Trưa 6/3, Beijing Times đưa tin cảnh sát Thâm Quyến xác nhận một học sinh giỏi của địa phương đã nhảy lầu tự sát ở tuổi 13.

Khi qua đời, Tiểu Kim để lại bốn bức thư tuyệt mệnh gửi gia đình. Cái chết của Tiểu Kim đang gây nhiều tranh cãi cho ngành giáo dục Trung Quốc.

Tiểu Kim được gọi là “cánh tay trái” của giáo viên trong trường. Trả lời phỏng vấn, đại diện nhà trường bàng hoàng: “Em là học sinh đáng yêu, hoạt bát, có tương lai sáng so với các bạn cùng tuổi”.

Cánh tay trái” của thầy cô cứa cổ tay, nhảy lầu tự sát

Câu chuyện bắt đầu vào trưa ngày 21/2, Tiểu Kim không đến trường học. Thầy cô chủ động liên lạc với gia đình. Khi mẹ Tiểu Kim về nhà tìm con đã phát hiện cậu bé nhảy lầu tự sát. Cậu được đưa tới bệnh viện cấp cứu trong tình trạng nguy kịch. Mẹ em càng bần thần hơn khi phát hiện tay trái của Tiểu Kim có hai vết cứa sâu và bốn bức thư tuyệt mệnh.

{keywords}
Bài tập về nhà của Tiểu Kim

“Trước khi nhảy lầu, cậu bé đã tự cứa cổ tay để tìm đến cái chết. Chúng tôi đã thu giữ chiếc dao ở phòng ngủ của Tiểu Kim”, cảnh sát Thâm Quyến nói.

Tiểu Kim qua đời vào tối 21/2. Lễ tang của em được tổ chức vào đầu tháng 3. Các thầy cô bất ngờ, gia đình bàng hàng và đau đớn tột cùng trong khi bạn bè không thể hiểu vì sao Tiểu Kim tự sát.

Trong những dòng tuyệt bút gửi lại người thân, Tiểu Kim đã nói về sự chán chường không muốn sống.

Chị gái yêu của em! Mặc dù chúng ta thường xuyên cãi nhau nhưng em không muốn chị đau buồn khi em ra đi. Dì à, con luôn yêu quý dì. Dì là người thứ 3 trên đời này đối xử tốt với con. Ngày cuối cũng vẫn là dì đưa con đến trường”, Tiểu Kim viết.

“Cha và mẹ, con hiểu rằng hai người chán, đôi lúc thất vọng. Con đi xa rồi, xin đừng nhớ con nữa. Con đi xa sẽ cố tìm hạnh phúc, con chỉ lo cho ông bà. Hai người tuổi đã cao, liệu có thể chịu được nỗi đau này. Con không oán hận ai cả, chỉ là con quá mệt mỏi phải sống tiếp”, những lời viết gây xót xa của Tiểu Kim.

“Chớp mắt đã 13 năm nhưng cảm thấy bản thân đã quá già. Thế giới hoàn mỹ ngày càng cách con quá xa. Trước mắt chỉ là những đổ vỡ, sự dơ bẩn khiến con chán ghét. Người sống trên đời nào có ai không chết, con xin đi trước”.

“Nhà trường đã giết con tôi”

Sau cái chết của con trai, mẹ Tiểu Kim đổ trách nhiệm cho giáo viên chủ nhiệm.

Trong tin nhắn gửi giáo viên, bà phẫn nộ: “Thầy Tống, thầy định sống bình yên suốt cuộc đời này như thế hay sao? Thầy có thấy vì hành động của thầy mà con trai tôi đã ra đi?”.

Theo Sina, Tiểu Kim là học sinh ưu tú nên luôn bị giáo viên giao nhiều trách nhiệm trong lớp. Không chỉ thế, cậu còn bị bạn bè xa lánh.

Mẹ Tiểu Kim cho biết trước khi qua đời, con trai luôn nói cần phải học nhiều hơn các bạn, gương mẫu hơn các bạn.

{keywords}
Tủ sách học của Tiểu Kim

“Chính sự nghiêm khắc của nhà trường khiến con tôi bế tắc”, bà nói.

Đại diện nhà trường cho biết đã gặp phía gia đình gần một tuần qua. Tuy nhiên, hai bên vẫn chưa hiểu nhau.

Chúng tôi sẽ không trốn tránh trách nhiệm. Mọi việc vẫn đang được xem xét cụ thể”, đại diện ban lãnh đạo nhà trường nói.

Phía trường cũng cho biết giáo viên chủ nhiệm lớp hiện rơi vào trạng thái căng thẳng nên đã viết đơn xin nghỉ một thời gian.

Trên Sina, một nhà tâm lý giáo dục trẻ em cho rằng cái chết của Tiểu Kim là hồi chuông cảnh tỉnh cho các bậc phụ huynh và nhà trường. Các em đang ở tuổi dậy thì nhưng gồng gánh quá nhiều nhiệm vụ từ người lớn.

Theo ông, nhiều trẻ chưa thành niên bị chế nhạo là vô dụng, ngu xuẩn. Các bậc cha mẹ ở Trung Quốc hay than vãn thất vọng vì thành tích kém cỏi của các con. Những lời nói tưởng thoáng qua đã khiến không ít bé trầm mặc và bế tắc.

Hà Thanh

Trẻ có 5 biểu hiện này chứng tỏ cha mẹ đang dạy con đúng cách

Trẻ có 5 biểu hiện này chứng tỏ cha mẹ đang dạy con đúng cách

Đối với sự phát triển của trẻ, điều quan trọng nhất vẫn là môi trường giáo dục trong gia đình. Tuy nhiên, hiện nay cha mẹ thường giúp con cái quá nhiều trong cuộc sống. Điều đó khiến trẻ thụ động và không có nhiều trải nghiệm riêng.