- Chiều nay, phiên tòa xét xử Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm tội tham ô tài sản tiếp tục với phần tranh luận.

Được bổ sung ý kiến bào chữa của luật sư, Trịnh Xuân Thanh trình bày: Trong giai đoạn hiện nay, chủ trương của Đảng và Nhà nước là chống tham nhũng mạnh mẽ, bị cáo rất ủng hộ.

Suốt 2 năm vừa rồi, bị cáo như con ngáo ộp. Bị cáo chỉ muốn nói, những người tham gia tố tụng cần có cái đầu thực thi pháp luật chứ không phải cái đầu lạnh.

{keywords}
Bị cáo Trịnh Xuân Thanh. Ảnh: TTXVN

Bị cáo ngồi trong trại giam nghe đài nói, Chủ tịch nước Trần Đại Quang kết luận trong phiên họp của Bộ Tư pháp là đối với các vụ án tham ô, đặc biệt không để xảy ra oan sai.

Bị cáo thấy chủ trương của Đảng, Nhà nước, của Tổng bí thư rất đúng, nhưng thực thi ở dưới có thể bị hiểu méo mó đi... Nhiều người ngoài xã hội bảo bị cáo là bè nhóm của anh Thăng. Bị cáo không thuộc lợi ích nhóm của anh Thăng, vì bị cáo và anh Thăng chỉ gặp nhau, quen từ năm 2006.

Trịnh Xuân Thanh cho rằng, anh ta bị quy chụp tội danh. Tiền thì người ta ném vào xe của mình, nhưng bản thân bị đề xuất hình phạt chung thân.

HĐXX ngắt lời và hỏi bị cáo Thanh: "Đề nghị như vậy là nặng đúng không?". Bị cáo Thanh nói: Bị cáo có ý kiến là tất cả những chứng cứ trong phiên tòa và tất cả luật sư, kể cả luật sư không bảo vệ cho bị cáo đều nói bị cáo không phạm tội tham ô. 

Trước đó, trong phần luận tội của mình, đại diện VKS đưa ra quan điểm cho rằng: Hành vi phạm tội của các bị cáo trong vụ án này là đặc biệt nguy hiểm cho xã hội, không chỉ xâm hại đến số tiền đặc biệt lớn (hơn 87 tỷ đồng) của nhà nước, làm cho dự án Nam Đàn Plaza bị đình trệ, không triển khai được từ năm 2010 đến nay; làm cho hơn 9.500 m2 đất của dự án không được đưa vào khai thác sử dụng, gây lãng phí, thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của xã hội.

Hành vi phạm tội của các bị cáo còn xâm hại đến sự đúng đắn, liêm chính của công tác và trách nhiệm quản lý tài sản nhà nước, xâm hại nghiêm trọng đến uy tín đạo đức của đội ngũ cán bộ công chức trong bộ máy quản lý nhà nước nói chung và quản lý DN Nhà nước nói riêng. Ảnh hưởng đến niềm tin của quần chúng nhân dân về hiệu quả kinh tế của các DN Nhà nước, đã tạo ra dư luận xấu trong xã hội.

Hành vi phạm tội của các bị cáo là một trong những biểu hiện của sự suy thoái về đạo đức công vụ của một bộ phận cán bộ, công chức, một phần của tệ nạn tham nhũng, thể hiện lợi ích cục bộ của cá nhân và DN. Hậu quả của hành vi phạm tội không chỉ gây thiệt hại lớn về kinh tế mà còn tác động rất xấu đến tình hình an ninh chính trị, trật tự xã hội, gây bức xúc trong dư luận, làm giảm sút niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước.

Vì vậy, việc đưa vụ án ra xét xử nghiêm minh đối với các bị cáo, đã thể hiện việc kiên quyết đấu tranh phòng, chống tệ nạn tham nhũng của toàn xã hội, củng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước.

Trịnh Xuân Thanh 'đề nghị táo bạo'

Trịnh Xuân Thanh 'đề nghị táo bạo'

Lo lắng về những cáo buộc dành cho mình, trong phiên tòa, bị cáo Trịnh Xuân Thanh đã có "đề nghị táo bạo".

Xử Trịnh Xuân Thanh: LS yêu cầu thực nghiệm đưa 14 tỷ vào vali

Xử Trịnh Xuân Thanh: LS yêu cầu thực nghiệm đưa 14 tỷ vào vali

LS bào chữa cho Trịnh Xuân Thanh yêu cầu thực nghiệm điều tra ngay tại tòa.

'Cuộc gặp gỡ định mệnh' trong cuộc đời Trịnh Xuân Thanh

'Cuộc gặp gỡ định mệnh' trong cuộc đời Trịnh Xuân Thanh

Sau cuộc gặp gỡ này, Trịnh Xuân Thanh được nhận vali chứa 14 tỷ đồng, để rồi phải đối mặt với án tù chung thân.

Trịnh Xuân Thanh: Bị cáo đã trả lại tiền cách đây 8 năm

Trịnh Xuân Thanh: Bị cáo đã trả lại tiền cách đây 8 năm

Trong phần tự bào chữa, Trịnh Xuân Thanh cho rằng, nếu không được tuyên dương thì cũng nên khuyến khích bị cáo.

Đề nghị phạt Trịnh Xuân Thanh chung thân, Đinh Mạnh Thắng 11-12 năm tù

Đề nghị phạt Trịnh Xuân Thanh chung thân, Đinh Mạnh Thắng 11-12 năm tù

Đại diện VKS đề nghị tuyên phạt Trịnh Xuân Thanh mức án tù chung thân vì tội tham ô tài sản.

T.Nhung