TUYẾN BÀI

Học sinh không mặn mà vào đại học, đổ xô xuất khẩu lao động

Nhiều năm gần đây, ở các làng quê Nghệ An, Hà Tĩnh, học sinh có xu hướng học THPT chỉ để lấy tấm bằng tốt nghiệp, sau đó rẽ hướng ra nước ngoài du học nghề, xuất khẩu lao động. Trong đó, nhiều học sinh giỏi, thậm chí đỗ những trường đại học danh giá vẫn quyết định rẽ hướng. Sức hút đồng tiền đã khiến số lượng học sinh học đại học giảm, thậm chí có làng xã, nhiều năm liền không có sinh viên đại học.

'Tốt nghiệp ĐH, tôi đang làm thuê cho giám đốc từng đi xuất khẩu lao động'

Trong hàng trăm ý kiến gửi về VietNamNet, độc giả Phạm Văn Quang chia sẻ quan điểm cá nhân bằng câu chuyện của chính mình. Anh kể: "Công ty tôi có 200 nhân viên, được thành lập bởi một người đi xuất khẩu lao động về...".

Học sinh từ chối đại học đi xuất khẩu lao động: Sự lựa chọn tất yếu hay đớn đau?

Hiền tài là nguyên khí của quốc gia. Những học sinh giỏi hay đã trúng tuyển ĐH vẫn chọn con đường đi xuất khẩu lao động là một nguy cơ cho nền kinh tế trí thức, nhất là trong bối cảnh đất nước đang mạnh mẽ tiến vào cuộc cách mạng 4.0.

Bỏ đại học đi xuất khẩu lao động: Chi tiền tỷ xuất ngoại, nhận về hũ tro lạnh

Trúng tuyển Đại học Vinh (Nghệ An) nhưng Y. không theo học. Gia đình chấp nhận bỏ hơn 45.000 USD để nữ sinh sang Mỹ làm thuê. Tuy nhiên em chưa kịp đặt chân lên “miền đất hứa”, bi kịch đã xảy ra…

'Con tôi không vào đại học nhưng mỗi tháng gửi về cả trăm triệu'

10 năm trước, gia đình ông Minh là hộ nghèo. Từ khi hai người con của ông đi xuất khẩu lao động ở Đức, cuộc sống của của họ đã sang trang.

Học sinh giỏi từ chối vào đại học, đi xuất khẩu lao động mong đổi đời

Không ít em là học sinh giỏi nhiều năm liền, thậm chí đỗ trường đại học top đầu cả nước nhưng lại không mặn mà với con đường đại học. Các em chuyển hướng đi xuất khẩu lao động, bán sức ở xứ người.