Các quan chức Trung Quốc ngày càng tăng cường sử dụng blog ngắn để tiếp cận gần gũi hơn với quan điểm của cộng đồng mạng.
Đây là kết quả khảo sát của trang điện tử Nhân dân Nhật báo. Tính tới 1/8, hơn 10.000 cơ quan chính phủ và các quan chức ở khắp Trung Quốc đã mở các tài khoản micro-blog, với 266 trong số đó do quan chức cấp cao (cấp thành phố trở lên) sử dụng.
Micro-blog là một dạng viết blog ngắn (cũng được gọi là “tiểu blog”), khởi nguồn từ một dịch vụ của Mỹ có tên Twitter, cho phép người dùng đăng tải những tin nhắn lên trang cá nhân với độ dài tối đa chỉ 140 ký tự.
Cuộc thăm dò dựa trên các dịch vụ micro-blog được cung cấp bởi Tencent (Thâm Quyến), một trong những phiên bản hàng đầu của Twitter ở Trung Quốc. Theo đó, số lượng quan chức dùng micro-blog tăng gấp bốn lần so với con số mới nhất đưa ra trong báo cáo về người dùng blog trong các cơ quan chính phủ ở Trung Quốc mà Đại học Phúc Đán đưa ra hồi tháng 4.
Báo cáo của Đại học Phúc Đán cho thấy, tính tới 20/3, có 2.400 tài khoản micro-blog do các chính quyền và quan chức sử dụng. Sự gia tăng đáng kể trong việc sử dụng micro-blog của quan chức Trung Quốc được xem là phản ứng của họ với tốc độ tăng trưởng nhanh chóng của người dùng micro-blog tại Trung Quốc.
"Nhà cầm quyền và các quan chức nên thông qua cách tiếp cận khiêm nhường khi viết micro-blog", Thái Tề - người đứng đầu cơ quan tổ chức Đảng Cộng sản Trung Quốc ở tỉnh Chiết Giang nói. Ông Thái được coi là một ngôi sao blog với hơn 5,3 triệu người theo dõi.
Tuy nhiên, theo một số chuyên gia, việc dùng blog của các cơ quan chính phủ và quan chức còn phải đi con đường dài phía trước mới đạt đúng tiềm năng phát triển. Có một số tài khoản micro-blog do ban ngành chính phủ dùng dường như không hề được sử dụng kể từ khi đăng ký, trong khi một số blog khác toàn dùng từ ngữ quan chức xa lạ với dân. Một số tài khoản thậm chí còn gộp sai số lượng người theo dõi để gia tăng danh tiếng.
Theo ông Phan Bác Nại, một giáo sư Đại học Chiết Giang, người dân cần nhiều hơn thái độ thân thiện từ các quan chức. Điều quan trọng hơn với các quan chức dùng blog là giải quyết các vấn đề liên quan tới sinh kế nhân dân một cách hiệu quả và nhanh chóng.
Cảnh sát cũng dùng blog
Hàng trăm cảnh sát khắp Trung Quốc đã thiết lập các tài khoản blog nhằm cải thiện quan hệ với công chúng trong thời đại công nghệ nhằm "giảm căng thẳng vốn thường do xử lý khiếu nại kém gây ra", Tân Hoa Xã cho biết.
Theo thống kê chính thức từ đầu năm, Trung Quốc có 450 triệu người dùng Internet. Ít nhất có 500 nhân viên cảnh sát bàn giấy lập các micro-blog.
Ở thành phố Tế Nam phía đông Trung Quốc, cảnh sát cùng các trang micro-blog để thu nhận ý kiến công chúng về các vấn đề như luật giao thông, hồ sơ visa và phòng cháy…
Sự phát triển nhanh chóng của các tiểu blog diễn ra sau một lời kêu gọi từ lãnh đạo cảnh sát Trung Quốc, Mạnh Kiến Trụ, muốn cảnh sát nắm lấy phương tiện truyền thông mới để "nghe dân chúng than phiền, chỉ trích, và phục vụ tốt hơn".
