Cho đến nay, tác động ngắn hạn và dài hạn của miễn dịch lai (kết hợp giữa tiêm vắc xin và từng nhiễm Covid-19) vẫn chưa được hiểu đầy đủ.

Từ tháng 3/2021, Bộ Y tế Israel cho phép những cá nhân đã khỏi Covid-19 ít nhất 3 tháng được tiêm thêm một liều vắc xin Pfizer.

Sử dụng dữ liệu của Dịch vụ Chăm sóc sức khỏe Maccabi (Israel), các nhà khoa học đã so sánh tỷ lệ tái nhiễm ở các F0 đã tiêm thêm một liều vắc xin và chưa tiêm thêm.

{keywords}

Ảnh minh họa

Nghiên cứu có tổng cộng 41 thử nghiệm với hơn 100.000 người từ 16 tuổi trở lên tham gia. Quá trình theo dõi từ tháng 3/2021 tới tháng 5/2021.

Theo đó, 1.374 người có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2, 874 người tái nhiễm có triệu chứng và 10 người nhập viện do các biến chứng. Trong quá trình khảo sát, không có ca tử vong nào liên quan đến Covid-19.

Khi so sánh, những người từng nhiễm Covid-19 và được chủng ngừa có tỷ lệ tái nhiễm thấp hơn nhóm F0 chưa tiêm thêm. Ngoài ra, họ cũng ít có nguy cơ phát triển các triệu chứng hơn. Một liều vắc xin Pfizer sau khi khỏi Covid-19 giúp giảm 82% nguy cơ tái nhiễm.

Tuy nhiên, ngay cả khi không tiêm vắc xin bổ sung, việc tái nhiễm dường như không phổ biến, ít nhất trong 1 năm sau đó. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng nghiên cứu trên được thực hiện trước khi biến thể Omicron lan tràn.

Ngoài ra, giới chuyên môn cảnh báo, hậu quả lâu dài của việc nhiễm và tái nhiễm SARS-CoV-2 vẫn chưa được biết rõ. Do đó, cần tiến hành các kế hoạch tiêm chủng cho các nhóm độ tuổi và nguy cơ khác nhau.

Kết quả khảo sát vào tháng 10/2021 của Văn phòng Thống kê Quốc gia Anh - trước khi Omicron xuất hiện - công bố, những người có nhiều khả năng mắc Covid-19 hai lần là phụ nữ, người có triệu chứng nhẹ trong lần nhiễm đầu tiên, người có bệnh nền, chưa tiêm vắc xin.

Tại Vương quốc Anh, đã có hàng trăm nghìn người có kết quả xét nghiệm dương tính hơn một lần. Trong số các trường hợp nhiễm Omicron, từ 10 đến 15% là tái nhiễm.

Nghiên cứu của Giáo sư Neil Ferguson chỉ ra, một người có nguy cơ mắc lại Covid-19 gấp 5 lần nếu tiếp xúc với biến thể Omicron so với Delta vì Omicron có nhiều khả năng né tránh miễn dịch hơn.

An Yên (Theo News Medical)

5 bước cần thực hiện khi là F0 điều trị tại nhà

5 bước cần thực hiện khi là F0 điều trị tại nhà

Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, bất cứ ai cũng có nguy cơ trở thành F0. Nếu không may nhiễm bệnh, bạn có thể tham khảo 5 bước điều trị tại nhà dưới đây.