-Dù không mắc bệnh nặng như Phạm Công Danh nhưng suốt từ khi phiên xét xử bắt đầu, Trầm Bê liên tục tỏ ra mệt mỏi và phải nhờ đến sự trợ giúp y tế.

Ngày 17/1, trước khi bắt đầu phiên xử Phạm Công Danh, Trầm Bê và các đồng phạm, chủ tọa Phạm Lương Toản đề nghị các vị luật sư lưu ý không được xét hỏi những vấn đề ngoài vụ án, mong các luật sư hợp tác với HĐXX để có một phiên tòa văn minh, tránh HĐXX phải đưa ra những quyết định không mong muốn, khiến cho dư luận nghĩ là HĐXX không cho các luật sư xét hỏi.

“Luật sư đừng để HĐXX có những quyết định như chiều qua với nhóm Phạm Công Danh, các luật sư nên đi vào trọng tâm của vụ án để bảo vệ cho các bị cáo”, chủ tọa Phạm Lương Toản nhấn mạnh.

{keywords}

Các bị cáo tại tòa

Do sức khỏe kém, trong suốt phiên xét xử, bị cáo Trầm Bê (nguyên Phó chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Sacombank) tỏ rõ mệt mỏi. Trong các ngày xét xử trước đó, Trầm Bê nhiều lần phải nhờ đến sự trợ giúp của nhân viên y tế.

Liên quan tới việc phê duyệt cho Phạm Công Danh vay 1.800 tỷ đồng, tại phiên tòa, Trầm Bê cho rằng mình không cố ý làm trái và đề nghị HĐXX xem lại tội danh này, bởi bị cáo không tư lợi, không được hưởng gì từ khoản vay này. Việc cho Phạm Công Danh vay tiền không trái quy định vì bị cáo chỉ coi Phạm Công Danh là đại diện cho một pháp nhân tập thể, không thể xem việc có quen biết và bàn bạc với Phạm Công Danh.

Các bị cáo không biết mua trái phiếu là sai trái

Trong phiên xét xử hôm này, các luật sư tiếp tục thẩm vấn các bị cáo xung quanh gói vay hơn 1.700 tỷ từ TPBank.

Theo lời khai của bị cáo Đỗ Việt Bun (nguyên Trưởng nhóm Khách hàng doanh nghiệp - Hội sở TPBank, Giám đốc công ty Khôi Nguyên Phát), bị cáo chưa bao giờ gặp, bàn bạc, đề xuất đầu tư trái phiếu với Phạm Công Danh. Cũng theo bị cáo Bun, thông qua mạng xã hội thấy Thiên Thanh là tập đoàn lớn mạnh nên mới dùng công ty Khôi Nguyên Phát mua trái phiếu của công ty này. Bị cáo cũng không biết Phạm Công Danh dùng tiền sai mục đích, nếu biết sẽ không bao giờ đầu tư vào trái phiếu của Thiên Thanh. 

{keywords}

Bị cáo Phạm Công Danh

“Bị cáo không quen biết với Phạm Công Danh từ trước, nên không giúp sức cho ông Danh. Truy tố bị cáo tội cố ý làm trái là oan cho bị cáo”, bị cáo Bun nói.

Bị cáo Bun bị cáo buộc đã sử dụng pháp nhân công ty, ký các thủ tục liên quan đến khoản vay 109 tỷ tại TPBank, đảm bảo bằng trái phiếu đã mua và gửi của VNCB, ủy nhiệm chi chuyển 109 tỷ cho Thiên Thanh để ông Danh sử dụng. Khi công ty không thực hiện đúng cam kết nên TPBank đã thu nợ trước hạn bằng khoản tiền gửi 113 tỷ của VNCB tại TPBank, gây thiệt hại cho VNCB.

Còn bị cáo Trần Văn Bình (nguyên Giám đốc công ty Trung Dung) trần tình rằng, trước khi được đôn lên làm Giám đốc, bị cáo là lái xe Tập đoàn Thiên Thanh. Bị cáo không biết gì về các hồ sơ, trái phiếu liên quan đến công ty Trung Dung, Tập đoàn Thiên Thanh.

“Bị cáo không biết là đã ký lúc nào, ở đâu và cũng không được hưởng lợi gì. Bị cáo không biết trụ sở công ty đóng tại đâu, ban điều hành công ty gồm những ai và không điều hành hoạt động của công ty”, bị cáo Bình nói.

"Bị cáo không có vai trò giúp sức cho Phạm Công Danh nên mong HĐXX xem xét" - Bình nói và còn xin HĐXX xem xét về số tiền liên đới, vì cho rằng 'không tư lợi, không sử dụng'.

Luật sư Giang Hồng Thanh (bào chữa cho bị cáo Phan Thành Mai) hỏi đại diện của Ngân hàng xây dựng (CB) về việc, báo cáo tài chính 2016, vốn chủ sở hữu của CB là bao nhiêu và đã bao giờ CB mất thanh khoản chưa? Đại diện CB trả lời: “Chúng tôi không trả lời câu này. Báo cáo kiểm toán 2016 diễn ra trong năm 2016, không liên quan đến vụ án nên chúng tôi không trả lời”.

