- Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga chia sẻ tại buổi họp báo chuyên đề về dự án Luật Giáo dục (GD) ĐH chiều 26/10. Trước những bất cập trong hệ thống GD ĐH, nhiều ý kiến cho rằng dự thảo Luật GD ĐH chưa giải quyết được thấu đáo. Tuy nhiên, thứ trưởng khẳng định: không nên đặt kỳ vọng Luật có thể giải quyết được tất cả những vấn đề bức xúc.


Ảnh Lê Anh Dũng

Bộ GD-ĐT cho biết, mục đích của Luật này là nhằm thế chế hóa các Nghị quyết ĐH Đảng lần thứ 11 về đổi mới căn bản toàn diện nền GD-ĐT; tạo cơ sở pháp lý cho việc đổi mới quản lý Nhà nước về GDĐH và đổi mới quản lý của cơ sở GD, nâng cao chất lượng GDĐH; đẩy mạnh phân cấp quản lý GDĐH và giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với cơ sở GDĐH phù hợp với năng lực quản lý, năng lực tổ chức hoạt động GĐ và trách nhiệm xã hội....

Các ĐH sẽ tự in và cấp bằng

Vấn đề đòi hỏi Luật GD ĐH giải quyết vấn đề phân tầng ĐH như thế nào? Việc giao tự chủ sẽ đồng loạt cho tất cả các trường hay chỉ một bộ phận? Khi Luật đặt vấn đề Hiệu trưởng đồng thời là chủ tịch Hội đồng trường thì có xảy ra tình trạng "vừa đá bóng vừa thổi còi"....

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết, khi xem xét giao tự chủ cho các trường thì vấn đề không thể thiếu được là các trường phải thành lập Hội đồng trường (HĐT). Đến nay mới có khoảng 10/ tổng số hơn 400 trường ĐH, CĐ thành lập HĐT. Một nguyên nhân dẫn đến HĐT thành lập không hoạt động được là do Hiệu trưởng nằm ngoài HĐT. Do đó, dự thảo Luật lần này quy định cụ thể Chủ tịch HĐT là Hiệu trưởng các trường.

Như vậy, HĐT sẽ hoạt động dưới sự giám sát của các thành viên nên không có chuyện Hiệu trưởng lộng quyền; đồng thời sẽ không có tình trạng Hiệu trưởng "vừa đá bóng vừa thổi còi" - Thứ trưởng nói.

"Cũng nhiều ý kiến thắc mắc, việc giao tự chủ cho các cơ sở có đồng loạt hay không thì tôi khẳng định: Không có chuyện giao tự chủ đồng loạt cho tất cả các cơ sơ GD ĐH". Bởi theo Thứ trưởng thì năng lực quản lý của các trường không đồng nhất, nên nếu giao tự chủ đồng loạt sẽ gây hỗn loạn hệ thống, khó giám sát.

Do đó, Luật GD ĐH được thông qua thì việc giao tự chủ sẽ theo lộ trình, có ưu tiên và có khuyến khích cạnh tranh lành mạnh để nâng cao chất lượng.

Với những trường được tự chủ sẽ đi kèm với tự chịu trách nhiệm trong việc tuyển sinh, tài chính, hợp tác quốc tế và kể cả là in phôi bằng cấp cho sinh viên - Thứ trưởng quả quyết.

Về phôi bằng hiện nay các trường đang sử dụng mẫu chung theo quy định của Bộ, nhưng tới đây các trường sẽ được tự chủ. Khi đó mẫu bằng của các trường sẽ khác nhau và các trường sẽ cấp bằng, vẫn lời Thứ trưởng. Khi đó, giá trị pháp lý các văn bằng là như nhau nhưng mỗi tấm bằng sẽ là thương hiệu khác nhau, vì thế giá trị các văn bằng sẽ khác nhau.

Ông Chu Hồng Thanh, Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ GD-ĐT), phó Ban soạn thảo Luật GD ĐH nhìn nhận, các trường tự chủ thì mới có được sự năng động, sáng tạo. Nhưng tự chủ phải đi kèm trách nhiệm, đi liền với việc thực hiện các quy định của pháp luật. Ngoài ra, khi tự chủ, các trường sẽ phải chịu sự kiểm định chất lượng, phải công khai các kết quả kiểm định.

Sẽ thắt chặt đầu ra

Trước thực trạng chất lượng GD ĐH đang được xã hội đánh giá có "vấn đề" do mở trường tràn lan nên đã đến lúc Bộ GD-ĐT phải phân tầng ĐH?. 

