Treo tranh ngày tết vừa để trang hoàng nhà cửa lộng lẫy hơn, sạch đẹp hơn để đón chào một năm mới với nhiều thành công hơn nữa. Treo tranh ngày Tết cũng tương tự như treo câu đối đỏ bởi tranh trong phong thủy mang nhiều ý nghĩa khác nhau, tùy thuộc vào ý nghĩa của các họa tiết trên tranh nhưng chủ yếu tranh chọn treo và dịp tết thường là những loại tramh xuân, đem lại không gian năm mới và một số bức tranh có khả năng chốn tà mà và quỹ giữ.

{keywords}
Tranh tết đang là xu hướng lựa chọn của mọi gia đình, thể hiện nét tâm linh, ấm cúng, hạnh phúc, tài lộc cho cả năm làm việc vất vả. Ảnh: Bộ tranh Bốn mùa.

Treo tranh đã trở thành một mỹ tục của dân tộc và Tú Xương đã từng viết :

“Đì đẹt ngoài sân tràng pháo Chuột

Om sòm trên vách bức tranh gà”.

Cho dù đã trải qua một năm khó khăn hay thuận lợi, cho dù gặp nhiều may mắn hay không thì cứ dịp tết, mỗi nhà đều chọn lấy cho mình một bức tranh hợp vơi ý thích, quan niệm và ý nghĩa mà treo trong.

Các loại tranh treo ngày Tết không theo một quy luật nào cả, chỉ miễn sao phù hợp với mong muốn của gia chủ là được.

Những bức tranh treo ngày Tết rất đa dạng, muôn hình muôn vẻ tùy thuộc phong tục địa phương, địa vị, phẩm hàm trong xã hội của chủ nhân mà thú chơi cũng có ít nhiều khác nhau, tuy nhiên dù giàu có hay nghèo khó mỗi dịp Tết đến xuân về mọi gia đình người Việt thường có những bộ tranh dân gian trong nhà để đón năm mới. Nó là một phần không thể thiếu trong không gian của ngày Tết cổ truyền xưa kia. Tranh Tết là một phần hồn Việt trong lành, nhân hậu. Màu sắc rực rỡ trong những bức tranh Tết khơi gợi cảm giác mới mẻ, ấm cúng, rộn rã sắc xuân trong mỗi gia đình, đồng thời tranh Tết cũng là nơi lưu giữ những giá trị tâm linh sâu sắc của người Việt và chính thế nó là một phần không thể thiếu trong không gian của ngày Tết cổ truyền xưa.

Trước kia, tranh Tết là những bức tranh dân gian khổ nhỏ, với hình ảnh các con giáp đem theo ước vọng ngày xuân. Một số đề tài được ưa chuộng trong dịp Tết như: tranh ''Mẹ con đàn gà'' và ''Mẹ con đàn lợn'' thể hiện cảnh sinh hoạt dân dã, với ước vọng gia đình đông vui, hòa thuận, khát vọng sung túc cả năm. Tranh ''Vinh Hoa,'' ''Phú Quý'' với cậu bé mũm mĩm ôm gà, ôm vịt tượng trưng cho điềm phúc. Tranh ''Tố nữ'' thể hiện vẻ đẹp dịu dàng, mới mẻ và thân thuộc giữa con người với thiên nhiên. Tranh ''Tứ quý'' thể hiện ước vọng bốn mùa Xuân - Hạ - Thu - Đông luôn tràn ngập âm thanh vui tươi… Với sắc màu rực rỡ, đường nét độc đáo, tranh Tết không chỉ mang lời chúc Năm mới hòa hợp thịnh vượng mà đó còn là một phong tục cổ truyền đẹp.

Những năm gần đây, trào lưu chơ tranh ngày Tết dần trở lại và được giới họa sỹ đương đại nhiệt tình hưởng ứng. Theo họa sỹ Thành Chương, ngày nay, các họa sỹ vẽ tranh tết với lực lượng ngày một đông đảo, các tranh không chỉ mang tính chất chơi bời mà được xây dựng thành những tác phẩm với đề tài là tranh con giống cho mỗi năm. Cũng vì thế mà các mảng tranh nghệ thuật của các họa sỹ về đề tài con giáp mỗi độ xuân về trở thành một mảng đề tài với phong cách đa dạng phong phú, chất lượng nghệ thuật cao.

Tranh Tết giờ đây không bó hẹp với các dòng tranh dân gian truyền thống mà được đón nhận dưới góc nhìn cởi mở hơn, hiện đại hơn. Ngoài những bức tranh dân gian theo lối vẽ và chất liệu truyền thống còn xuất hiện tranh Tết có chất liệu đa dạng như: tranh chạm khắc gỗ, tranh đá quý,  tranh gốm sứ, tranh đồng, tranh thêu, tranh khảm trai… Bên cạnh đó còn là những tác phẩm hội họa, mang đậm dấu ấn cá nhân. Tuy hình thức, chất liệu có thể đổi mới, nhưng vẫn dựa trên những đề tài của tranh dân gian xưa và hàm chứa quan niệm sống, có mục đích giáo dục ngay từ đầu năm mới, như rèn đức, luyện tài, tích phúc, để đức cho con cháu đời sau.

Thú chơi tranh Tết dù là tranh dân gian hay tranh hiện đại đều thể hiện sự ngưỡng vọng của con người trước cái đẹp cùng những ước vọng cho một năm mới tốt lành. Trong xã hội hiện đại, các họa sỹ vẫn hướng tác phẩm của mình với ý nghĩa làm sống lại thú chơi tranh ngày Tết. Hy vọng rằng, thú chơi tao nhã này sẽ mãi là một nét đẹp văn hóa quý báu, xứng đáng được tôn vinh, đồng thời bảo tồn và phát huy cho muôn đời sau.

Nguyễn Liên

Ảnh: Bạt Tuấn