RFID có thể mang tới khả năng hiển thị giám sát thường xuyên cho các loại hàng hóa được dán nhãn nhưng đã ra ngoài tầm quan sát, loại bỏ những điều không chắc chắn về tình trạng hàng hóa và tăng cường thông tin về di chuyển hay tắc nghẽn của hàng hóa trên toàn chuỗi cung ứng. Khả năng hiển thị giám sát này giúp tối ưu hóa quy trình, xác định các điểm tắc nghẽn trong luồng quy trình công việc, báo cáo về các quá trình sản xuất và thực hiện đơn hàng cho các bên liên quan chính bao gồm cả khách hàng.
RFID cũng giúp đơn giản hóa xác nhận việc sản phẩm được tích hợp đúng linh kiện vì công nghệ này tạo ra các bản ghi tuần tự theo quá trình chế tạo để có thể dễ dàng định vị và loại bỏ linh phụ kiện không tuân thủ.
Bà Tracy Yeo, Giám đốc Zebra Technologies tại thị trường Việt Nam. |
Bên ngoài dây chuyền sản xuất
Nhãn RFID không chỉ là công cụ quản lý hàng tồn kho hữu hiệu cho các nhà sản xuất mà còn giúp cung cấp thông tin sâu hơn về quy trình và luồng công việc.
Nhãn RFID cũng giúp các nhà sản xuất theo dõi hàng hóa tồn kho trong quá trình di chuyển theo chuỗi cung ứng tới các nhà phân phối hay khách hàng tùy thuộc vào mô hình thực hiện đơn hàng. Các đối tượng nhận hàng luôn mong muốn được cập nhật thông tin về tình hình giao hàng. RFID có thể giúp nâng cao trách nhiệm giải trình trong tình huống hàng hóa bị thất lạc và giúp đẩy nhanh, thậm chí tự động hóa, quy trình tính cước.
Nhãn RFID còn cho phép các nhà sản xuất theo dõi và báo cáo về lượng hàng hóa đang tồn kho. Nếu tại cổng ra vào của cầu cảng hay bãi đỗ có gắn đầu đọc RFID cố định, nhà sản xuất sẽ được thông báo ngay khi sản phẩm được xếp lên xe tải hay công ten nơ, và họ có thể đưa sản phẩm đó ra khỏi danh sách hàng tồn kho. Họ cũng có thể gửi tới các bên liên quan một thông báo tự động về việc hàng hóa đang được vận chuyển tương tự trong trường hợp sử dụng mã vạch nhưng không cần đến sự can thiệp của người lao động. Những lợi ích này đã đưa công nghệ nhãn RFID vào ứng dụng rộng rãi không chỉ trong ngành sản xuất ô tô mà còn trong tất cả các ngành sản xuất khác.
Sau nhiều tháng sản xuất cầm chừng do đại dịch, các nhà sản xuất đồ uống, dược phẩm và hàng tiêu dùng đóng gói đang phải chịu áp lực rất lớn về thực hiện đơn hàng đúng hạn khi lượng đơn đặt hàng bùng nổ. Bằng cách gắn nhãn cho tài sản, họ có đủ mọi điều kiện để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Tương tự như đài kiểm soát không lưu giám sát và điều phối các chuyến bay, các nhà sản xuất và các bên liên quan trong chuỗi cung ứng có thể biết được vị trí của con người, thiết bị và hàng hóa với độ chính xác cao. Hơn nữa, họ có thể can thiệp xử lý khi thấy có vấn đề sắp xảy ra để ngăn chặn hậu quả.
Nhu cầu "Gắn nhãn tại nguồn" trao cờ vào tay các nhà sản xuất
Các tổ chức hàng đầu trong các lĩnh vực bán lẻ, cơ sở khám chữa bệnh, cơ quan Chính phủ và thậm chí ngành khách sạn, nhà hàng, với mục tiêu tái lập quyền kiểm soát đối với chuỗi cung ứng và hệ thống kho bãi là những đơn vị mong muốn có được khả năng hiển thị giám sát vị trí của hàng hóa cũng như khả năng tự động hóa cao hơn trong nhà kho và các trung tâm phân phối. Họ cần bảo đảm nguồn cung ứng luôn sẵn sàng mọi lúc mọi nơi, tuy nhiên mục tiêu này sẽ không thể đạt được nếu không có sự hợp tác của các nhà cung ứng phía trước, các đơn vị giao hàng và các đối tác logistics.
