Đô thị trung tâm tỉnh Bình Dương

Bình Dương với vị trí chiến lược, thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía nam và tiếp giáp nhiều tỉnh thành năng động như TP.HCM, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu… đã trở thành điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư nước ngoài. Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư Bình Dương, chỉ trong những tháng đầu năm 2022, Bình Dương đã đã thu hút lên đến 1,9 tỷ USD dòng vốn đầu tư nước ngoài (FDI), tăng gấp 3,6 lần so với cùng kỳ và tính đến nay, toàn tỉnh có 4.000 dự án FDI với tổng số vốn hơn 39 tỷ USD.

Cùng với sự tăng trưởng kinh tế, dân số tỉnh cũng ngày càng gia tăng, hiện có khoảng 2,6 triệu người với hơn 50.000 chuyên gia, kỹ sư nước ngoài và gần 1,2 triệu lao động trình độ cao trong nước kéo theo nhu cầu nhà ở rất lớn. Chưa kể, theo dự báo của các chuyên gia mỗi năm nguồn lực này còn tăng khoảng 20-25%.

Diện mạo đô thị Bến Cát ngày càng khang trang và hiện đại. Ảnh: Kim Oanh Group

Những lợi thế trên đã khẳng định vị thế Bình Dương là trung tâm kinh tế của cả nước, đây còn là động lực cho bất động sản (BĐS) khu vực gia tăng sức nóng thời gian qua. Nổi bật nhất phải kể đến thị trường Bến Cát nhờ nằm ngay trung tâm và là đô thị cửa ngõ phía bắc của tỉnh. 

Theo đó, nhiều trục giao thông trọng điểm đi qua Bến Cát như: Quốc lộ 13, Quốc lộ 14, ĐT 741, ĐT 744, cao tốc Mỹ Phước - Tân Vạn, Vành đai 4… tạo thành mạng lưới kết nối thông suốt giữa TP. HCM, Bình Phước và các tỉnh Tây Nguyên. Sắp tới, khi tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên được kéo dài về thành phố mới Bình Dương và Bến Cát càng giúp lưu thông thuận lợi.

Đột phá công nghiệp, nâng cấp diện mạo đô thị

Bên cạnh đó, Bến Cát còn có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp, thương mại - dịch vụ. Về công nghiệp, hiện Bến Cát có 8 khu công nghiệp quy mô lớn, nhiều khu công nghiệp có diện tích trên 500ha và 1 khu sản xuất tập trung với tổng diện tích gần 4.100ha. Trong đó, tất cả khu công nghiệp có tỷ lệ lấp đầy lớn với hơn 4.400 dự án đầu tư trong nước, tổng vốn trên 45.000 tỷ đồng; vốn đầu tư nước ngoài đạt 781 dự án với tổng số vốn đăng ký 7,7 tỷ USD. Chưa kể các khu công nghiệp được đầu tư hạ tầng kỹ thuật hiện đại, mở rộng kết nối các trục giao thông huyết mạch hứa hẹn thúc đẩy ngành công nghiệp trong thời gian tới.

Diện mạo đô thị Bến Cát cũng được nâng cấp và thay đổi nhanh chóng với sự hình thành của các trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện lợi, cao ốc văn phòng, khách sạn và các công trình giáo dục, y tế, văn hóa - giải trí… 

Công nghiệp, thương mại - dịch vụ phát triển tạo động lực cho BĐS Bến Cát bứt phá. Ảnh: Kim Oanh Group

Vượt trội hơn, hiện Bến Cát đang tăng tốc lên thành phố trực thuộc tỉnh trong năm 2023, đến năm 2030 và tầm nhìn năm 2050 sẽ trở thành trung tâm cấp vùng về công nghiệp, thương mại - dịch vụ phía bắc TP.HCM. Thông tin này là “mồi lửa” đốt nóng thị trường BĐS Bến Cát.

Theo nhận xét của các nhà chuyên môi giới BĐS Bình Dương, đất nền và nhà phố xây sẵn là những sản phẩm được khách hàng ưa chuộng nhất nhờ bắt đúng nhịp phát triển thương mại của khu vực. Tuy nhiên, hiện Bến Cát có rất ít những dự án đất nền, nhà phố và quy mô cũng không lớn. Đồng thời, phần lớn các dự án được triển khai cách đây vài năm và đang được giao dịch thứ cấp với mức giá tăng gấp vài lần, những dự án mới gần như “vắng bóng” trên thị trường.

Từ bối cảnh này, nhiều doanh nghiệp lần lượt tìm về Bến Cát phát triển các dự án nhà ở, kinh doanh thương mại. Trong đó, Kim Oanh Group - nhà phát triển BĐS lớn khu vực phía nam dự định góp mặt vào thị trường tiềm năng này với dự án khu đô thị thương mại - dịch vụ quy mô lên đến hơn 15ha.

Bùi Huy