- Giao dịch khá chậm nhưng vàng trong nước có thể tăng giá trong tuần tới theo thế giới do giới đầu tư kỳ vọng Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ công bố các biện pháp kích thích kinh tế mới.
Mở cửa phiên giao dịch sáng 9/12, giá vàng SJC trong nước được giao dịch phổ biến ở mức 46,84 triệu đồng/lượng (mua) và 46,92 triệu đồng/lượng (bán), không đổi so với phiên liền trước.
Trong phiên cuối tuần (8/12), giá vàng quốc tế tăng hơn 100.000 đồng/lượng nhưng vàng trong nước cùng ngày (thứ Bảy) lại có diễn biến ngược, giảm nhẹ vài chục ngàn đồng do giao dịch chậm chạp, người dân nghe ngóng tình hình không mua bán nhiều.
Mặc dù diễn biến ngược với thế giới nhưng giá vàng trong nước vẫn đang cao hơn giá quốc tế rất nhiều, ở quanh mức 4 triệu đồng/lượng. Trong tuần, mức chênh giữa giá quốc tế và trong nước có lúc đã lên đến mức kỷ lục là 4,1 triệu đồng/lượng.
Hiện tượng chênh lệch cao này đã được duy trì trong một thời gian khá dài nhưng chưa có dấu hiệu cải thiện do nhu cầu mua vàng trên thực tế vẫn chưa giảm nhiều.
Tuần qua, giá vàng thế giới đã có bước chuyển động đi xuống với mức giảm tổng cộng 0,45% xuống 1.705,5 USD/ounce (vàng giao tháng 2).
Tuần tới, theo dự báo của nhiều tổ chức kinh doanh vàng lớn, giá thế giới có thể sẽ tăng ngay từ phiên đầu tuần do giới đầu tư kỳ vọng rằng Fed sẽ công bố các biện pháp kích thích kinh tế mới khi mà gói QE2 sắp kết thúc và sẽ tăng mạnh hơn nếu điều này trở thành sự thật.
Hiện tại, mối quan tâm lớn nhất của giới quan sát thị trường là cuộc họp tháng 12 của Ủy ban mở, Fed vào thứ Ba và thứ Tư.
Tuy nhiên, đa số các chuyên gia cũng chia sẻ cho rằng, vàng khó có khả năng tăng đột biến nếu Mỹ không đưa ra một quyết định quá bất thường hay thị trường bị ảnh hưởng bởi một biến cố chính trị lớn nào đó.
Theo các chuyên gia, nhu cầu đầu tư vào vàng của các nước đã không còn lớn như trước đây. Khủng hoảng kinh tế thế giới tại các khu vực đã được giới đầu tư lường hết và đã phản ánh vào giá trong một hai năm vừa qua. Với các cơ sở này, vàng được dự báo sẽ xoay quanh vùng 1.700 USD/ounce từ giờ cho đến hết năm, khó vượt lên trên ngưỡng 1.800 USD/ounce như nhiều dự báo trước đây.
Sang năm 2013, vàng được dự báo vẫn trên đà đi lên như 10 năm trước đây nhưng ở tốc độ chậm hơn bởi các nước đang có xu hướng nởi lỏng các chính sách tiền tệ để ngăn chặn tình trạng tăng trưởng chậm dần.
Linh Tú
Giá vàng đổ dốc, giảm 140 nghìn đồng
Vàng giảm giá sâu nhất 1 tháng
Vàng mất mốc 47 triệu
Cấm NH trả lãi khi giữ hộ vàng
Vàng giảm giá sâu nhất 1 tháng
Vàng mất mốc 47 triệu
Cấm NH trả lãi khi giữ hộ vàng
Mở cửa phiên giao dịch sáng 9/12, giá vàng SJC trong nước được giao dịch phổ biến ở mức 46,84 triệu đồng/lượng (mua) và 46,92 triệu đồng/lượng (bán), không đổi so với phiên liền trước.
Trong phiên cuối tuần (8/12), giá vàng quốc tế tăng hơn 100.000 đồng/lượng nhưng vàng trong nước cùng ngày (thứ Bảy) lại có diễn biến ngược, giảm nhẹ vài chục ngàn đồng do giao dịch chậm chạp, người dân nghe ngóng tình hình không mua bán nhiều.
Mặc dù diễn biến ngược với thế giới nhưng giá vàng trong nước vẫn đang cao hơn giá quốc tế rất nhiều, ở quanh mức 4 triệu đồng/lượng. Trong tuần, mức chênh giữa giá quốc tế và trong nước có lúc đã lên đến mức kỷ lục là 4,1 triệu đồng/lượng.
Hiện tượng chênh lệch cao này đã được duy trì trong một thời gian khá dài nhưng chưa có dấu hiệu cải thiện do nhu cầu mua vàng trên thực tế vẫn chưa giảm nhiều.
Tuần qua, giá vàng thế giới đã có bước chuyển động đi xuống với mức giảm tổng cộng 0,45% xuống 1.705,5 USD/ounce (vàng giao tháng 2).
Tuần tới, theo dự báo của nhiều tổ chức kinh doanh vàng lớn, giá thế giới có thể sẽ tăng ngay từ phiên đầu tuần do giới đầu tư kỳ vọng rằng Fed sẽ công bố các biện pháp kích thích kinh tế mới khi mà gói QE2 sắp kết thúc và sẽ tăng mạnh hơn nếu điều này trở thành sự thật.
Hiện tại, mối quan tâm lớn nhất của giới quan sát thị trường là cuộc họp tháng 12 của Ủy ban mở, Fed vào thứ Ba và thứ Tư.
Tuy nhiên, đa số các chuyên gia cũng chia sẻ cho rằng, vàng khó có khả năng tăng đột biến nếu Mỹ không đưa ra một quyết định quá bất thường hay thị trường bị ảnh hưởng bởi một biến cố chính trị lớn nào đó.
Theo các chuyên gia, nhu cầu đầu tư vào vàng của các nước đã không còn lớn như trước đây. Khủng hoảng kinh tế thế giới tại các khu vực đã được giới đầu tư lường hết và đã phản ánh vào giá trong một hai năm vừa qua. Với các cơ sở này, vàng được dự báo sẽ xoay quanh vùng 1.700 USD/ounce từ giờ cho đến hết năm, khó vượt lên trên ngưỡng 1.800 USD/ounce như nhiều dự báo trước đây.
Sang năm 2013, vàng được dự báo vẫn trên đà đi lên như 10 năm trước đây nhưng ở tốc độ chậm hơn bởi các nước đang có xu hướng nởi lỏng các chính sách tiền tệ để ngăn chặn tình trạng tăng trưởng chậm dần.
Linh Tú