Với 92,96% tổng số ĐBQH tán thành, chiều 10/6, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp (GĐTP).

Luật có những sửa đổi, bổ sung đáng chú ý đó là bổ sung chức năng giám định tư pháp cho Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.

Chủ nhiệm UB Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga đã trình bày báo cáo giải trình cho biết do còn ý kiến khác nhau, UB thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo Tổng Thư ký QH xin ý kiến ĐBQH theo 2 phương án.

{keywords}
Chủ nhiệm UB Tư pháp Lê Thị Nga trình bày báo cáo giải trình

Phương án 1, bổ sung quy định “Phòng giám định kỹ thuật hình sự thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao” là tổ chức GĐTP công lập về kỹ thuật hình sự với nhiệm vụ giám định về âm thanh, hình ảnh từ các dữ liệu điện tử.

Phương án 2, giữ quy định điều 12 Luật GĐTP hiện hành.

Kết quả, có 359 ĐBQH cho ý kiến, trong đó, có 248 ý kiến tán thành phương án 1 (chiếm 69,08% trên số ĐBQH cho ý kiến và 51,35% tổng số ĐBQH); có 110 ý kiến tán thành phương án 2 (chiếm 30,64% trên số ĐBQH cho ý kiến và 22,77% tổng số ĐBQH).

UB Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội cho tiếp thu theo đa số ý kiến các vị ĐBQH.

Theo đó, bổ sung “Phòng giám định kỹ thuật hình sự thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao” là tổ chức GĐTP công lập về kỹ thuật hình sự với nhiệm vụ giám định về âm thanh, hình ảnh từ các dữ liệu điện tử.

{keywords}
Các đại biểu biểu quyết

Vấn đề này đã được cân nhắc kỹ trên cơ sở thực tiễn hoạt động tố tụng, nhằm đáp ứng yêu cầu công tác điều tra, xử lý tội phạm về tham nhũng, tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp. 

449/457 đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua dự án luật Sửa bổ sung một số điều của luật Giám định tư pháp.

Luật sẽ có hiệu lực từ 1/1/2021.

Trần Thường

4 Thiếu tướng tranh luận việc VKSNDTC có được giám định âm thanh, hình ảnh

4 Thiếu tướng tranh luận việc VKSNDTC có được giám định âm thanh, hình ảnh

Nhiều đại biểu tranh luận có hay không nên bổ sung quy định chức năng phòng giám định kỹ thuật hình sự thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao.