Bộ phim tài liệu “Half-Life: Alyx - Final Hours” của Geoff Keighley được mô tả là “trải nghiệm đa phương tiện 25,000 từ” vén bức màn bí ẩn về Valve - một trong những nhà phát triển nổi tiếng và cũng bí ẩn nhất lịch sử ngành công nghiệp game.
“Half-Life: Alyx - Final Hours” đang được bán với giá 9.99 USD trên Steam
Nó đã giúp người xem có thêm nhiều thông tin chưa từng được công bố, bao gồm một loạt những dự án tiềm năng, đầy tham vọng từng bị Valve hủy bỏ trong quá khứ. Trong đó không thể không kể tới một tựa game hành động nhập vai với nhân vật chính là Axe.
Theo “Half-Life: Alyx - Final Hours”, dự án này đã được Valve đem ra thảo luận từ năm 2013. Nó được lấy cảm hứng từ một loạt những tựa game nổi danh cùng thể loại gồm Monster Hunter, Elder Scrolls cùng series Dark Souls.
“Mọi người muốn tạo ra một tựa game RPG trứ danh bằng cách bổ sung những trải nghiệm nhỏ cùng các tính năng đặc sắc theo thời gian”, Tejeev Kohli, một thành viên trong đội ngũ phát triển, giải thích.
Nhưng do không tìm được tiếng nói chung đã khiến cho dự án này chưa bao giờ có cơ hội được hiện thực hóa.
Vậy điều gì đã xảy ra với tựa game RPG “ăn theo” Dota 2?
Các công ty phát triển tầm cỡ thường thảo luận kỹ càng để tìm ra những hướng đi, concept mới trong cách làm game và có thể vứt xó tất cả ý tưởng. Điều này đã xảy ra với tựa game lấy Axe làm nhân vật chính khi nó không thể qua bước tiền kỳ trong khi Valve đã dồn nguồn lực sang dự án Half-Life: Alyx.
Được mô tả là một tựa game đi trước thời đại ở thời điểm năm 2013, nhưng việc tựa game RPG chưa được đặt tên không thể thành hình cũng là điều dễ hiểu trong ngành công nghiệp.
Trong quá khứ, nhiều tựa game spin-off (tạm dịch “ăn theo”) các thương hiệu esports đình đám khác cũng có hoàn cảnh tương tự. Một trong những ví dụ tiêu biểu nhất là tựa game bắn súng góc nhìn thứ nhất (FPS) mang chủ đề Starcraft cũng đã bị xóa sổ để Blizzard dành nhiều tài nguyên hơn cho dự án Overwatch 2.
Nói vậy không có nghĩa là Dota 2 không có spin-off. Từ khi có mặt trên thị trường vào năm 2013, tựa game MOBA số một của Valve đã có hai sản phẩm “đàn em” là Artifact (trading-card game) và Dota Underlords (autobattler).
Đáng buồn là Artifact đã trở thành một thảm họa từ khi ra mắt vào cuối tháng 11/2018. Dù được Valve hết lời tang bốc nhưng nó đã nhanh chóng biến thành “dead game” chỉ sau vài tuần và hiện tại đang phải chờ đợi hoàn tất đợt reboot để níu giữ cơ hội hồi sinh.
Trong khi đó, Dota Underlords lại là phiên bản độc lập của Valve dựa trên bản mod “ăn khách” Dota Auto Chess của Drodo Studio. Phiên bản chính thức đã đến tay người chơi toàn cầu vào cuối tháng 02 vừa qua, Dota Underlords đang tỏ ra lép vế so với những đối thủ cùng thể loại là Auto Chess của Drodo Studio và Teamfight Tactics của Riot Games.
Dù chưa thể tạo ra một Dota 2 spin-off thành công ở thời điểm hiện tại, nhưng có thể Valve đã đúc rút đủ kinh nghiệm đễ sẵn sàng sửa sai trong tương lai gần?!
None (Theo Win.gg)