Tiềm năng bứt phá của du lịch miền Trung - Tây Nguyên 

Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung hiện bao gồm 5 tỉnh, thành phố: Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định; sở hữu tiềm năng phát triển du lịch lớn với những nét đặc trưng riêng. Trong đó, du lịch biển được xem là thế mạnh với chuỗi bãi biển, vịnh, đảo và bán đảo xinh đẹp. Các chuyên gia đánh giá, 5 khu vực này liên kết với nhau sẽ tạo nên sức bật mới cho du lịch miền Trung - Tây Nguyên.

Tại Hội nghị "Phát triển du lịch miền Trung và Tây Nguyên" diễn ra tại Huế năm 2019, tài nguyên du lịch của khu vực miền Trung - Tây Nguyên được đánh giá “như một viên ngọc thô chưa được mài dũa xứng tầm”. Chính phủ chỉ đạo ngành du lịch địa phương cần tăng cường liên kết du lịch, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

 Tỉnh Bình Định nói chung và TP. Quy Nhơn nói riêng thừa hưởng tiềm năng phát triển du lịch từ chính sách phát triển liên kết vùng

Tháng 7/2022, đoàn famtrip 5 tỉnh, thành thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đã khảo sát các điểm du lịch nổi bật, từ đó xây dựng, giới thiệu những tour phù hợp, thu hút du khách nội địa và quốc tế đến với các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên.

Đại diện Hiệp hội Du lịch tỉnh Quảng Ngãi cho biết, chuyến famtrip này là dịp 5 tỉnh thành miền Trung tạo ra nhiều sản phẩm du lịch mới, thay đổi hình dung của du khách về hình ảnh đã cố định từ nhiều năm qua. Trong đó, Bình Định đã có nhiều đổi mới. Đặc biệt Trung tâm Khám phá khoa học là một điểm đến mới, sản phẩm mới có thể tạo nên sức bật và lợi thế lớn cho tỉnh và các địa phương lân cận.

Nhân tố quan trọng phát triển du lịch miền Trung - Tây Nguyên

Sức hút của Bình Định đến từ "thủ phủ du lịch" của tỉnh là Quy Nhơn. Là trung tâm kinh tế của Bình Định, Quy Nhơn sở hữu đầy đủ hệ thống giao thông về: đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không. Hạ tầng hoàn chỉnh giúp du khách dễ dàng kết nối từ Quy Nhơn đến các địa điểm tham quan trên cung đường du lịch miền Trung kéo dài đến Tây Nguyên, mở rộng nhu cầu du lịch về hướng biển của khu vực này.

Sự góp mặt của Quy Nhơn trong cung đường du lịch miền Trung - Tây Nguyên sẽ tạo nên những sản phẩm du lịch mới, giúp Quy Nhơn hiện thực hóa mục tiêu trở thành điểm đến hàng đâu Châu Á trong tương lai.

Nhờ đó, kinh tế - du lịch Quy Nhơn có bước nhảy vọt vượt bậc. Tính riêng 6 tháng đầu năm 2022, Quy Nhơn đón hơn 2,2 triệu lượt khách, tăng 92,5% so với cùng kỳ năm 2021. Mục tiêu đến năm 2025, Quy Nhơn đón 7,2 triệu lượt khách du lịch, trong đó có 1,8 triệu khách quốc tế. 

Với tiềm năng phát triển du lịch, Quy Nhơn trở thành “tọa độ vàng” thu hút du khách cả nước và quốc tế, từ đó lan tỏa sang các vùng kinh tế trọng điểm miền Trung - Tây Nguyên nhờ cơ sở hạ tầng được đầu tư đồng bộ. 

Dự án Cadia Quy Nhon tọa lạc tại vị trí đắc địa của thành phố biển Quy Nhơn - ngay trước quảng trường trung tâm thành phố. Ảnh phối cảnh

Các chuyên gia đánh giá, đặc biệt, khi trở thành vùng du lịch trọng điểm miền Trung - Tây Nguyên, bất động sản nghỉ dưỡng Quy Nhơn cũng sẽ có cơ hội “cất cánh”. 

Nắm bắt được thời cơ này, thời gian qua, nhiều dự án đã được ra mắt nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch nghỉ dưỡng và cơ hội sinh lời cho nhà đầu tư bất động sản. Nổi bật trong đó phải là dự án tổ hợp thương mại dịch vụ và căn hộ biển 4 sao quốc tế Cadia Quy Nhon do Công ty CP Phát triển bất động sản Phát Đạt (Phát Đạt Corporation) làm chủ đầu tư và Công ty CP Kinh doanh và dịch vụ bất động sản Phát Đạt (Phát Đạt Realty) là đơn vị phát triển dự án.

Dự án Cadia Quy Nhon sở hữu vị trí đẹp khi tọa lạc tại: số 01 Ngô Mây, phường Nguyễn Văn Cừ, TP. Quy Nhơn. Giới chuyên môn nhận định, Cadia Quy Nhon với vị trí đắc địa tại trung tâm thành phố giúp du khách dễ dàng kết nối từ Quy Nhơn đến các tỉnh thành trong cung đường du lịch miền Trung, hoặc chuyển tiếp để di chuyển từ tỉnh thành này sang tỉnh thành khác.

Ngọc Minh