“Hiện có khoảng 5% dân số có
bảo hiểm, 20% người dân hiểu về BHNT nhưng thông thường là hiểu theo hướng bảo
hiểm tiết kiệm đầu tư là chính, bảo vệ là phụ, còn số người hiểu bảo hiểm ở khía
cạnh bảo vệ thì vẫn còn rất thấp.”
Đó là một trong những chia sẻ của ông Huỳnh Thanh Phong - Chủ tịch Hội đồng
thành viên AIA Việt Nam về ý thức tham gia bảo hiểm nhân thọ (BHNT) của người
dân Việt Nam.
- Cách đây vài năm, khảo sát của Bộ tài chính đã cho thấy số người có hiểu
biết về bảo hiểm nhân thọ còn rất thấp. Mức độ hiểu biết của người dân về BHNT
tại VN hiện nay đã được cải thiện nhiều chưa, thưa ông?
Ông Huỳnh Thanh Phong - Chủ tịch Hội đồng
thành viên AIA Việt Nam
Tuy nhiên, tôi cho rằng sự phát triển của thị trường bảo hiểm Việt Nam cũng là
sự phát triển theo quy luật và chu kỳ. Ví dụ như Singapore phát triển hàng trăm
năm mà người dân vẫn còn thiếu bảo hiểm, trong khi thị trường bảo hiểm Việt Nam
mới đang chập chững bước đầu thì tình trạng trên cũng là dễ hiểu.
- Hiện nay có một thực trạng là cách tuyên truyền của các doanh nghiệp BHNT
cũng không đồng nhất. Có công ty bảo hiểm thì đẩy mạnh tuyên truyền ở khía cạnh
bảo vệ, nhưng cũng có công ty bảo hiểm lại tuyên truyền ở khía cạnh tiết kiệm,
đầu tư?
Tuyên truyền theo hướng đầu tư, tiết kiệm vẫn cần thiết nhưng chưa hoàn toàn
đúng với tính chất của BHNT. Vấn đề hiện nay là làm như thế nào để cả ngành bảo
hiểm phải chuyển hướng tuyên truyền một cách cân bằng giữa tiết kiệm, đầu tư và
bảo vệ.
Thị trường bảo hiểm phát triển không chỉ một chiều. Khi xã hội phát triển thì
thị trường BHNT cũng sẽ từng bước thay đổi. Ví dụ ở châu Mỹ, châu Âu thì tỉ
trọng bảo vệ trong BHNT là khoảng 80%, tiết kiệm khoảng 20%. Ở nhiều nước Tại
châu Á tỷ lệ này khoảng 50-50, một số nước như Đài Loan thì cao hơn, khoảng
60-40. Các công ty bảo hiểm vẫn nên chú trọng vào cả hai.
Nếu ngành bảo hiểm muốn phát triển và ngày càng trở lên khác so với ngân hàng và
các sản phẩm tài chính khác thì khía cạnh bảo vệ phải được nâng lên. Mức sống và
nhận thức đều cao hơn khiến nhu cầu được bảo vệ cũng sẽ tăng lên.
- Tý lệ người dân tham gia BHNT ở Việt Nam hiện còn rất thấp mặc dù nền kinh
tế đã có sự phát triển hơn rất nhiều. Ông có cho rằng, vấn đề chính đang nằm ở
cách tiếp cận và phát triển thị trường của các công ty bảo hiểm nhân thọ?
BHNT ở Việt Nam hiện đang chiếm khoảng 0,7% GDP, nếu so với các nước trong khu
vực thì đúng là chúng ta đang ở mức thấp nhất: (Indonexia 0,9%, Philipine 1%,
Thái Lan 2-3%, Đài Loan gần 14%, Singapore 5% Hong Kong 10%, Hàn Quốc 6,5%)
Ở Việt Nam, trong những năm gần đây số người tham gia bảo hiểm có tăng, nhưng
tổng phí bảo hiểm so với GDP thì không tăng vì GDP của chúng ta trong những năm
qua tăng khá nhanh. Nếu thu nhập tăng thì tỉ lệ bảo hiểm cũng phải tăng tương
ứng và cộng thêm thì mới là phát triển. Ở Việt Namm ta thì hiện phí bảo hiểm và
GDP đang phát triến song song.
- Theo ông hướng khai thác thông qua đại lý như hiện nay có cần phải thay
đổi?
Nếu muốn cho hệ thống đại lý của mình khai thác được nhiều hợp đồng bảo hiểm
theo hướng bảo vệ thì khả năng chuyên môn của người đại lý phải rất cao. Đó là
hiểu biết về sản phẩm, là khả năng tiếp cận khách hàng, phân tích nhu cầu của
khách hàng và đưa ra các giải pháp phù hợp.
Về phía các công ty BHNT cũng phải đưa ra các sản phẩm thích hợp và xây dựng một
hệ thống hỗ trợ kinh doanh vững mạnh. Cùng với chương trình “Đừng để hụt chân”
nhằm nâng cao ý thức của người dân về sự thiếu hụt bào hiểm, AIA cũng giới thiệu
Công cụ kiểm tra sức khỏe tài chính cho khách hàng.
Đây là công cụ mà công ty tạo ra để hỗ trợ đại lý tư vấn cho khách hàng một cách
khoa học, giúp khách hàng đánh giá đúng tình trạng tài chính của mình, cũng như
sự bảo vệ đầy đủ mà họ cần có để đảm bảo an toàn tài chính cho bản thân và gia
đình.
- Đầu năm 2011, ông có đề cập tới việc AIA sẽ xây dựng đội ngũ đại lý ngoại
hạng, toàn thời gian. Chương trình này đã được triển khai đến đâu rồi, thưa ông?
AIA trên toàn châu Á đã triển khai rất mạnh chương trình này. Tại Việt Nam, ở
TP.HCM và Hà Nội chương trình này đã được khởi động từ tháng 11/2011.
Bước đầu chắc chắn sẽ có những khó khăn vì chương trình liên quan đến việc thay
đổi cả một hệ thống. Nhưng kết quả ban đầu rất đáng khích lệ. Chúng tôi đang
phát triển và nhân rộng chương trình này. Đây là chiến lược chính của AIA và AIA
sẽ tiếp tục đầu tư cho chương trình này.
- Xin cảm ơn ông!
-
Thu Trang