Phần mềm này có thể theo dõi e-mail, tin nhắn, địa chỉ liên lạc và nhiều thông tin khác. Nhân viên an ninh sẽ mang smartphone đi, sau đó trả lại mà không nói họ đã cài phần mềm gián điệp vào máy, The Guardian cho biết.
Cũng theo The Guardian, nhiều khách du lịch đã phát hiện ứng dụng lạ trên điện thoại Android sau khi vào khu vực kiểm soát Tân Cương. Ứng dụng này do Trung Quốc thiết kế cho mục đích truy tìm các nội dung bị chính phủ nước này nghiêm cấm.
Báo Anh nói lính biên giới Trung Quốc cài phần mềm gián điệp vào điện thoại của du khách |
Không chỉ Trung Quốc, hiện có 18 quốc gia đang sử dụng hệ thống theo dõi thông minh do Trung Quốc sản xuất để theo dõi công dân nước mình, theo New York Times. Điển hình trong số này là Zimbabwe, Uzbekistan, Pakistan, Kenya và Germany.
Thời gian gần đây, Mỹ bắt đầu siết chặt kiểm soát người qua biên giới. Từ tháng 6/2019, ứng viên xin visa vào Mỹ sẽ phải khai báo tài khoản xã hội trong 5 năm gần nhất.
Mỹ không yêu cầu người nhập cảnh phải mở khóa điện thoại hoặc giao nộp mật khẩu mạng xã hội tại khu vực biên giới. Nhưng nếu có yêu cầu nào đó không được đáp ứng, họ có thể từ chối không cho nhập cảnh.
Nguyễn Minh (theo DigitalTrends)
Chrome bị tố làm gián điệp, Mỹ tiếp tục chặn các hãng công nghệ TQ
Buộc Google, YouTube tuân thủ luật Việt Nam; Mỹ tiếp tục đưa hãng công nghệ TQ vào 'danh sách đen'; Google Chrome đang trở thành phần mềm gián điệp đáng sợ,... là những thông tin nổi bật trong bản tin Công nghệ thứ 7 tuần này.