Theo một nghiên cứu mới của Zebra, đảm bảo sự sẵn sàng của thuốc men y tế là một trong những thách thức hàng đầu mà các nhà quản lý có trách nhiệm ra quyết định trong ngành dược phẩm đang phải đối mặt. Khoảng 80% cán bộ quản lý bệnh viện tham gia khảo sát cho biết họ có kế hoạch tự động hóa luồng quy trình công việc trong năm nay để cải thiện việc quản lý chuỗi cung ứng và đơn giản hóa việc định vị các máy móc thiết bị y tế trọng yếu.
Ngoài ra, Zebra cũng biết rõ những vấn đề mà các nhà bán lẻ và nhà hàng đang phải đối mặt. Theo một nghiên cứu khác của Zebra, người mua sắm cho biết hết hàng là một nguyên nhân khiến họ không mua hàng tại cửa hàng. Họ cũng cảm thấy không hài lòng khi hàng hóa có trong cửa hàng trực tiếp không tương ứng với những gì được liệt kê trên cửa hàng trực tuyến. Nhân viên cửa hàng bán lẻ cũng rơi vào tình huống tương tự. Đó có thể là lý do vì sao chỉ 4 trong số 10 người mua tham gia khảo sát cảm thấy hoàn toàn tin tưởng để nhà bán lẻ thực hiện đơn hàng theo cam kết.
Các bên đều đồng thuận rằng RFID là phương pháp tốt nhất để quản lý thông tin về hàng hóa và tài sản trong cửa hàng, nhà hàng, bệnh viện, khách sạn, và các nhà sản xuất cần tham gia vào quá trình triển khai giải pháp. Chi phí gắn nhãn tại nguồn thấp hơn rất nhiều so với gắn nhãn tại điểm bán vì nhãn có thể được mua và sử dụng theo lô trong quá trình sản xuất hoặc đóng gói như một khâu của quy trình tiêu chuẩn.
Hơn nữa, gắn nhãn tại nguồn mang lại lợi ích cao hơn nhiều cho tất cả các bên kể cả trong trường hợp các hạng mục có giá thành thấp.
Đầu đọc RFID cầm tay - hay thiết bị quét RFID di động được gắn với thiết bị kiểm kho - để có thể ngay lập tức đếm, định vị và báo cáo về tất cả hàng hóa bên trong cơ sở của mình. |
Các nhà sản xuất có được một phương pháp hợp lý để theo dõi hàng hóa làm ra bên trong và bên ngoài cơ sở sản xuất của họ. Các nhà phân phối, doanh nghiệp vận hành kho hàng và các đơn vị vận chuyển có thể lắp đặt đầu đọc cố định có khả năng nhận dạng và báo cáo ngay khi hàng về kho, được nhập kho, được chọn, đóng gói và được giao. Nhà bán lẻ và các nhà cung cấp dịch vụ có thể cấp cho người lao động đầu đọc RFID cầm tay - hay thiết bị quét RFID di động được gắn với thiết bị kiểm kho - để có thể ngay lập tức đếm, định vị và báo cáo về tất cả hàng hóa bên trong cơ sở của mình. Tại những cơ sở sản xuất không thể triển khai rộng rãi đầu đọc cố định, robot tự động (AMR – Autonomous mobile robot) có thể tự di chuyển bên trong cơ sở, đọc nhãn và xác minh vị trí của hàng hóa được gắn nhãn.
Đây chính là cơ sở để RFID phát triển trên toàn chuỗi cung ứng. Nhưng các nhà sản xuất là những người được hưởng lợi nhiều nhất. Sự hài lòng của khách hàng chắc chắn sẽ được cải thiện khi bạn ứng dụng RFID bất kể để vận hành thông suốt doanh nghiệp hay giúp khách hàng cải thiện luồng quy trình chuỗi cung ứng. Hơn nữa, hiện nay đã có thể đọc nhãn RFID gắn trên đồ vật làm từ kim loại hay các sản phẩm từ chất lỏng, các sản phẩm thuộc chuỗi cung ứng đông lạnh (bao gồm thịt đông lạnh) thì không còn lý do gì để các tổ chức tiếp tục giữ nguyên hiện trạng và không hành động.
Tại Việt Nam, Zebra Technologies đang giúp tăng cường sức mạnh cho các nhà sản xuất trong nước thông qua các loại máy quét cầm tay RFID UHF đã được chứng nhận hoạt động tốt trên thực địa, chẳng hạn như MC3330xR, đầu đọc RFID cố định như FX7500 và máy quét RFID UHF di động như RFD40. Cùng với một trung tâm dịch vụ bảo hành trong nước hỗ trợ đầy đủ, các thiết bị này cho phép thu thập dữ liệu chính xác cao và có khả năng tương tác với các hệ thống kinh doanh và hệ thống thông tin có liên quan.
G. Minh