Thái An (theo ministryoftofu, BBC)
Đây là kết quả khảo sát của trang điện tử Nhân dân Nhật báo. Tính tới 1/8, hơn 10.000 cơ quan chính phủ và các quan chức ở khắp Trung Quốc đã mở các tài khoản micro-blog, với 266 trong số đó do quan chức cấp cao (cấp thành phố trở lên) sử dụng.
Trung Quốc có hàng trăm triệu người dùng Internet. Ảnh: Reuters |
Micro-blog là một dạng viết blog ngắn (cũng được gọi là “tiểu blog”), khởi nguồn từ một dịch vụ của Mỹ có tên Twitter, cho phép người dùng đăng tải những tin nhắn lên trang cá nhân với độ dài tối đa chỉ 140 ký tự.
Cuộc thăm dò dựa trên các dịch vụ micro-blog được cung cấp bởi Tencent (Thâm Quyến), một trong những phiên bản hàng đầu của Twitter ở Trung Quốc. Theo đó, số lượng quan chức dùng micro-blog tăng gấp bốn lần so với con số mới nhất đưa ra trong báo cáo về người dùng blog trong các cơ quan chính phủ ở Trung Quốc mà Đại học Phúc Đán đưa ra hồi tháng 4.
Báo cáo của Đại học Phúc Đán cho thấy, tính tới 20/3, có 2.400 tài khoản micro-blog do các chính quyền và quan chức sử dụng. Sự gia tăng đáng kể trong việc sử dụng micro-blog của quan chức Trung Quốc được xem là phản ứng của họ với tốc độ tăng trưởng nhanh chóng của người dùng micro-blog tại Trung Quốc.
"Nhà cầm quyền và các quan chức nên thông qua cách tiếp cận khiêm nhường khi viết micro-blog", Thái Tề - người đứng đầu cơ quan tổ chức Đảng Cộng sản Trung Quốc ở tỉnh Chiết Giang nói. Ông Thái được coi là một ngôi sao blog với hơn 5,3 triệu người theo dõi.
Tuy nhiên, theo một số chuyên gia, việc dùng blog của các cơ quan chính phủ và quan chức còn phải đi con đường dài phía trước mới đạt đúng tiềm năng phát triển. Có một số tài khoản micro-blog do ban ngành chính phủ dùng dường như không hề được sử dụng kể từ khi đăng ký, trong khi một số blog khác toàn dùng từ ngữ quan chức xa lạ với dân. Một số tài khoản thậm chí còn gộp sai số lượng người theo dõi để gia tăng danh tiếng.
Theo ông Phan Bác Nại, một giáo sư Đại học Chiết Giang, người dân cần nhiều hơn thái độ thân thiện từ các quan chức. Điều quan trọng hơn với các quan chức dùng blog là giải quyết các vấn đề liên quan tới sinh kế nhân dân một cách hiệu quả và nhanh chóng.
Cảnh sát cũng dùng blog
Hàng trăm cảnh sát khắp Trung Quốc đã thiết lập các tài khoản blog nhằm cải thiện quan hệ với công chúng trong thời đại công nghệ nhằm "giảm căng thẳng vốn thường do xử lý khiếu nại kém gây ra", Tân Hoa Xã cho biết.
Theo thống kê chính thức từ đầu năm, Trung Quốc có 450 triệu người dùng Internet. Ít nhất có 500 nhân viên cảnh sát bàn giấy lập các micro-blog.
Ở thành phố Tế Nam phía đông Trung Quốc, cảnh sát cùng các trang micro-blog để thu nhận ý kiến công chúng về các vấn đề như luật giao thông, hồ sơ visa và phòng cháy…
Sự phát triển nhanh chóng của các tiểu blog diễn ra sau một lời kêu gọi từ lãnh đạo cảnh sát Trung Quốc, Mạnh Kiến Trụ, muốn cảnh sát nắm lấy phương tiện truyền thông mới để "nghe dân chúng than phiền, chỉ trích, và phục vụ tốt hơn".
Thái An (theo ministryoftofu, BBC)