Ông Chu Hồng Thanh, Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ GD-ĐT), phó Ban soạn thảo Luật GD ĐH:  Việc phân tầng ĐH, tức là phân loại chất lượng đào tạo, điều này thể hiện qua thực tế và phải có kiểm định chất lượng. Đó là đòi hỏi của Luật.

Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng GD (Bộ GD-ĐT) Bùi Anh Tuấn tiếp lời, Luật là bước tiến quan trọng để bảo đảm chất lượng GDĐH, thông qua những quy định cụ thể về công tác kiểm định. Nhà nước đã cho phép các trường đào tạo, tức là họ phải chịu trách nhiệm về chất lượng, nhưng trong quá trình hoạt động, vì sản phẩm của ĐH là con người, nên phải chú trọng công tác kiểm định.

Còn Thứ trưởng Bùi Văn Ga nhìn nhận, thời điểm này chưa thể phân định rạch ròi 3 loại ĐH: nghiên cứu - đa ngành và nghề nghiệp nên dự thảo Luật nhấn mạnh đến phân tầng để hướng đến ưu tiên kinh phí đầu tư cho các trường trọng điểm. Còn lại vẫn đào tạo đại trà. Do đó, dự thảo yêu cầu các trường xây dựng chiến lược, chương trình đào tạo cụ thể. Trường xây dựng theo hướng nghiên cứu sẽ là trường ĐH nghiên cứu; trường xây dựng chương trình đào tạo đa ngành sẽ là ĐH đa ngành...

Tới đây, Luật này đề cao việc kiểm soát đầu ra thông qua công tác kiểm định.

Ông Chu Hồng Thanh: Luật GD ĐH sẽ tạo ra sân chơi bình đẳng cho các trường. Sự khác biệt giữa tư thục và công lập chỉ là vốn đầu tư, công lập là do nhà nước đầu tư, còn tư thục thì do cá nhân, tổ chức. Còn lại, cố gắng đến mức cao nhất để không có sự phân biệt giữa hai hệ này.

Vấn đề xã hội hóa GDĐH cùng nhiều ý kiến bàn cãi. Ông Chu Hồng Thanh giải thích, nếu lợi nhuận thu được để tái đầu tư cho trường thì không phải đóng thuế. Còn nếu dùng để chia cổ đông thì phải đóng thuế. Điều này sẽ tạo nên cạnh tranh giữa trường tư thục và trường ngoài công lập. Xã hội cũng giám sát được việc nhà trường dùng bao nhiêu lợi nhuận để tái đầu tư. Đây là bảo đảm sự công bằng giữa các nhà đầu tư, thực hiện tốt chủ trương XHH GDĐH.

Ông Ngô Kim Khôi cho biết, một thay đổi trong tuyển sinh tới đây khi Luật được thông qua sẽ không thực hiện tuyển sinh như hiện nay. Khi đó tuyển sinh chỉ còn thi và xét tuyển. những ĐH được giao tự chủ, đủ năng năng lực sẽ được tự tổ chức tuyển sinh. Trước mắt, Bộ sẽ nghiên cứu điều chỉnh 3 chung trong các năm tới nhằm bảo đảm chất lượng đầu vào của các trường.

Theo kế hoạch, ngày 2/11 Chính phủ sẽ trình dự thảo Luật Giáo dục ĐH để Quốc hội cho ý kiến.

  • Kiều Oanh
Những chuyện cốt tử của giáo dục đại học
Cứ hai tuần, lại có một trường đại học hoặc cao đẳng ra đời. Dư luận còn phàn nàn về việc phát triển quy mô kèm theo sự tuỳ tiện trong tổ chức đào tạo, sự sa sút nghiêm trọng của chất lượng giáo dục thường xuyên.<br />
 
Thuốc giải cho nền giáo dục Đại học Việt
Trước những bất cập ngày một gia tăng, có lẽ đã đến lúc phải phân tầng ĐH - phân định rõ ĐH nghiên cứu và ĐH đại chúng để khâu quản sát với thực tế các trường hơn.
 
Được gì từ nền giáo dục thừa đại học?
Mùa tuyển sinh năm 2011 đã khép lại với thực tế: nhiều trường không tuyển đủ sinh viên, nhiều ngành học đóng cửa. Các chuyên gia nhận định đây là hệ quả của một thị trường giáo dục ĐH đang hỗn độn.