- Trong thời gian gần đây, nhiều nước, lớn có nhỏ có, Âu Á và cả Mỹ Latin, bỗng bắt tay xây dựng thêm các nhà máy điện hạt nhân. Mới tuyên bố một hai ngày trước là Ukraine và Argentina.
Ukraine: Xây lò mới giảm phụ thuộc Nga
Ngày 05/09/2014, Ông Yatsenyuk, Thủ tướng Ukraine Arseniy Yatsenyuk cho các Bộ trưởng của Ukraine biết rằng, Ukraine đang lên kế hoạch kí một thỏa thuận nhằm xây dựng các lò phản ứng điện hạt nhân mới vào cuối năm nay.
Tin cho biết thêm: “theo dự kiến, các tổ lò sẽ được thiết kế dựa theo các lò của Nga”, nhưng vẫn đang “tìm kiếm một giải pháp” và có ý định kí kết một thỏa thuận về việc xây dựng “các tổ lò phản ứng mới” vào cuối năm nay.
Điện hạt nhân của Ukraine chiếm khoảng một nửa tổng sản lượng điện nước này. Nhiều năm trước, nhiên liệu cho các lò phản ứng đều do Nga cung cấp. Nhưng theo lời Thủ tướng Ukraine, họ “đã bắt đầu tìm kiếm các nguồn nhiên liệu hạt nhân khác, không chỉ từ Nga”.
Nhà máy điện hạt nhân Zaporozhye ở Ukraine (RIA Novosti). |
Chính phủ Ukraine đã ký kết một hợp đồng yêu cầu Hãng quốc tế Weshtinghouse; phần lớn thuộc sở hữu của Toshiba Nhật Bản, cung cấp nhiên liệu Urani làm giàu cho các nhà máy điện hạt nhân của mình. Và Kiev sẽ đa dạng hóa các nguồn cung cấp nhiên liệu hạt nhân bằng cách tái kí kết hợp đồng với Westinghouse, trong đó Ukraine sẽ mua nhiên liệu hạt nhân từ TVEL của Nga hay từ Mỹ qua hãng Westinghouse.
Ngoài ra, để độc lập hơn nữa với Nga về điện hạt nhân, theo lời ông Yuri Nedashkovskiy, Chủ tịch điều hành Nhà máy điện hạt nhân Energoatom của Ukraine, chính phủ của Ukraine có một “động thái hoàn toàn mới” đối với năng lượng hạt nhân, bằng cách đi theo xu hướng xây dựng nhà máy điện hạt nhân mới, với lò phản ứng mới với việc sử dụng thiết kế theo công nghệ của phương Tây.
Argentina: Mua thêm lò mới của TQ
Hình ảnh Tổng thống Cristina Fernandez de Kirchner (giữa) đứng cạnh tuabin của lò phản ứng tại nhà máy điện hạt nhân Atucha II trong lễ nhậm chức ngày 28/9/2011. |
Tin từ đưa ngày 04/09/2014, Bản Thỏa thuận Thương mại khung về việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân Atucha III (tức nhà máy thứ tư của Argentina) được ký ngày 3/9 tại Bắc Kinh với sự chứng kiến của Bộ trưởng kế hoạch Julio de Vido và Bộ trưởng kinh tế Axel Kicillof. Trung Quốc sẽ hỗ trợ kỹ thuật và cung cấp dịch vụ và thiết bị trị giá khoảng 2 tỷ USD để xây dựng nhà máy điện hạt nhân thứ tư này của Argentina.
Như vậy, Argentina đã có sẵn 3 nhà máy điện hạt nhân, trong đó nhà máy Atucha I (với công suất 357 MW) được khánh thành năm 1974 và là cơ sở điện hạt nhân đầu tiên tại Mỹ Latinh. Tiếp đến là nhà máy điện thứ hai có tên là Embalse với công suất phát điện là 750 MW. Năm nay, Argentina đưa vào vận hành nhà máy điện hạt nhân Atucha II; là nhà máy điện thứ ba. Khi nhà máy này hoạt động hết công suất (750 MW), điện hạt nhân sẽ chiếm khoảng 10% tổng sản lượng điện của quốc gia Nam Mỹ này.
Hai trong số ba nhà máy hiện tại của Argentina – Atucha I và Atucha II - nằm gần Buenos Aires, trong khi nhà máy Embalse nằm ở thị trấn Embalse thuộc tỉnh Cordoba.
Ở Argentina, nhu cầu điện năng của quốc gia chủ yếu phụ thuộc vào nguồn khí đốt tự nhiên và dầu, chiếm đến 90% tổng điện năng quốc gia.
Các Tổng công ty hạt nhân quốc gia Trung Quốc (CNNC) sẽ hỗ trợ kỹ thuật và hậu cần để xây dựng nhà máy điện hạt nhân thứ tư nữa có tên Atucha III. Chính phủ Argentina cho biết vậy sau khi ký kết một thỏa thuận tại Bắc Kinh. Theo dự kiến, Atucha III có công suất khoảng 800 MW và được đặt tại tổ hợp điện hạt nhân Atucha ở gần Buenos Aires. Nhà máy này sử dụng lò phản ứng CANDU. Việc xây dựng sẽ kéo dài 8 năm.
Với việc xây dựng Atucha III và hai nhà máy thủy điện lớn trị giá 4,7 tỷ USD do Trung Quốc tài trợ, Argentina hy vọng sẽ không còn chịu gánh nặng phải nhập khẩu nhiên liệu để sản xuất điện và đáp ứng nhu cầu sưởi ấm vào mùa Đông.
T.M. (Theo WNN, Russia News)