Mỗi cây cảnh trong khuôn viên tòa lâu đài đều có giá trị hàng tỉ đồng, trong đó có cây giá trị cao lên đến hơn 1 triệu USD.
Không chỉ mang vẻ đẹp hoành tráng, sang trọng của dòng kiến trúc châu Âu cổ điển. Tòa lâu đài Tổng Hải Sơn còn trở lên hoàn mỹ, trọn vẹn hơn khi có một khuôn viên sân vườn bề thế, độc đáo với nhiều loại cây cảnh quý hiếm.
Mỗi cây cảnh trong khuôn viên tòa lâu đài đều có giá trị hàng tỉ đồng, trong đó có cây giá trị cao lên đến hơn 1 triệu USD. Điều này không chỉ nói lên độ sang giàu của chủ nhân khu dinh thự mà còn thấy được tầm quan trọng của khuôn viên sân vườn đối với gia chủ.
Tòa lâu đài Tổng Hải Sơn hiện nay bởi hệ thống sân vườn, cây cảnh cổ thụ được tọa lạc trên khuôn viên đất rộng 2.700 m2. Chính vì sự kết hợp giữa 3 yếu tố: kiến trúc, nội thất và cảnh quan sân vườn đã tạo nên được nét độc đáo của tòa lâu đài hàng đầu Việt Nam.
Theo quan niệm phong thủy của người Phương Đông, số 2 + 7 = 9 là con số đẹp, tượng trưng cho sự viên mãn, tròn đầy, thịnh vượng. Cho nên dù sở hữu đến 4.400 m2 nhưng gia chủ vẫn quyết định quy hoạch lại khuôn viên đất công trình còn 2.700 m2, bởi số 4 không phải là số đẹp. Diện tích đất còn lại được sử dụng cho xây dựng đường lớn bao xung quanh khuôn viên tòa lâu đài.
Với 4 mặt tiền, công trình nằm tại km số 0 tại trung tâm thành phố Phủ Lý và tọa lạc bên cạnh dòng sông Đáy, đây có thể nói là một trong những khuôn viên đất đẹp nhất tại thành phố Phủ Lý (Hà Nam).
Gia chủ tâm niệm rằng: " Nhiều người có thể làm được những tòa lâu đài to hơn, rộng hơn, nội thất có thể nhiều tiền hơn tôi nhưng riêng về cây cảnh và không gian sân vườn ở lâu đài Tổng Hải Sơn thì không ai có thể có được. Bởi lẽ, một tòa lâu đài có thể xây dựng trong 5 - 10 năm là hoàn thiện, nhưng cây cảnh có giá trị quý hiếm thì phải mất đến hàng trăm năm mới có thể có được".
Cũng vì thế mà toàn bộ cây cảnh trong lâu đài Tổng Hải Sơn đều được tuyển chọn vô cùng kỹ lưỡng, là những loại cây quý hiếm có giá trị cao. Phần lớn cây cảnh trong khuôn viên lâu đài đều có gia phả, được truyền thừa qua nhiều thế hệ khác nhau. Có nhiều cây được trồng trong khuôn viên gia đình hoàng tộc, vua chúa. Trải qua hàng trăm năm, truyền thừa qua bao thế hệ cha ông, con cháu, mang nhiều ý nghĩa về lịch sử, dân tộc.
Hệ thống cây cảnh này còn được chăm sóc bởi bàn tay của những người yêu cây cảnh thực sự qua nhiều thế hệ khác nhau, không chỉ đẹp về thẩm mỹ mà còn có giá trị cao về lịch sử.
Mỗi cây cảnh trong khuôn viên lâu đài Tổng Hải Sơn đều có sự độc đáo, cái đẹp riêng, thế riêng. Mặt khác, khuôn viên cây cảnh trong tòa lâu đài rất hợp mệnh, hợp phong thủy với gia chủ và mỗi cây đều có ý nghĩa rất tốt đẹp, đem lại nhiều may mắn, tài lộc.
Tùng La Hán là loài cây mang ý nghĩa của sự vững bền trong sự nghiệp và cuộc sống, đại diện cho chữ Thọ, mang theo tâm ý cầu nguyện cho gia chủ và người thân sống thọ trăm tuổi. |
Cây Lộc Vừng là loại cây nằm trong bộ tam đa sinh vật cảnh (gồm có Cây Vạn Thiên Tuế ứng với Thọ, Cây Lộc Vừng ứng với Lộc và Cây Sung ứng với Sung túc). Theo phong thủy, cây Lộc Vừng thường biểu trưng và mang lại sự tài lộc và may mắn cho gia chủ. Phân tích theo tên của cây thì Lộc ứng với tài lộc, Vừng ngụ ý tuy nhỏ nhưng có rất nhiều. Cộng với hoa của cây thường có màu đỏ sặc sỡ rất đẹp là biểu tượng cho sự thịnh vượng, phát tài phát lộc giống như hạt vừng, tuy nhỏ nhưng đẹp và rất nhiều. Thêm nữa là nó thường đem lại sự bình yên và phát triển về khía cạnh kinh tế cho gia chủ. Cây sung thế Cây sung thế cũng là một trong bộ tam đa sinh vật cảnh, ứng với sự sung túc, đủ đầy, viên mãn. Cây đa, cây đề cảnh là biểu tượng cho sự trường tồn, sức sống dẻo dai. Nó còn có nghĩa là sự che chở, mang lại bình an cho gia đình.
Cây đa, cây đề là giá trị biểu tượng cho sự vừa hiện hữu, vừa tiềm ẩn, huyền bí, vừa mang hơi thở cuộc sống, vừa mang đậm yếu tố tâm linh.
Cây tùng, cây bách: bách trong từ cây bách đồng âm với “bách” (một trăm), mang đến sự cát tường như ý. Cây ùng cũng mang ý nghĩa là sự cát tường, tốt đẹp.
|
(Theo Trithuctre)