- Ung thư buồng trứng thường hình thành và diễn biến âm thầm. Các chị em phụ nữ thường phát hiện căn bệnh này khi tình cờ đi khám sức khỏe hoặc khám phụ khoa. Hiện nay, nguyên nhân của bệnh ung thư buồng trứng vẫn chưa được biết một cách chính xác.

6 dấu hiệu nghi ngờ ngay đến ung thư buồng trứng
Lông tóc phát triển quá mức - dấu hiệu ung thư buồng trứng
5 sự thật cần biết về ung thư buồng trứng

Tuy nhiên, các nhà khoa học đã chứng minh có một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc căn bệnh này. Nếu có một hoặc nhiều hơn các yếu tố nguy cơ sau, bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với những người phụ nữ khác.

{keywords}

Các yếu tố nguy cơ bao gồm:

Tuổi tác

Nguy cơ mắc bệnh tăng dần theo độ tuổi. Bệnh xuất hiện chủ yếu ở phụ nữ trên 50 tuổi, đây là độ tuổi đã mãn kinh hoặc đang trong thời kỳ mãn kinh. Tuy nhiên, bệnh vẫn có thể gặp phải ở những phụ nữ trẻ hơn.

Ở giai đoạn mãn kinh, chị em thường phải trải qua những biến đổi về thể trạng và tâm lý. Hoạt động tiết chế của buồng trứng bắt đầu bị rối loạn và có thể ngưng hoạt động hẳn. Điều này gây suy giảm lượng Estrogen trong máu, nhất là Estradiol. Do đó, nguy cơ mắc ung thư buồng trứng ở giai đoạn này cũng cao hơn.

 

Do yếu tố sinh sản

Những phụ nữ độc thân không sinh con hoặc mất khả năng sinh sản, hoặc sinh con muộn ở ngoài độ tuổi 30, không cho con bú sữa mẹ cũng có nguy cơ mắc ung thư buồng trứng cao hơn so với những phụ nữ khác.

Các nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng việc cho con bú mẹ sẽ giúp trì hoãn thời gian rụng trứng đồng thời làm giảm mức độ Oestrogen trong buồng trứng. Thời kỳ rụng trứng càng nhiều thì rủi ro hình thành nên các tế bào đột biến gây bệnh càng cao.

Đó là lý do mà những chị em phụ nữ không sinh con, sinh ít con hoặc không nuôi con bằng sữa mẹ thường có nguy cơ phải đối mặt với ung thư buồng trứng cao hơn.

 

Kinh nguyệt

Những người có kinh nguyệt sớm hoặc mãn kinh muộn cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

 

Lối sống

Các lối sống thiếu khoa học như thường xuyên ăn nhiều chất béo, hút thuốc lá, uống rượu, lười vận động, béo phì, tăng cân cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

 

Tiền sử gia đình

Yếu tố gia đình cũng làm một trong các yếu tố liên quan. Những người có mẹ hoặc chị em gái mắc ung thư buồng trứng, bản thân họ sẽ có nguy cơ mắc bệnh ung thư buồng trứng cao hơn so với những người khác.

 

Tiền sử bệnh của bản thân

Những phụ nữ có tiền sử mắc bệnh ung thư vú, ung thư đại tràng cũng là một trong những đối tượng có nguy cơ mắc ung thư buồng trứng cao hơn.

Ngoài ra, sử dụng liệu pháp hoocmon sau mãn kinh (uống thuốc, tiêm Estrogen…), dùng thuốc kích thích phóng noãn để điều trị vô sinh... cũng là những yếu tố nguy cơ của ung thư buồng trứng.

Khả năng chữa khỏi căn bệnh này ở chị em phụ nữ còn tùy thuộc vào bệnh được phát hiện vào giai đoạn nào.

Nếu phát hiện sớm, cơ hội chữa khỏi bệnh càng cao. Do đó, khi có những dấu hiệu bất thường trong cơ thể, đặc biệt là khi bạn có một hoặc nhiều các yếu tố nguy cơ trên, thì nên đi khám sức khỏe sinh sản định kỳ để đề phòng và phát hiện sớm bệnh ung thư buồng trứng nếu có.

Thái Thị Hậu