Có vô vàn hồ nước tại Nga và các nước trong cộng đồng độc lập gắn liền với những lời đồn thổi và giai thoại kỳ bí liên quan tới tôn giáo. Một số trở thành nơi linh thiêng của người Cơ đốc, số khác thì được người dân địa phương thờ cúng từ thời xa xưa như là nơi hành lễ và các nghi thức khác.
Bức họa Thị trấn vô hình ở Kitezh (năm 1913) của tác giả Konstantin Gorbatov |
Thời kỳ tiếp theo, khi Batu Khan (tức Bạt Đô - cháu nội của Thành Cát Tư Hãn) xâm lược nước Nga, một tù nhân ở địa phương đã không chịu được đòn roi tra tấn, đã chỉ cho quân Tatar-Mông Cổ các lối đi bí mật đến thị trấn Kitezh. Nhưng người dân địa phương đã cầu nguyện, và thị trấn đã chìm xuống đáy hồ, cùng với ngựa và các nhà thờ. Một giai thoại khác thì nói rằng Kitezh đã chìm dưới nước từ thời ly khai.
Tới nay, người dân địa phương và các du khách tới thăm khu vực này đều quả quyết rằng đôi khi, họ vẫn nghe thấy tiếng chuông nhà thờ vọng lên từ dưới đáy hồ. Có lúc có người còn nói rằng họ nhìn thấy hoa văn của một nhà thờ phản chiếu qua làn nước. Nhiều người còn nói rằng nước trong hồ Svetloyar còn có khả năng chữa bệnh.
Các nhà nghiên cứu đã đi tìm thị trấn dưới nước ở Kitezh mà truyền thuyết vẫn gọi là “Shambhala Nga” ("Shambhala" có nghĩa là vương quốc kỳ bí) , nhưng không có kết quả gì. Có vẻ như chỉ có rất ít người nhìn thấy được thị trấn này.
Tại các hồ nước khác ở Nga cũng có những câu chuyện tương tự như vậy. Chẳng hạn như hồ Svyatovskoe ở vùng Tambov vốn hình thành nhờ nước mưa. Họ nói rằng hồ này không có đáy (vì khi thả dây cùng với vật nặng xuống hồ thì không bao giờ chạm tới tận cùng). Có rất nhiều người đánh cá đã bỏ xác tại đây. Một nhà thờ đã bị chìm xuống hồ, và giờ đôi khi mọi người vẫn có thể nghe thấy tiếng chuông vọng lên dưới mặt nước.
Giai thoại kỳ bí về các nhà thờ bị chìm dưới nước còn được kể lại ở hồ Svetloye gần Zhukovka (Vùng Bryansk). Từ dưới đáy hồ, nhiều lần mọi người nhìn thấy một luồng ánh sáng lạ lóe lên.
Ở Belarus cũng có một hồ nước chứa đầy kỳ bí, đó là hồ Grebenitskoe ở Vitebsk. Vào ngày 28/5/2004, một nhóm người trẻ tuổi từ làng Liozno đã liên hoan tại ven hồ và chụp hình. Không có điều gì bất thường xảy ra, nhưng khi ảnh chụp được rửa, ở một số tấm hình, người ta có thể nhìn thấy rõ đường nét của một ngôi nhà thờ với một vật như thể biểu tượng gì đó.
Tuy nhiên, quanh khu vực hồ không có bất kỳ nhà thờ nào cả. Các bức ảnh này đã được chuyển tới tay một của một giáo viên lịch sử ở một trường học trong vùng. Giáo viên này đã tới Minsk để đưa các bức ảnh này cho các nhà nghiên cứu. Nhưng các nhà khoa học cũng không thể giải thích được hiện tượng trên. Các thầy tu đã gọi đó là “điều huyền diệu của Chúa”.
Sau khi hiện tượng kỳ lạ này lan ra, các nhà báo đã đổ xô tới hồ. Tuy nhiên, hầu như tất cả bọn họ đều gặp trục trặc với các thiết bị máy móc tại đây. Các trường hợp phổ biến khi nghiên cứu hiện tượng kỳ lạ này có thể được giải thích là do tại khu vực này có bức xạ điện từ quá lớn.
Nhưng nhà thờ kỳ bí trong các tấm ảnh trên có ý nghĩa là gì? Tại khu vực này, từng có một sự tích về ngôi nhà thờ xưa kia bị rơi vào lòng đất. Nhà thờ này cách hồ 7km về phía bắc. Người dân kể lại rằng nhà thờ này bị rơi ngay trong lúc đang tiến hành lễ, cùng với những người cầu nguyện. Sau này, có lúc nó trồi lại lên mặt đất. Một hôm, một cậu bé chăn cừu đã dẫm chân phải một hình chóp nhọn và bị thương ở chân. Những người nông dân sau đó đã cố gắng đào xới khu vực này lên, nhưng ngay khi họ nhìn thấy chóp của nhà thờ, nó lập tức lại rơi xuống lòng đất kéo theo cả những người nông dân đó.
Tuy nhiên, cho tới giờ vẫn chưa ai giải thích được hình ảnh kỳ bí mà họ nhìn thấy được trên hồ. Cũng không loại trừ khả năng rằng những hình ảnh đó có thể được “phát ra” từ khoảng cách rất xa.
Ở ven bờ hồ Saint (vùng Arkhangelsk) có các cây thánh giá Orthodox bằng gỗ được người dân quấn nhiều mảnh vải quanh đó. Người ta tin rằng nếu như mỗi mảnh vải được quấn lên cây thánh giá cùng với một điều ước, điều ước đó sẽ trở thành hiện thực.
Tại khu tự trị Khanty-Mansi, có một hồ nước mà nhiều người cho rằng ở đó có một con rắn thiêng khổng lồ đáng sợ. Vào ngày nắng, vẩy của con rắn này lấp lánh trong ánh nắng mặt trời. Cho tới nay, những người Mansi vẫn tiến hành các nghi lễ tôn giáo trên hồ.
- Lê Thu (theo Pravda)