Vừa qua, các bác sĩ ở Cameroon, phía tây châu Phi, đã báo cáo trường hợp của cậu bé ở Phân khu Menchum ở phía tây bắc của đất nước bị đau dạ dày, nôn mửa, bụng sưng to và táo bón nặng đã kéo dài nửa năm.
Cha cậu bé nói rằng tuy con trai bị táo bón đã lâu nhưng vì hoàn cảnh khó khăn, ông không có đủ khả năng để đưa bé đến bệnh viện, chi nhánh gần nhất cũng cách nhà gần 80km.
Các bác sĩ gắp ra cả chậu giun sống đang bò lúc nhúc từ ruột cậu bé 4 tuổi |
Qua hình ảnh chụp X-quang dạ dày, các bác sĩ nhìn thấy trọng bụng cậu bé chứa một lượng giun lớn. Họ chẩn đoán bé bị nhiễm giun đũa ký sinh ở ruột non.
Sau khi lập phác đồ điều trị, các bác sĩ tiến hành phẫu thuật. Họ đã gắp ra một chậu đầy những con giun sống đang bò lúc nhúc. “Bệnh nhi 4 tuổi của chúng tôi được báo cáo là chưa bao giờ bị tẩy giun kể từ khi sinh ra", các bác sĩ chia sẻ.
Cuộc phẫu thuật đã diễn ra tốt đẹp, cậu bé đã được xuất viện sau 7 ngày và được kê thuốc uống để tăng sức đề kháng, chống lại sự lây nhiễm trở lại.
Qua trường hợp này, các bác sĩ muốn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tẩy giun định kỳ (sáu tháng một lần hoặc ít nhất là hàng năm) để loại bỏ giun trưởng thành và trứng của chúng ra khỏi ruột, ngăn ngừa sự xuất hiện của các biến chứng mãn tính đe dọa tính mạng. Nếu những con giun không được loại bỏ, chúng có thể dẫn đến suy dinh dưỡng, các vấn đề tăng trưởng thể chất, trí nhớ và kỹ năng suy nghĩ kém, họ nói.
Bệnh giun đũa ký sinh là gì?
Theo Trung tâm phòng chống dịch bệnh, bệnh giun đũa là một bệnh nhiễm giun ký sinh ảnh hưởng đến con người và là một trong những bệnh phổ biến nhất trên thế giới.
Từ 800 triệu đến 1,2 tỷ người trên toàn thế giới bị nhiễm giun ký sinh, lây lan qua trứng trong phân người. Hầu hết các trường hợp là ở các quốc gia nghèo và đang phát triển nơi vệ sinh công cộng, thực phẩm và đất có thể bị ô nhiễm chất thải của con người.
Hình minh họa chu trình tái nhiễm của giun giữa môi trường xung quanh |
Trứng giun có thể lây truyền nếu con người đi đại tiện ra ngoài - khoảng 1/8 dân số thế giới làm điều này - hoặc nếu phân người được sử dụng làm phân bón cho cây trồng. Trứng sau đó có thể trưởng thành thành giun trong cơ thể và sống trong hệ thống tiêu hóa, nơi chúng ăn thức ăn mọi người ăn.
Nhiễm trùng xấu có thể gây tắc nghẽn trong ruột có thể dẫn đến táo bón nghiêm trọng, suy dinh dưỡng và các vấn đề tăng trưởng ở trẻ em vì các chất dinh dưỡng bị đánh cắp bởi ký sinh trùng.
Các triệu chứng của bệnh có thể bao gồm táo bón, nôn mửa, cảm thấy ốm và đau bụng.
An An (Theo Daily Mail)
Bé 3 tuổi nôn ra giun, bác sĩ tròn mắt gắp thêm gần 0,5kg giun trong bụng
- Bé trai ở Thái Nguyên thường xuyên đau bụng quặn từng cơn, siêu âm bác sĩ phát hiện nhiều búi giun chèn kín lòng ruột non, đại tràng gây tắc.