Nằm ở phía Tây tỉnh Hà Giang, là địa bàn vùng cao, biên giới, có đông dân tộc thiểu số cùng sinh sống, huyện xác định, văn hóa truyền thống các dân tộc có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của nhân dân, gắn kết chặt chẽ cộng đồng và là động lực, mục tiêu phát triển của xã hội. Do đó, việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc luôn được đặc biệt quan tâm.
Hiện ở Quang Bình có trên 65 nghìn người với 12 dân tộc cùng sinh sống. Chiếm 23,26% tổng dân số trong địa bàn, dân tộc Dao định cư ở Hà Giang lâu đời và sống thành làng bản nên người bà con vẫn giữ được bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mình, thông qua tiếng nói, trang phục, lễ hội truyền thống, tập quán tín ngưỡng.
Là địa bàn vùng cao, biên giới, có đông dân tộc thiểu số cùng sinh sống, huyện xác định, văn hóa truyền thống các dân tộc có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của nhân dân, gắn kết chặt chẽ cộng đồng và là động lực, mục tiêu phát triển của xã hội. Do đó, việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc luôn được đặc biệt quan tâm.
Đơn cử, cuối tháng 7 vừa qua, phòng Văn hoá và Thông tin huyện Quang Bình (Hà Giang) phối hợp với UBND xã Hương Sơn đã xây dựng câu lạc bộ sinh hoạt văn hóa dân gian dân tộc Dao thôn Sơn Trung, xã Hương Sơn.
Mục tiêu câu lạc bộ hướng đến là bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống, tạo môi trường văn hóa, không gian văn hóa phù hợp để đồng bào các dân tộc thường xuyên được giao lưu, trình diễn văn hóa truyền thống trong các ngày hội, liên hoan, giao lưu văn hóa trong các cộng đồng dân tộc với nhau.
Câu lạc bộ gồm có 01 nghệ nhân và 01 báo cáo viên do huyện trưng tập và 25 học viên người Dao sinh sống tại thôn Sơn Trung, xã Hương Sơn, lớp truyền dạy được chia làm 02 nhóm: Nhóm thực hành hát dân ca và nhóm thực hành dân vũ. Nội dung truyền dạy bao gồm: Thực hành dân ca Dao thông qua các làn điệu hát giao duyên, hát chào khách, hát ngày hội, hát ru... Thực hành dân vũ hướng dẫn kỹ thuật một số điệu múa của người Dao thông qua các bài múa chũm chọe, múa ngày hội, múa cấp sắc, múa rừng thiêng dân tộc, múa ngày hội bản Dao...
Sau 05 ngày tổ chức lớp học với tinh thần trách nhiệm cao, lòng nhiệt huyết truyền dạy của báo cáo viên, nghệ nhân, học viên đã được tiếp thu các làn điệu dân ca, điệu múa của người Dao với 06 bài hát, 04 bài múa; văn hóa dân gian truyền thống của người Dao được các học viên tiếp thu một cách nghiêm túc, hiệu quả. Sau khi kết thúc lớp truyền dạy các học viên có thể thực hành thuần thục các kiến thúc đã được tiếp thu. Đây là cơ sở để thành lập và duy trì hoạt động của Câu lạc bộ, các tiết mục này sẽ được biểu diễn phục vụ nhân dân các dân tộc trong thôn và trên địa bàn xã nhân dịp chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, nhiệm vụ chính trị của địa phương.
Theo lãnh đạo huyện Quang Bình cho hay, trước sự giao thoa văn hóa hiện nay, để văn hoá truyền thống của đồng bào không bị thất truyền, mai một, huyện Quang Bình tiếp tục lãnh, chỉ đạo các cấp ủy, chính quyền thực hiện bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc và phải coi đây là nhiệm vụ thường xuyên. Đồng thời, ngành chuyên môn tổ chức khảo sát, thống kê, phân loại những giá trị của các loại hình văn hóa vật thể, phi vật thể để có kế hoạch bảo tồn theo từng năm. Cùng với việc truyền dạy văn hóa cho thế hệ trẻ trong trường học, công tác biên soạn sách, tài liệu văn hoá truyền thống dân tộc cũng được quan tâm.
Hiện nay, huyện định hướng phát triển du lịch trải nghiệm, tạo ra các sản phẩm đặc trưng của mỗi vùng, mỗi dân tộc để thu hút khách du lịch.