Vị đại diện CB khẳng định, chỉ cung cấp dòng tiền tại NHNN vì nó liên quan đến số tiền 4.500 tỷ đồng. “Chúng tôi không có nghĩa vụ cung cấp hoạt động của ngân hàng trước tòa”, đại diện CB nói.

Bị cáo Phan Thành Mai cho biết thời điểm đó VNCB có hơn 20 tài khoản tại các ngân hàng và được sử dụng song song.

Trả lời câu hỏi về trường hợp NHNN không mua lại VNCB, ngân hàng sẽ xử lý các khoản nợ phải trả như thế nào, bị cáo Mai cho hay, có khoản tiền góp vốn cổ đông. Ngân hàng sẽ đảm bảo quyền lợi của khách hàng, các khoản nợ phải trả đầy đủ. Tại thời điểm đó, ngân hàng vẫn có khoản tiền lớn gửi liên ngân hàng, bao gồm cả 4.500 tỷ đồng để tăng vốn.

Bị cáo Phan Thành Mai cho hay, tại thời điểm Phạm Công Danh tiếp nhận Ngân hàng Đại Tín, vốn chủ sở hữu lúc này âm khoảng 5.700 tỷ đồng.

Luật sư bảo vệ quyền lợi và nghĩa vụ cho Ngân hàng Xây dựng hỏi đại diện TPBank về việc tài sản cầm cố có phải là hợp đồng tiền gửi hay không, đại diện TPBank ông Nguyễn Hữu Thanh trả lời “Tôi hiểu là tài sản cầm cố chính là tiền gửi”.

Trả lời về việc khi tất toán khoản vay, phía TPBank có thông báo cho VNCB bằng văn bản không, ông Nguyễn Hữu Thanh cho hay VNCB có văn bản do ông Phan Thành Mai ký, nói rằng sau khi cấn trừ tài sản, đề nghị TPBank trả lại số tiền thừa là hơn 3 tỷ vào tài khoản của VNCB tại NHNN.

Ngân hàng Xây dựng "đòi" bồi thường hơn 6.000 tỷ đồng

Trả lời câu hỏi của luật sư Kiều Vũ Thụy Uyên bảo vệ quyền lợi cho ông Trần Quý Thanh và bà Trần Ngọc Bích về việc có yêu cầu các bị cáo yêu cầu bồi thường thiệt hại hay không?

Đại diện CB khẳng định có yêu cầu, theo đại diện CB, CB được xác định là bên bị hại trong vụ án này. Tổng số thiệt hại theo cáo trạng là hơn 6.126 tỷ, là hậu quả từ hành vi vi phạm pháp luật của các tổ chức, cá nhân gồm Sacombank, TPBank, BIDV và các công ty liên quan đến khoản vay tại 3 ngân hàng này cùng các bị cáo đã bị khởi tố và đưa ra xét xử tại vụ án này, tổng cộng 46 bị cáo.

CB đề nghị, các tổ chức/cá nhân nêu trên phải hoàn trả hơn 6.000 tỷ cho Ngân hàng.

Tuần đầu xử đại án VNCB: Phạm Công Danh nổi nóng, Trầm Bê bật khóc

Tuần đầu xử đại án VNCB: Phạm Công Danh nổi nóng, Trầm Bê bật khóc

Nổi nóng vì không được khai về khoản chi lãi ngoài, Phạm Công Danh nổi nóng còn Trầm Bê thì bật khóc vì không phục tội danh bị truy tố.

Hồ sơ công ty 'ma' của Phạm Công Danh quá hoàn hảo, BIDV 'mắc bẫy'

Hồ sơ công ty 'ma' của Phạm Công Danh quá hoàn hảo, BIDV 'mắc bẫy'

Tin tưởng vào việc giới thiệu của VNCB và những bộ hồ sơ quá hoàn hỏa, BIDV đã đồng ý cho vay tiền mà không hề biết 12 công ty này là công ty "ma", sân sau của Trần Công Danh.

Em trai Phạm Công Danh: Vì tin tưởng nên giúp anh mở công ty ‘ma’

Em trai Phạm Công Danh: Vì tin tưởng nên giúp anh mở công ty ‘ma’

Giải thích cho việc giúp Phạm Công Danh thành lập một loạt công ty “ma”, em trai bị cáo Danh nói “Tôi tin tưởng anh trai mình và cũng nghĩ vô tư nên giúp đỡ thôi”.

Nhân viên dưới quyền Phạm Công Danh 'chế' báo cáo tài chính để vay tiền

Nhân viên dưới quyền Phạm Công Danh 'chế' báo cáo tài chính để vay tiền

Nguyên Giám đốc VNCB chi nhánh Sài Gòn khai, để làm hồ sơ vay 4.700 tỷ của BIDV, bị cáo và nhân viên sử dụng báo cáo tài chính trong hồ sơ vay Sacombank và thiếu đâu thì...“tự chế”.

Bị cáo Phạm Công Danh: 'Ngân hàng NN ép tăng vốn nên mới làm sai'

Bị cáo Phạm Công Danh: 'Ngân hàng NN ép tăng vốn nên mới làm sai'

"Nếu như Ngân hàng Nhà nước không thúc ép thì chúng tôi sẽ không thực hiện hành vi sai trái này...", bị cáo Danh nói.

Đoàn Nga