Sâm Báo có tên khoa học là Abelmoschus Sagittifolius (Kurz) Merr, họ Bông Malvaceae. Là giống cây sâm trên núi Báo (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa), có nguồn gốc thuộc làng Bồng Thượng, xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa chừng khoảng hơn 1.000 năm trước. Đây là loài cây hoang dã, bản địa của Việt Nam, phân bố chủ yếu tại Thanh Hóa và rải rác ở một số tỉnh thành như Quảng Bình, Phú Yên, Bình Định…
Đồi Sâm Báo trên đất Vĩnh Lộc được Triso Group đầu tư khôi phục |
Theo sử sách ghi lại, cây Sâm Báo là nguyên liệu quý hiếm, chế ra những bài thuốc, thức ăn tăng cường sức khỏe, dùng để tiến vua và các quan lại trong vương triều phong kiến xưa và được tôn vinh là “Đại Việt đệ nhất danh sâm”.
Hành trình khôi phục Sâm Báo
Là người con Thanh Hóa, doanh nhân Trần Đức Minh (Chủ tịch Triso Group) cho biết luôn đau đáu về việc khôi phục, gìn giữ lại loài Sâm Báo quý hiếm, đồng thời nuôi trồng sâm trên mảnh đất quê hương. Từ đó, tạo ra sản phẩm chăm sóc sức khỏe từ cây Sâm Báo, phục vụ người tiêu dùng trong và ngoài nước.
Bằng tình yêu với cây Sâm Báo, ông Trần Đức Minh đã nghiên cứu, thử nghiệm, chăm sóc, nhân giống và phát triển cây Sâm Báo hơn 5 năm ròng. Ông dành nhiều công sức để tìm kiếm những cây sâm thuần chủng trên núi Báo.
Doanh nhân Văn hóa Trần Đức Minh- Hành trình đi tìm cây Sâm Báo |
Cùng với việc tìm kiếm giống sâm này, ông Minh và cộng sự còn phối hợp cùng các nhà khoa học của Viện Dược liệu Trung ương và bà con nông dân trên địa bàn huyện Vĩnh Lộc để thực hiện quá trình nhân giống, nghiên cứu mẫu đất, mẫu nước… nơi cây sâm quý sinh sống trên núi Báo để nắm bắt được đặc tính sinh trưởng của cây, gieo trồng Sâm Báo trên diện rộng.
Ông Minh cho biết, trong quá trình gieo trồng cây Sâm Báo, Tập đoàn Triso không ít lần có những tháng ngày trồng cây thất bại khiến cây sâm chết hàng loạt.
“Mặc dù huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa là quê hương của cây Sâm Báo nhưng qua nhiều lần nuôi trồng thử nghiệm, việc cấy giống cho cây sâm sinh trưởng không hề dễ dàng. Cây Sâm Báo ưa đất nhiều mùn, tơi xốp, có lớp đất mặt sâu, thoát nước, nhiều ánh sáng…. Qua nhiều lần gieo trồng, thử nghiệm không thành, chúng tôi đã tích lũy được kinh nghiệm quý báu để tạo ra quy trình trồng Sâm Báo khoa học từ khâu làm giống lấy hạt, bảo quản, xử lý hạt, trị bệnh và triển khai trồng đồng loạt Sâm Báo trên đất Vĩnh Lộc”, doanh nhân Trần Đức Minh chia sẻ.
Người trồng sâm Báo luôn phải nắm vững kỹ thuật nuôi trồng, chăm sóc sâm |
Nhờ những thành quả đó, ngày 22/10/2018, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký quyết định phê duyệt Dự án phát triển cây Sâm Báo ở xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc giao cho Công ty Cổ phần Dược liệu Triệu Sơn (Trực thuộc Tập đoàn Triso). Dự án này có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và du lịch tại địa phương cũng như toàn tỉnh Thanh Hóa.
Triso nghiên cứu, phát triển các sản phẩm từ Sâm Báo
Dựa trên đề tài nghiên cứu về Sâm Báo của Đại học Vân Nam - Trung Quốc cho bệnh nhân ung thư, đề tài nghiên cứu thành phần hoá học và tác động dược lý theo hướng điều trị loét dạ dày của rễ củ cây Sâm Báo (Abelmoschus Sagittifolius (Kurz) Merr, họ Bông Malvaceae (Luận án bảo vệ tiến sĩ của TS. Đào Thị Vui - ĐH Dược Hà Nội)…, Triso Group định hướng để phát triển cây Sâm Báo.
Triso Group định hướng phát triển các dòng sản phẩm từ Sâm Báo như: Đồ uống ( cafe Sâm Báo...); thực phẩm bảo vệ sức khỏe viên nang Sâm Báo... Ngoài ra, sản phẩm hỗ trợ chữa bệnh dạ dày từ cây Sâm Báo cũng được Triso Group nghiên cứu và phát triển.
Sâm Báo được kỳ vọng là thức quà mang đậm hồn cốt của xứ Thanh và đất Việt, bên cạnh đặc sản nem chua, bánh gai, chè lam… Theo định hướng phát triển, Sâm Báo được định vị là sản vật quốc gia được du khách trong nước và quốc tế tin dùng.
Chi tiết thông tin xem tại: https://sambao.vn/
(Nguồn: Công ty CP Dược liệu Triệu Sơn)