Thông thường, trẻ chào đời khi người mẹ bị vỡ màng ối. Tuy nhiên, trong một trường hợp vô cùng hy hữu, một đứa trẻ đã chui ra khỏi bụng mẹ khi vẫn còn nằm bên trong một túi ối nguyên vẹn.


Trường hợp trẻ chào đời thuộc dạng "xưa nay hiếm" đã được các bác sĩ ghi lại tại phòng đỡ đẻ của một bệnh viện ở Tây Ban Nha. Ống kính máy quay cho thấy rõ mặt, đôi bàn tay và bàn chân của đứa trẻ sơ sinh do nó đã được nuôi dưỡng đủ ngày, đủ tháng bên trong bụng mẹ.

Đứa trẻ nằm cuộn tròn bên trong túi ối còn nguyên vẹn, cùng với nhau thai và dây rốn. Một bác sĩ đỡ đẻ vừa dùng khăn lau sạch bên ngoài túi ối, vừa cất lời chào đứa trẻ bằng tiếng Tây Ban Nha. Điều đáng kinh ngạc là, đứa trẻ dường như hồi đáp lại các đụng chạm của bác sĩ và cử động bên trong khoảng không chật hẹp.

Vị bác sĩ sau đó dùng kéo phẫu thuật rạch túi ối, đưa đứa trẻ ra khỏi lớp bảo vệ và tiến hành các thủ tục chăm sóc trẻ sơ sinh như thông lệ.

Theo các chuyên gia, túi ối là một túi chứa dịch bên trong tử cung của sản phụ, có vai trò như nơi trú ngụ và nuôi dưỡng thai nhi chưa chào đời. Túi ối còn được gọi là "màng" vì nó cấu tạp gồm 2 lớp màng: màng ối và màng đệm.

Dịch bên trong túi ối, còn gọi là nước ối, có màu nhờ và trong, giúp thai nhi trôi nổi và cử động dễ dàng trong túi ối. Nước ối cũng giúp duy trì nhiệt độ bất biến cho môi trường nuôi dưỡng đứa trẻ, giúp nó tránh bị va đập và tổn thương cũng như có thể thở và nuốt.

Thông thường, màng ối sẽ tự vỡ trong quá trình người mẹ chuyển dạ đẻ tự nhiên (hiện tượng "vỡ ối" của sản phụ) hoặc trong quá trình mổ đẻ, bác sĩ sẽ rạch nó để giúp đưa đứa trẻ ra ngoài. Từ xưa tới nay rất hiếm khi xảy ra trường hợp trẻ chào đời trong túi ối còn nguyên vẹn.

Tuấn Anh (theo Daily Mail)

XEM CÁC TIN CÔNG NGHỆ MỚI NHẤT: