-Chợ Viềng không chỉ đơn thuần là một chợ kinh tế mà còn một hội chợ tâm linh - chợ văn hóa. Người mua chẳng cần mua rẻ, người bán cũng chẳng cần bán đắt. Người ta quan niệm chỉ cần mua được một vật dụng gì đó là cả năm tới sẽ làm ăn may mắn, phúc lộc dồi dào. 


Trải qua những thăng trầm lịch sử, chợ Viềng ngày nay đã trở thành điểm giao lưu văn hóa cộng đồng, hội tụ tinh hoa sản vật và cũng là nơi đón chuyến xuất hành đầu xuân của khách thập phương về “mua may bán rủi”. Chợ Viềng xuân diễn ra vào mùng 8 tháng giêng âm lịch hàng năm, tại Xã Kim Thái, huyện Vụ Bản và thị trấn Nam Giang, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định.

Chợ Viềng họp cả ngày vào mùng 8 tháng Giêng âm lịch hàng năm, nhưng người ở xa thường về từ sớm, rậm rịch họp chợ từ 11, 12 giờ đêm hôm trước, cho đến sáng và hết cả ngày hôm sau. Khách đến từ khắp nơi, trong Nam ngoài Bắc đông nhất vẫn là người nội tỉnh sau đến khách các tỉnh Nghệ An, Thanh Hoá đổ ra. Khác các tỉnh từ Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội, Thái Bình đổ về đông nườm nượp. Khách thập phương về hội chợ phần lớn là do nghe danh tiếng của chợ Viềng mà về, nhưng phần đông vẫn là những người có gốc gác hoặc quê quán ở tỉnh Nam đi làm ăn xa nay nhớ đất Tổ, đất quê tìm về. Nên dù có xa mấy, tận bên kia Ðại Dương, tận Sài Gòn lục tỉnh... cũng nhớ ngày về để dự hội.

{keywords}
Chợ Viềng là một chợ xuân của cư dân nông nghiệp

Chợ Viềng là một chợ xuân của cư dân nông nghiệp, nó có truyền thống từ xa xưa và vẫn được bảo lưu như một nét đẹp văn hóa. Chợ đã tạo một không khí hội hè sôi động cho cả vùng Phủ Giầy.

Chợ Viềng không chỉ đơn thuần là một chợ kinh tế mà còn một hội chợ tâm linh - chợ văn hóa. Người mua chẳng cần mua rẻ, người bán cũng chẳng cần bán đắt. Người ta quan niệm chỉ cần mua được một vật dụng gì đó là cả năm tới sẽ làm ăn may mắn, phúc lộc dồi dào. Đặc biệt, trong hội chợ này dường như có mặt tất cả các sản vật của đa phương cũng như sản phẩm của các vùng lân cận. Các mặt hàng được bày bán la liệt với đủ mọi chủng loại: từ các sản phẩm nông nghiệp như gạo, ngô, khoai sắn đến các vật dụng sinh hoạt như ấm chén, rổ rá, từ các đồ thờ cúng, các trang phục sinh hoạt tín ngưỡng đến các đồ trang trí, trang sức mỹ nghệ.

Chợ Viềng Xuân không bán mua những sản phẩm ngoại lai cao cấp, hào nhoáng đắt tiền như ở các hội chợ tỉnh, thành phố lớn. Sản phẩm được đem ra mua bán ở đây chủ yếu là các cây trồng, vật nuôi: từ cây trồng để lấy gỗ, cây hoa cây cảnh, các loại cây ăn quả, thậm chí cả cây cà, cây chanh, cây ớt. Và sau nữa là đến các vật dụng sản xuất nhỏ của nhà nông. Người ta có thể tìm mua ở đây từ cái cày cái cuốc đến các vận dụng nhỏ như đôi quang thúng, cái đòn gánh, hay những thực phẩm cần thiết cho cuộc sống con người như gạo, thịt, quần áo, giày dép…du khách còn có thể tìm thấy ở đây những bộ tế khí, những chiếc lư hương bằng đồng, cùng trăm ngàn thứ vật dụng linh tinh khác.

Ngoài ra, còn có thứ thực phẩm được người bán kẻ mua rất tưng bừng náo nhiệt. Ðó là thịt bò non. Nói đúng ra là thịt bê được thui vàng ươm nguyên cả con, bán rất nhiều dọc các ngả đường đi vào chợ. Có thể nói không ngoa rằng "Trên là trời, dưới là thịt bò bê". khách mua ai thích phần nào có thể tuỳ chọn, mà giá lại rất phải chăng, hợp với túi tiền của "người nhà quê".

Chợ Viềng Xuân ở đây còn gắn với các di tích, mà bao trùm lên cả quần thể này là thờ Mẫu Liễu Hạnh. Bởi vậy người ta tới chợ Viềng còn với tâm thức đến lễ Mẫu, xin lộc Mẫu. Họ tin rằng mọi vật dụng mà họ mua trong chợ sẽ được Mẫu - Mẹ chứnng giám và phù hộ. Vì thế, người ta vừa đi chơi, vãn cảnh chợ, vừa mua bán những vật dụng may mắn, vừa vào Phủ lễ Mẫu Liễu, lên đền Mẫu Thượng, xuống cả đền Mẫu Thoải cầu mọi sự may mắn, bình an, làm ăn phát đạt, cầu mưa thuận gió hòa để mùa màng tươi tốt.

{keywords}

Tượng Đức Vương Phụ - Vương Mẫu của Thánh Mẫu Liễu Hạnh được thờ tại Phủ Tiên Hương

Phủ Dầy là một quần thể kiến trúc xuất hiện ở đời Lê Trung Hưng. Quần thể Phủ Giầy thờ Mẫu Liễu có ba di tích tiêu biểu là Phủ Tiên Hương, Phủ Vân Cát và lăng Mẫu Liễu Hạnh, ngoài ra còn hơn chục đền, phủ, chùa chiền liên quan đến Mẫu Liễu trên các sườn và đỉnh núi. Các công trình này đều mang nét đẹp của kiến trúc truyền thống, đậm màu sắc văn hóa tiêu biểu của người Việt, đã được Nhà nước xếp hạng Di tích văn hóa cấp Quốc gia. Qua những di tích và các công trình nghệ thuật kiến trúc này, giáo dục con cháu hôm nay và mai sau tinh thần yêu nước và lòng tự hào về lịch sử và truyền thống của dân tộc.

Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Ngô Đức Thịnh cho rằng: “ Trong cái tên Phủ Giầy thì có cái chuyện cái phủ. Trong những nơi thờ Mẫu thì có 3 nơi được gọi là phủ, còn lại những nơi khác thì đều được gọi là đền, điện cả. Đó là phủ Giầy, phủ Tây Hồ ( Hà Nội ), phủ Sòng Sơn giáp giữa Ninh Bình và Thanh Hóa trên trục đường 1. Từ phủ đó có nguồn gốc từ cung vua, phủ chúa thời vua Lê, chúa Trịnh. Những nơi được gọi là phủ đều là những nơi thờ chính của đạo thờ Mẫu. Trong những nơi thờ chính như vậy, thì Phủ Dầy là những nơi thờ chính nhất và cũng là những nơi được coi là trung tâm Thánh Mẫu Liễu Hạnh và Tam phủ Tứ phủ Việt Nam.”

Còn nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Trần Lâm Biền cho rằng: “ Đầu tiên bà là tiên, rồi là kiếp trần gian và kiếp đi tu, đạo Phật. Đó chính là bước đi của lịch sử Việt Nam. Và ở Phủ Dầy gắn với Tam thân nhiều hơn là Tam tòa. Điểm thứ 2 là phủ Giầy là 1 hệ thống di tích mà ở đây chúng ta thấy ít nhiều nó còn gắn với các thần của Tứ pháp. Mà tứ pháp là cái đạo Phật thờ các thần linh nông nghiệp hay nói đúng hơn là các thần linh nông nghiệp dược phật giáo hóa”.

Nói tới tín ngưỡng Tứ Phủ người ta thường nhắc tới Thánh Mẫu Liễu Hạnh- Người mà theo thần tích và truyền thuyết có quê quán, có gốc tích, có ngày giáng, ngày thăng rất rõ ràng. Bà vừa là thiên thần, vừa là nhân thần. Trong các tài liệu, nhân vật Liễu Hạnh được phụng thờ ở Phủ Giầy được ghi chép bằng nhiều tên gọi: Lê Thị Thắng theo gia phả dòng họ Trần- Lê, Giáng Tiên, Vân Cát Thần Nữ, Quỳnh Hoa công chúa, Vân Hương đệ nhất Thánh Mẫu… Điểm gây ấn tượng đặc biệt đối với mỗi người khi đến Phủ Giầy là những yếu tố huyền thoại đã được lịch sử hoá. Nếu hầu hết các vị thần có gốc tích mơ hồ thì Mẫu Liễu Hạnh có khá đủ những dấu ấn tiểu sử: Cha mẹ, quê quán, chồng con. Vì thế, Mẫu Liễu Hạnh vừa cao cả, thiêng liêng lại vừa bình dị, gần gũi.

Ở thôn Tiên Hương có nhiều di tích nhỏ liên quan đến dòng họ Trần- Lê - Họ của Mẫu, tiêu biểu là phủ Nội thờ dòng họ Trần – Lê - Tổ của dòng họ Mẫu. Những di tích này, hiện nay vẫn được con cháu trong dòng họ trông nom, phụng thờ.

Hà Giang