- So với cùng kỳ 2017, số ca dương tính với sởi đã tăng hơn 22 lần, trong đó gần 85% ca mắc không được tiêm chủng hoặc tiêm không đầy đủ.
Hà Nội: Cặp song sinh 11 tháng nguy kịch vì biến chứng của bệnh sởi
Bác sĩ ám ảnh bệnh nhi bị mủn hết xương hàm, miệng bốc mùi vì kiêng cữ khi mắc sởi
Bộ Y tế cho biết, từ năm 2017 số mắc sởi tại Việt Nam có xu hướng gia tăng so với 2 năm trước đó. Năm 2018, đến nay đã có hơn 2.300 trường hợp sốt phát ban, trong đó có 954 trường hợp dương tính, 1 ca tử vong tại Hưng Yên trên nền viêm phổi kéo dài.
Từ nay đến đầu năm 2019, Bộ Y tế mở chiến dịch tiêm vắc xin sởi miễn phí cho trẻ 1-5 tuổi tại 418 huyện/thị |
Các tỉnh có số sốt phát ban và sởi dương tính cao là Hà Nội, Lào Cai, Thanh Hóa, Sơn La, Quảng Ninh, Điện Biên…
Như vậy, so với cùng kỳ năm 2017 (251 ca sốt phát ban, 41 ca dương tính sởi), số ca sốt phát ban nghi sởi 2018 tăng 8,2 lần, số trường hợp dương tính tăng 22,3 lần. Trong đó nhóm 1-5 tuổi chiếm chủ yếu (36%).
Trong số các trường hợp sốt phát ban nghi sỏi, chỉ có 16% đã tiêm chủng, số còn lại chưa được tiêm chủng hoặc không rõ tiền sử tiêm chủng.
Theo các chuyên gia dịch tễ, mặc dù tỉ lệ tiêm vắc xin sởi gần đây tăng lên, tuy nhiên tỉ lệ chung trên toàn quốc vẫn chưa đạt 95%, tại nhiều huyện/thị chưa đạt 90%.
Khi số lượng trẻ chưa được tiêm chủng tích luỹ đủ lớn, trong điều kiện virus sởi lưu hành có thể gây dịch do sởi là bệnh dễ lây truyền.
Giữa năm 2018, Việt Nam đã bổ sung vắc xin sởi - rubella cho 33 huyện thuộc 6 tỉnh nguy cơ bao gồm Lào Cai, Yên Bái, Thanh Hóa, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La. Đến nay, hầu hết các huyện đã hoàn thành chiến dịch với tỉ lệ tiêm chủng đạt trên 95%.
Để tiếp tục lấp đầy tỉ lệ tiêm chủng tại các vùng nguy cơ cao, Bộ Y tế mở chiến dịch tiêm vắc xin sởi bổ sung cho trẻ 1-5 tuổi tại 57 tỉnh, thành phố.
Trong đó, tiêm trong tháng 11-12/2018 tại 156 quận/huyện nguy cơ cao của 20 tỉnh/thành phố.
Đợt 2 thực hiện từ tháng 1-2/2019 tại 262 quận/huyện nguy cơ cao của 37 tỉnh/thành phố.
‘Kịch bản’ dịch sởi có thể quay lại như năm 2014
Nhiều nước đã công bố loại trừ bệnh sởi nhưng dịch vẫn quay lại, Việt Nam cũng không loại trừ nếu không tiêm chủng quyết liệt.
Bệnh sởi miền Bắc có xu hướng tăng nhanh
Trong 2 tháng qua, số ca mắc sởi vào BV Nhi TƯ điều trị liên tục tăng, hầu hết chưa được tiêm phòng.
Nổi mẩn đỏ do dị ứng thuốc, bác sĩ cho uống thuốc sởi
Sau khi uống thuốc cảm, cô gái 27 tuổi bị nổi mẩn đỏ, mưng mủ khắp người. Bác sĩ chẩn đoán bị sởi và cho thuốc uống nhưng không đỡ.
Bệnh sởi là gì, triệu chứng và cách điều trị bệnh
Sởi là căn bệnh xảy ra theo mùa, thường là đầu mùa xuân nó diễn ra theo từng nhóm và mức độ lây lan nhanh chóng tạo ra dịch bệnh.
Quan niệm sai lầm về bệnh sởi nên tránh
Bệnh sởi là căn bệnh nguy hiểm và rất dễ lây lan. Tuy nhiên, rất nhiều người chưa hiểu đúng về căn bệnh và có những quan niệm sai lầm.
Thúy Hạnh