vốn hóa của Sky Mavise.

Với bức tranh về kỳ lân công nghệ và những doanh nhân trong lĩnh vực công nghệ hiện nay, chắc còn rất lâu Việt Nam mới có tên tỷ phú công nghệ đầu tiên.

Tháng 12/2020, nhằm tạo điều kiện cho lĩnh vực công nghệ tại Việt Nam phát triển, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Danh mục công nghệ ưu tiên nghiên cứu, phát triển và ứng dụng để chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

Theo đó, 4 lĩnh vực ưu tiên nghiên cứu, phát triển và ứng dụng để chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 gồm: Công nghệ số; Vật lý; Công nghệ sinh học; Năng lượng và môi trường.

(Theo Doanh nghiệp & Tiếp thị)

Những thú vui ‘đốt tiền’ của tỷ phú công nghệ thế giới

Những thú vui ‘đốt tiền’ của tỷ phú công nghệ thế giới

Các tỷ phú công nghệ hàng đầu thế giới như Jeff Bezos, Larry Ellison hay Sergey Brin sẵn sàng chi số tiền khổng lồ phục vụ đam mê của mình.