Phiên tòa sơ thẩm chiều qua xét xử các bị cáo liên quan đến sự cố chạy thận, chủ tọa truy hỏi nguyên Giám đốc BV về nguyên nhân bệnh nhân tử vong là sốc phản vệ hay nguyên nhân gì.

Nguyên Giám đốc Trương Quý Dương trình bày: Có rất nhiều nguyên nhân nên chưa dám khẳng định nguyên nhân chính là gì. Sau đó, hàng loạt các bệnh nhân cùng chung tình trạng nên khi đó mới nhận định là dị ứng. Nếu được thông tin là sốc phản vệ thì BV đã có hướng xử lý gấp rút hơn chứ không để chậm trễ như vậy. 

{keywords}
Nguyên Giám đốc BV đa khoa tỉnh Hòa Bình Trương Quý Dương và bác sỹ Hoàng Công Lương (ngồi)

Khi xảy ra sự cố, bị cáo có vai trò lãnh đạo chung thì chỉ có thể hỗ trợ bằng cách huy động thêm nhân lực, vật lực, điều thêm xe cấp cứu... chứ không thể tham gia sâu về chuyên môn nghiệp vụ.

Theo bị cáo Dương, trong bối cảnh như vậy, để tổ chức một buổi họp hay hội chẩn là không thể. Việc chạy thận đã được ngừng từ lúc BS Khiếu báo cáo sự việc, còn bệnh nhân nào tử vong vào ngày giờ nào thì bị cáo không thể biết được.

Về vai trò của BS Hoàng Đình Khiếu, nguyên Phó giám đốc, Trưởng khoa Hồi sức tích cực, bị cáo Dương nhận xét: BS Khiếu là người có chuyên môn nghiệp vụ tốt, được tôn vinh là Thầy thuốc nhân dân.

Tòa truy căn cứ pháp lý thành lập đơn nguyên chạy thận

Chủ tọa thẩm vấn: Về việc thành lập đơn nguyên thận, căn cứ pháp lý và cơ sở thành lập?

- Bị cáo Dương trả lời: Về thủ tục pháp lý cơ bản đủ điều kiện cần. Ví dụ, lọc thận nhân tạo căn cứ theo quy chế tiêu chuẩn của Bộ Y tế. Sau đó, BV có công văn đề nghị Sở Y tế cho phép thực hiện thủ thuật chạy thận nhân tạo. Thứ hai, theo chủ trương giảm tải cho các BV tuyến trên... 

{keywords}
Bị cáo Trương Quý Dương (người đeo thẻ) đến tòa chiều 14/1

Về cơ sở thực tiễn, nhu cầu của người bệnh tăng lên hàng năm; nhu cầu phát triển về mặt chuyên môn của bệnh viện. BV đang có 13 - 14.000 thủ thuật y khoa; năng lực của cán bộ chuyên môn đủ đáp ứng, ngoài ra, BV còn cử BS Khiếu, BS Tình đi học hỏi, tham quan nhiều đơn vị...

BV có được phân tuyến để chạy thận nhân tạo hay không?" - Chủ tọa hỏi.

- Bị cáo Dương: Kỹ thuật này được cho phép hoạt động. Tên gọi có thể khác nhau, có nơi gọi khoa, buồng hay đơn nguyên. Đó chỉ là tên gọi. Hòa Bình có quy định như thế này, đây là một bộ phận của Khoa Điều trị tích cực nên được gọi là "đơn nguyên thận".

Khi thành lập bộ phận này, thẩm quyền có phải của BV không?

- Thuộc thẩm quyền của bị cáo theo phân cấp quản lý. Chỉ khi nào BV thành lập khoa phòng mới mới phải xin ý kiến của Sở. Đơn nguyên này là bộ phận thuộc khoa, do đặc thù nên mới phải cần ý kiến của bị cáo, còn không thì các khoa, phòng có thể tự quyết. 

{keywords}
Nguyên PGĐ BVĐK Hòa Bình Hoàng Đình Khiếu đứng trước bục thẩm vấn

Về mặt lý thuyết, việc ra QĐ thành lập đơn nguyên có thể có có thể không cần đến ý kiến của GĐ. Đề án 1816 cần thiết phải có người phụ trách làm đầu mối để BV Bạch Mai còn quản lý (do BV Bạch Mai là đơn vị chuyển giao, liên kết). Về cơ bản thì đơn nguyên này đáp ứng được yêu cầu.

Chủ tọa truy xét: Vậy cái không cơ bản chưa đáp ứng được là cái gì?, bị cáo nói: “Vì chưa đủ tiêu chuẩn về con người, cơ sở vật chất kỹ thuật, máy móc nên mới để ở mức đơn nguyên, nếu đủ điều kiện đáp ứng thì đã cho thành lập khoa.

Bị cáo Dương cũng cho biết, trong quy chế, khoa lọc máu không có chức danh kỹ thuật viên lọc máu, mà đó chỉ là nhiệm vụ của kỹ thuật viên. Phải tách bạch, vai trò của kỹ sư là làm nhiệm vụ vận hành thiết bị.

Hàng năm BV mời/thuê nhiều kỹ sư của nhiều hãng thiết bị về để vận hành, bổ túc kỹ thuật cho cán bộ, bác sỹ. Ngoài các bác sỹ chính thì Đơn nguyên chạy thận của BV có 23 điều dưỡng viên được đào tạo kỹ thuật lọc máu, đáp ứng được cơ bản nhu cầu về nhân sự. 

{keywords}
Bị cáo Hoàng Công Lương ngồi một mình ở dãy ghế phía trên. Đằng sau là 3 cựu lãnh đạo BV

Tòa hỏi bị cáo Hoàng Đình Khiếu về quyền hạn của Phó giám đốc tại BV, bị cáo Khiếu cho biết, trên thực tế chỉ giúp việc, khi được ủy quyền thì bị cáo mới được làm, các phòng ban thì phụ trách lĩnh vực y khoa.

Khi có vấn đề bất cập trong BV thì điều dưỡng trưởng, chủ nghiệm khoa và ban giám đốc đều nắm bắt được. Đối với việc kiêm nhiệm Trưởng khoa Hồi sức Tích cực, việc điều hành khoa mỗi ngày bị cáo điều tiết các trưởng phó phòng chứ phó giám đốc cũng có những việc khác. Bị cáo Khiếu khẳng định vai trò của mình trong khoa là quản lý còn việc thường ngày thực hiện giao cho các bác sĩ.

Bị cáo Khiếu cũng cho biết, không được đào tạo về chuyên môn lọc máu, không được cấp chứng chỉ lọc máu. Tuy nhiên, chỉ ít phút trước đó bị cáo Dương cho biết, bị cáo Khiếu và BS Lương, BS Hoàng Công Tình cùng được cử đi học lọc máu được cấp chứng chỉ ở BV Bạch Mai.

Vụ chạy thận 9 người chết: Cựu giám đốc bệnh viện đau đớn trước tòa

Vụ chạy thận 9 người chết: Cựu giám đốc bệnh viện đau đớn trước tòa

Là bị cáo đầu tiên được xét hỏi, nguyên GĐ BVĐK Hòa Bình Trương Quý Dương nói “Đau” khi được hỏi về cảm nhận trước vụ việc.

Thái Bình