- VN chưa bao giờ công nhận chủ quyền của TQ. TQ đã cố tình xuyên tạc lịch sử khi viện dẫn Công thư 1958 - Phó Chủ nhiệm UB Biên giới quốc gia Trần Duy Hải nói tại cuộc họp báo về tình hình Biển Đông chiều 16/6 ở Hà Nội.
Một lần nữa, vấn đề yêu sách của
TQ đối với Hoàng Sa tiếp tục được VN nhắc lại trước truyền thông trong nước và
quốc tế với đầy đủ luận điểm phản bác quan trọng.
Phó Chủ nhiệm UB Biên giới quốc gia nêu rõ: VN bác bỏ lập luận yêu sách chủ
quyền của TQ đối với quần đảo Hoàng Sa, mà TQ gọi là Tây Sa vì các yêu sách
của TQ không có cơ sở pháp lý và lịch sử.
Tư liệu lịch sử của TQ không có nguồn gốc rõ ràng
Ông Hải cho hay, TQ đưa ra một số tư liệu lịch sử, nhưng chúng không có nguồn
gốc rõ ràng, không chính xác và được diễn giải một cách tùy tiện.
"Các tư liệu này đều là của cá nhân, không phải là tài liệu chính thức của nhà
nước phong kiến TQ. Trong các tư liệu đó, quần đảo Hoảng Sa được nêu tên và mô
tả một cách thiếu nhất quán.
Theo quy định của luật pháp quốc tế về thụ đắc lãnh thổ, một quốc gia chỉ có thể
thiết lập chủ quyền thông qua các hành động thực thi chủ quyền mang danh nghĩa
nhà nước. Các tài liệu mà TQ đã công khai không chứng tỏ nhà nước phong kiến TQ
đã thiết lập chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa khi quần đảo còn là lãnh thổ vô
chủ".
XEM CLIP PHÁT BIỂU CỦA ÔNG TRẦN DUY HẢI:
2 lần xâm chiếm trái phép
Hoàng Sa
Ông Hải cũng nhấn mạnh, TQ đã vi phạm nguyên tắc cấm đe dọa và sử dụng vũ lực
cho nên không thể thiết lập được chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa.
TQ đã hai lần xâm chiếm trái phép Hoàng Sa. Năm 1956, lợi dụng lúc Pháp rút khỏi
Đông Dương, TQ đã xâm chiếm nhóm đảo phía Đông của Hoàng Sa. Đây là lần đầu tiên
TQ thực sự chiếm đóng Hoàng Sa. Chính quyền VN Cộng hòa đã phản đối mạnh mẽ sự
chiếm đóng này. Năm 1959, âm mưu đổ bộ lên nhóm đảo phía Tây của một nhóm binh
lính TQ giả dạng ngư dân đã bị lực lượng của chính quyền VN Cộng hòa đập tan.
82 "ngư dân" TQ đã bị bắt. Cả hai hành động xâm chiếm này diễn ra sau khi VN đã
khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa tại hội nghị San Francisco năm
1951 mà không gặp phải bất kỳ sự phản đối nào.
Năm 1974, lợi dụng tình hình chiến tranh ở VN, TQ đã tấn công và chiếm quyền
kiểm soát Hoàng Sa từ chính quyền miền Nam VN. Đây là lần đầu tiên TQ nắm quyền
kiểm soát toàn bộ quần đảo Hoàng Sa.
"Hành động sử dụng vũ lực thôn tính lãnh thổ của một quốc gia khác là vi phạm
các nguyên tắc cơ bản luật pháp quốc tế, không thể tạo nên chủ quyền cho TQ đối
với quần đảo Hoàng Sa".
Ông Trần Duy Hải khẳng định VN
chưa bao giờ công nhận chủ quyền của TQ.
TQ đã cố tình xuyên tạc lịch sử và diễn giải sai lịch sử khi viện dẫn Công thư
của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng năm 1958 và một số tài liệu, ấn phẩm được xuất
bản ở VN trước năm 1975 như là bằng chứng về việc VN công nhận chủ quyền của TQ
đối với Hoàng Sa. VN kiên quyết bác bỏ sự xuyên tạc này.
ĐỌC TIN CHI TIẾT
TẠI ĐÂY
XEM CLIP ĐƯỢC CHIẾU TẠI HỌP BÁO:
TQ không có bằng chứng tàu VN
đâm hơn 1.500 lần
Ông Trần Duy Hải nhấn mạnh, VN đã nỗ lực và thiện chí giải quyết tình hình căng
thẳng hiện nay trên Biển Đông do việc TQ hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương
81 trong vùng biển VN gây ra thông qua đàm phán và các biện pháp hòa bình nhưng
TQ phản ứng thiếu tính xây dựng.
TQ không những không đáp lại thiện chí của VN mà còn đưa ra các lời cáo buộc vô
căn cứ, bóp méo sự thật, vu cáo VN đâm các tàu của Chính phủ TQ hơn 1.500 lần.
TQ hoàn toàn không đưa ra bằng chứng thực sự nào về các cáo buộc thiếu căn cứ
này.
TQ khăng khăng không rút giàn khoan và không đàm phán, như vậy, việc TQ nói là cánh cửa đàm phán vẫn mở rộng là không đúng với thực tế.
XEM CLIP:
X.Linh - C.Quyên - X.Quý - B.Tuấn